Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và 27 năm cầm quyền đầy tranh cãi

Đào Mai
Vụ Belarus buộc máy bay của hãng Ryanair hạ cánh một lần nữa dấy lên những câu chuyện đầy tranh cãi trong 27 năm cầm quyền của Tổng thống Alexander Lukashenko.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Belarus nói chung và Tổng thống Alexander Lukashenko nói riêng đang bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội vì đã ép buộc một chuyến bay thương mại của hãng Ryanair hạ cánh khẩn cấp vào ngày 23/5 vừa qua và bắt giữ một nhà báo có tư tưởng đối lập.

Vụ máy bay Ryanair: Belarus nói nhận thư đe dọa từ Hamas, phe đối lập 'cầu viện Mỹ', Nga bị lôi vào cuộc. (Nguồn: AP)
Chuyến bay FR4978 của hãng hàng không Ryanair đã bị Belarus ép buộc hạ cánh khẩn cấp. (Nguồn: AP)

Chuyến bay FR4978 của hãng hàng không Ryanair, khởi hành từ Athens (Hy Lạp) tới thủ đô Vilnius (Lithuania) hôm 23/5, khi bay đến không phận Belarus, cách biên giới Lithuania 10km, đã buộc phải chuyển hướng hạ cánh tại thủ đô Minsk của Belarus.

Phía Belarus đã nói với phi công chuyến bay rằng trên máy bay có thể có bom. Nhưng, khi máy bay hạ cánh, các nhân viên an ninh Belarus đã bắt giữ nhà báo Roman Pratasevich đồng thời là người điều hành Nexta Live - một kênh thông tin dựa trên ứng dụng nhắn tin Telegram được cho là từng giúp tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống lại Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Thậm chí, một số nhà lãnh đạo châu Âu gọi sự kiện này là “không tặc được nhà nước bảo trợ” hay “chủ nghĩa khủng bố”. Theo Washington Post, động thái này cũng được coi là nỗ lực mới nhất của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhằm dập tắt những ý kiến trái chiều.

Ông Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức Tổng thống Belarus từ năm 1994 đến nay. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích đến từ phương Tây.

Chính trị gia của nhân dân

Tổng thống Lukashenko sinh năm 1954, ông từng làm việc trong Quân đội Liên Xô, Tổ chức Thanh niên Cộng sản, Đảng Thanh niên Cộng sản, khi Belarus vẫn còn là một phần của Liên bang Xô Viết.

Năm 1990, ông được bầu vào Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Belarus. Theo Reuters, Lukashenko là đại biểu duy nhất trong quốc hội bỏ phiếu chống lại việc giải thể Liên Xô để lập ra Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG/CIS) thay thế năm 1991.

Năm 1994, ông Lukashenko trở thành tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Belarus và tiếp tục nắm quyền cho đến ngày nay. Trang web chính thức của ông mô tả ông là “chính trị gia của nhân dân” và “tổng thống của dân thường”.

Thế nhưng, tờ Washington Post nhận định, những động thái bất thường trong quá trình bầu cử và những hành động nhằm củng cố quyền lực của ông đã phản ánh ngược lại tinh thần trên.

Năm 1996, ông Lukashenko đã thuyết phục các cử tri Belarus thông qua các sửa đổi hiến pháp, giúp mở rộng thẩm quyền của tổng thống. Khi các nước phương Tây chỉ trích động thái này, ông đã đáp trả bằng hành động tạm thời trục xuất các đại sứ từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Vị tổng thống tại vị lâu đời nhất châu Âu đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể về tài chính cũng như hậu thuẫn chính trị từ đồng minh Nga, quốc gia đã cùng đồng hành với Belarus trong các cuộc tranh chấp với các nước phương Tây.

Dưới thời ông Lukashenko, Belarus đã có nhiều thay đổi về kinh tế-xã hội. GDP nước này vào năm 1994 chỉ đạt chưa đầy 15 tỷ USD, tăng lên gần 79 tỷ USD vào năm 2014. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều vào Nga, từ thời điểm kinh tế Nga lao dốc năm 2014 do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây, GDP của Belarus cũng giảm theo, chỉ đạt gần 48 tỷ USD vào năm 2016.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức tổng thống suốt 27 năm qua. (Nguồn: Sputnik)
Ông Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức tổng thống suốt 27 năm qua. (Nguồn: Sputnik)

Những tranh cãi liên quan đến bầu cử

Nếu không tính đến vụ máy bay Ryanair, trong năm 2020, Tổng thống Belarus đã vướng phải rất nhiều chỉ trích đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, các quốc gia phương Tây đã cáo buộc cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 không minh bạch và ông Lukashenko đã gian lận.

Ngày 10/8/2020, Ủy ban Bầu cử Trung ương Belarus (CEC) thông báo đương kim Tổng thống Aleksander Lukashenko giành chiến thắng áp đảo trước các ứng viên còn lại trong cuộc bầu cử diễn ra một ngày trước đó với 80,23% số phiếu ủng hộ của người dân. Trong 5 lần bầu cử trước đó, ông luôn giành được đa số phiếu bầu và luôn bỏ xa đối thủ của mình.

Lần này cũng vậy, số phiếu của ông Lukashenko gấp 8 lần đối thủ nặng kí nhất là bà Svetlana Tikhanovskaya.

Trước đó, có thông tin cho rằng Tổng thống Belarus đã nhiều lần tìm cách ngăn chặn đối thủ của mình tham gia tranh cử.

Bà Tikhanovskaya đã lên tiếng không công nhận kết quả bầu cử, đồng thời kêu gọi người dân đứng lên biểu tình và đòi hỏi tổ chức lại bầu cử. Một làn sóng biểu tình lớn đã nổ ra, kéo dài nhiều ngày tại thủ đô Minsk.

Trong khi các quan sát viên quốc tế đã xác nhận cuộc bầu cử diễn ra theo đúng pháp luật, hàng loạt các quốc gia đã lên tiếng đòi hỏi Belarus cần phải nhanh chóng có một cuộc bầu cử khác diễn ra minh bạch hơn. Thậm chí, Liên minh châu Âu (EU) còn không công nhận ông Lukashenko là Tổng thống Belarus.

Hai tháng sau cuộc bầu cử, bà Tikhanovskaya đưa ra "Tối hậu thư của người dân", yêu cầu ông Lukashenko từ chức trước ngày 25/10 và ngăn chặn “tình trạng bất ổn” do chính quyền gây ra. Bà cũng kêu gọi người dân Belarus đình công từ ngày 26/10 “nếu các yêu cầu này không được đáp ứng”.

Yêu cầu trên không được đáp ứng. Ứng viên đối lập Tikhanovskaya buộc phải rời khỏi đất nước sau khi ông chính phủ của ông Lukashenko khởi động một cuộc bắt giữ những người biểu tình và các nhân vật đối lập. Theo số liệu của Washington Post, hơn 25.000 người biểu tình và 100 nhân vật đối lập đã bị bắt giữ và bỏ tù.

Tháng 11/2020, Roman Protasevich - nhà báo bị bắt giữ trong chuyến bay của Ryanair, đã bị chính quyền Belarus đưa vào danh sách theo dõi khủng bố, đồng thời bị buộc tội với ba tội danh liên quan đến phong trào biểu tình.

Chính phủ của ông Lukashenko cũng bị các nước phương Tây cáo buộc liên tục chống lại các nhà báo, với việc tước quyền tác nghiệp của nhiều tờ báo như Wall Street Journal, BBC... bỏ tù một cộng tác viên của kênh truyền hình Đức Deutsche Welle và chặn tên miền của cơ quan truyền thông độc lập Tut.by lớn nhất nước này.

Dưới thời ông Lukashenko, Belarus đã có nhiều thay đổi về kinh tế-xã hội. GDP nước này vào năm 1994 chỉ đạt chưa đầy 15 tỷ USD, tăng lên gần 79 tỷ USD vào năm 2014. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều vào Nga, từ thời điểm kinh tế Nga lao dốc năm 2014 do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây, GDP của Belarus cũng giảm theo, chỉ đạt gần 48 tỷ USD vào năm 2016.

Và mối quan hệ phức tạp với phương Tây

Các nước phương Tây đã ban hành hàng loạt các lệnh trừng phạt tới Belarus ở nhiều lĩnh vực kể từ khi ông Lukashenko nhậm chức. Đáp lại, ông cũng thường chỉ trích phương Tây về việc can thiệp vào các vấn đề đối nội.

Tuy nhiên, Belarus và phương Tây đã có khoảng thời gian “yêu-ghét” không rõ ràng. Năm 2006, Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính đối với các cá nhân và thực thể thuộc sở hữu nhà nước sau cuộc bầu cử tổng thống tại nước này. Belarus đã trả đũa bằng cách trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Mỹ vào năm 2008.

Đến khoảng 2015 và 2016, căng thẳng giữa các bên đã phần nào hạ nhiệt. Năm 2019, Mỹ và Belarus thông báo rằng việc trao đổi đại sứ sẽ được khởi động trở lại.

Sau thời gian hàn gắn, tình hình lại phức tạp sau cuộc bầu cử năm 2020 tại Belarus. Sau nhiều cuộc biểu tình ở Belarus, Washington đã áp đặt một vòng trừng phạt mới đối với các quan chức nước này.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chặn các giao dịch với 9 công ty hóa dầu và dầu mỏ lớn của Belarus, đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với tổng cộng 109 quan chức Belarus.

EU cũng áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Belarus, bao gồm cả Tổng thống Lukashenko.

Vụ việc liên quan đến chuyến bay của Ryanair cũng đã khiến phương Tây một lần nữa “nổi giận”. Ngày hôm sau khi sự việc xảy ra, EU đã lập tức áp đặt các biện pháp trừng phạt theo ngành đối với Belarus, không cho phép các hãng hàng không thuộc EU bay qua không phận của Belarus.

Thư ký báo chí Nhà Trắng, bà Jen Psaki gọi hành động Tổng thống Lukashenko ép buộc hạ cánh máy bay là một "hành vi sỉ nhục trơ trẽn đối với hòa bình quốc tế" và cho biết chính quyền của Tổng thống Biden đã yêu cầu một cuộc điều tra công khai minh bạch về toàn bộ vụ việc.

Có thể nói, trong thời gian qua, Belarus nói chung và Tổng thống Lukashenko nói riêng đã liên tục rơi vào tầm ngắm “chỉ trích” của phương Tây. Sau vụ việc chuyến bay Ryanair và bắt giữ nhà báo, quan hệ giữa Belarus và các nước phương Tây sẽ tiếp tục có những chuyển biến khó lường.

TIN LIÊN QUAN
Vụ máy bay Ryanair: Lần đầu lên tiếng, Tổng thống Belarus nói về 'lằn ranh đỏ', phe đối lập rục rịch
Vụ máy bay Ryanair: Pháp tố Nga 'dung túng' Belarus, kêu gọi EU đánh giá lại quan hệ với Moscow
Vụ máy bay Ryanair bị Belarus ép hạ cánh: Thổi bùng khủng hoảng hàng không quốc tế?
Vụ máy bay Ryanair: Mỹ bắt đầu xem xét đòn 'tấn công' Belarus
Belarus gặp hạn, liên tiếp lãnh trừng phạt sau vụ máy bay Ryanair
(theo Washington Post)

Đọc thêm

Thái Lan 'gật đầu' với BRICS, hy vọng sẽ trở thành thành viên chính thức trong tương lai

Thái Lan 'gật đầu' với BRICS, hy vọng sẽ trở thành thành viên chính thức trong tương lai

Thái Lan chấp nhận lời mời gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) với tư cách quốc gia đối tác.
Dự báo thời tiết ngày mai (27/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm, rét hại; Nam Trung Bộ trời lạnh; Tây Nam Bộ mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (27/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm, rét hại; Nam Trung Bộ trời lạnh; Tây Nam Bộ mưa rào rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực trong ngày mai (27/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba, các Đại sứ kiêm nhiệm của Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới ngừng sử dụng vũ khí và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông, Ukraine và Sudan.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Năm 2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.
Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Sự cố bất ngờ khiến cáp kết nối Estlink 2 chạy ngầm dưới Biển Baltic không thể truyền tải điện giữa Phần Lan và Estonia.
Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới ngừng sử dụng vũ khí và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông, Ukraine và Sudan.
Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Sự cố bất ngờ khiến cáp kết nối Estlink 2 chạy ngầm dưới Biển Baltic không thể truyền tải điện giữa Phần Lan và Estonia.
Quân đội Hàn Quốc 'kêu oan' trước cáo buộc dàn dựng tấn công Triều Tiên, Seoul trừng phạt Bình Nhưỡng

Quân đội Hàn Quốc 'kêu oan' trước cáo buộc dàn dựng tấn công Triều Tiên, Seoul trừng phạt Bình Nhưỡng

Quân đội Hàn Quốc chưa bao giờ cân nhắc việc dàn dựng các cuộc tấn công bằng đạn pháo vào Triều Tiên để đáp trả vụ thả bóng bay chứa rác thải.
Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Israel được cho là đang cân nhắc triển khai chiến dịch tấn công quy mô lớn mới nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
Phần Lan sắp tiếp nhận chức Chủ tịch OSCE, Nga bác bỏ đồn đoán 'ra đi', chờ sự thể hiện của Helsinki

Phần Lan sắp tiếp nhận chức Chủ tịch OSCE, Nga bác bỏ đồn đoán 'ra đi', chờ sự thể hiện của Helsinki

Nga cảnh báo nguy cơ Phần Lan sẽ phá hủy hoàn toàn OSCE, một tổ chức có Moscow tham gia.
Afghanistan hứng chịu đòn không kích, Taliban tuyên bố trả đũa

Afghanistan hứng chịu đòn không kích, Taliban tuyên bố trả đũa

Chính quyền Taliban ngày 25/12 thông báo quân đội Pakistan đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào khu vực Paktika, miền Đông Afghanistan.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động