Vụ máy bay Ryanair bị Belarus ép hạ cánh: Thổi bùng khủng hoảng hàng không quốc tế?

Hoài Minh
Hàng không toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều năm sau vụ Belarus buộc máy bay Ryanair (Ireland) hạ cánh đang 'gây bão'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phép thử đối với hệ thống hàng không toàn cầu sau vụ việc ở Belarus
Ryanair cho biết các kiểm soát viên Belarus đã nói với các phi công rằng có một mối đe dọa đánh bom nhằm vào máy bay này và ra lệnh cho họ hạ cánh xuống Minsk. (Nguồn: AP)

Chuyến bay FR4978 của hãng hàng không Ryanair, khởi hành từ Athens (Hy Lạp) tới thủ đô Vilnius (Lithuania) hôm 23/5, khi bay đến không phận Belarus, cách biên giới Lithuania 10km đã buộc phải chuyển hướng hạ cánh tại thủ đô Minsk của Belarus.

Chuyến bay "gặp bão"

Ryanair cho biết, các kiểm soát viên Belarus đã nói với các phi công rằng có một mối đe dọa đánh bom nhằm vào máy bay này và ra lệnh cho họ hạ cánh xuống Minsk. Quân đội Belarus đã điều khiển máy bay chiến đấu MiG-29 nhằm mục đích thúc giục phi hành đoàn tuân thủ mệnh lệnh của kiểm soát viên chuyến bay.

Khi máy bay hạ cánh, các nhân viên an ninh Belarus đã bắt giữ nhà báo Raman Pratasevich, người điều hành Nexta Live - kênh thông tin dựa trên ứng dụng nhắn tin Telegram từng giúp tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống lại Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Đồng thời, các nhân viên an ninh cũng đưa bạn gái người Nga của ông Pratasevich là Sofia Sapega, sinh viên đại học ở Vilnius, ra khỏi máy bay.

Sau đó, các mật vụ cùng chó nghiệp vụ đã kiểm tra máy bay và hành lý của hành khách, cho phép chuyến bay tiếp tục đến Vilnius vài giờ sau đó. Giám đốc điều hành của Ryanair Michael O’Leary mô tả động thái này giống như một “vụ không tặc do nhà nước bảo trợ”.

Ông Pratasevich, nhà hoạt động và nhà báo 26 tuổi, đã rời Belarus năm 2019 và đối mặt với cáo buộc kích động bạo loạn. Ông là một blogger, đồng sáng lập và biên tập viên của Nexta Live, tham gia chính vào việc tổ chức các cuộc biểu tình ở Belarus sau cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 8/2020.

Pratasevich bị buộc tội kích động bạo loạn và đối mặt với 15 năm tù nếu bị kết án. Tuy nhiên, cơ quan an ninh nhà nước Belarus, hiện vẫn hoạt động với tên gọi KGB từ thời Liên Xô, cũng đã đưa nhân vật này vào danh sách những người bị tình nghi liên quan đến khủng bố, một dấu hiệu cho thấy ông này có thể phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn.

Tại Belarus, những người bị kết án khủng bố có thể bị tử hình. Hiện Belarus là quốc gia duy nhất ở châu Âu vẫn duy trì hình phạt tử hình.

Phép thử đối với hệ thống hàng không toàn cầu sau vụ việc ở Belarus
Nhà báo Belarus Roman Protasevich. (Nguồn: Reuters)

Các nước phương Tây phản ứng

Một số hãng hàng không châu Âu ngay lập tức bắt đầu né tránh không phận Belarus, một hành lang quan trọng giữa Tây Âu với Moscow và là tuyến đường cho các chuyến bay đường dài giữa Tây Âu và châu Á.

Ông Michael O’Leary nói với đài phát thanh Newstalk của Ireland: "Chúng tôi, giống như tất cả các hãng hàng không châu Âu, đang tìm kiếm hướng dẫn từ các nhà chức trách châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.

Các hãng hàng không khác, bao gồm cả các hãng vận tải Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục bay qua Belarus, nơi tính phí khi máy bay bay qua không phận của họ. Theo một quan chức Belarus, mỗi chuyến bay mang lại cho Minsk doanh thu khoảng 500 USD, với nguồn thu lên tới hàng triệu USD mỗi năm.

Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) cho biết họ đã thông báo cho 31 quốc gia thành viên về vụ việc và một nguồn tin cho biết cơ quan này đã khuyến nghị nên "thận trọng" đối với Belarus.

Phép thử với hệ thống hàng không toàn cầu

Các chuyên gia hàng không cho rằng hệ thống hợp tác kéo dài nhiều thập kỷ qua đang phải đối mặt với một phép thử quan trọng trong bối cảnh căng thẳng Đông-Tây Âu.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên hợp quốc (ICAO) cho biết, sự cố này đi ngược lại thỏa thuận hàng không cốt lõi - Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, còn gọi là Công ước Chicago, một phần của trật tự quốc tế được tạo ra sau Thế chiến II.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng những lời kêu gọi của một số chính trị gia phương Tây về việc đóng cửa hoàn toàn không phận Belarus sẽ đối mặt với những trở ngại khó khăn. Theo các quy tắc toàn cầu, ICAO hay bất kỳ quốc gia nào không thể đóng cửa không phận của nước khác, nhưng một số quốc gia (chẳng hạn như Mỹ) có quyền yêu cầu các hãng hàng không của họ không bay đến đó.

Các hãng hàng không toàn cầu đã lên án bất kỳ sự can thiệp bất hợp pháp nào. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, đơn vị đại diện cho khoảng 280 hãng hàng không, khẳng định: "Một cuộc điều tra đầy đủ của các cơ quan quốc tế có thẩm quyền là rất cần thiết”.

Tuy nhiên, Ryanair không phải là thành viên của hiệp hội này, hiện vẫn chưa rõ liệu một cuộc điều tra có thể được tổ chức ra sao.

Mặc dù được điều phối ở cấp quốc gia và được hỗ trợ bởi các quy tắc hài hòa để duy trì bầu trời an toàn, nhưng ngành hàng không thế giới đang thiếu cơ quan “cảnh sát” để tránh những tranh chấp liên tục về chủ quyền không phận.

Phép thử đối với hệ thống hàng không toàn cầu sau vụ việc ở Belarus
ICAO cho biết sự cố máy bay Ryanair đi ngược lại thỏa thuận hàng không cốt lõi. (Nguồn: Pravda)

Mặc dù không có quyền quản lý nhưng ICAO nằm ở trung tâm hệ thống các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật, có thể vượt qua các rào cản chính trị nhưng để đi đến đồng thuận sẽ mất nhiều thời gian. Các quy tắc của ICAO được giám sát bởi 193 thành viên, bao gồm cả Belarus, thông qua cơ quan có trụ sở tại Montreal (Canada).

Về phần mình, Belarus khẳng định cảnh báo được đưa ra từ kiểm soát viên chuyến bay không phải là một trò lừa bịp và là "khuyến nghị" cho các phi công Ryanair.

Trong khi đó, Nga cáo buộc phương Tây hành xử “đạo đức giả” khi viện dẫn trường hợp máy bay của Tổng thống Bolivia buộc phải hạ cánh xuống Áo vào năm 2013 hoặc một máy bay của Belarus được lệnh hạ cánh ở Ukraine ba năm sau đó.

Năm 2013, Bolivia cho biết máy bay của Tổng thống Evo Morales đã bị chuyển hướng vì những nghi ngờ rằng cựu nhà thầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden, người bị Washington truy nã vì tiết lộ bí mật chi tiết về các hoạt động giám sát của Mỹ, đã có mặt trên máy bay đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không cho biết, các quyền tự do mở rộng cho các hãng hàng không dân sự không áp dụng cho chuyên cơ chở tổng thống hoặc máy bay của nhà nước, vốn cần sự cho phép đặc biệt để vào không phận của quốc gia khác.

Sau đó, các nước châu Âu đã xin lỗi khi máy bay của Tổng thống Bolivia buộc phải hạ cánh ở Vienna (Áo) và thực tế đối tượng Snowden không có mặt trên máy bay.

Sự cố năm 2016 với hãng vận tải quốc gia Belarus Belavia cũng tương tự và Ukraine cũng phải bồi thường.

Theo Công ước Chicago năm 1944, mỗi quốc gia có chủ quyền đối với vùng trời của mình, mặc dù Công ước cũng cấm việc sử dụng hàng không dân dụng gây nguy hiểm cho sự an toàn.

Tuy nhiên, quyền được bay qua các quốc gia khác được bao hàm trong một hiệp ước được gọi là Hiệp định Vận chuyển Dịch vụ Hàng không Quốc tế mà Belarus không phải là thành viên.

Một hiệp ước năm 1971 khác mà Belarus là thành viên đã quy định việc chiếm giữ máy bay hoặc cố ý truyền đạt thông tin sai lệch theo cách gây nguy hiểm cho sự an toàn của máy bay là vi phạm pháp luật.

TIN LIÊN QUAN
Phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên: Quyết tâm của Mỹ sau nhiều lần lỡ hẹn?
Belarus gặp hạn, liên tiếp lãnh trừng phạt sau vụ máy bay Ryanair
Cập nhật Covid-19 ngày 25/5: Quốc gia EU đầu tiên miễn dịch cộng đồng; thêm hiệu quả 'đỉnh' của Sputnik V; Mỹ lộ báo cáo về nguồn gốc Covid-19
Chính sách của Đức thời hậu Merkel: Quan tâm với Mỹ, thực dụng với Nga và Trung Quốc?
Quan hệ Mỹ-Hàn: Cơ hội vàng của Tổng thống Moon Jae-in
(theo Reuters,AP)

Đọc thêm

Trung Âu và Moldova ‘ngồi trên đống lửa’ khi điều này sắp xảy ra, Nga sẵn sàng làm một việc dù ‘gần như không thể’

Trung Âu và Moldova ‘ngồi trên đống lửa’ khi điều này sắp xảy ra, Nga sẵn sàng làm một việc dù ‘gần như không thể’

Khi Ukraine khóa van khí đốt của Nga, các quốc gia Trung Âu có thể nhập khẩu LNG thông qua nước thứ ba, nhưng Moldova lại không may mắn như ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/12 và sáng 28/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Philippines vs Thái Lan; Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Ipswich Town

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/12 và sáng 28/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Philippines vs Thái Lan; Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Ipswich Town

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/12 và sáng 28/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Philippines vs Thái Lan; Ngoại hạng Anh - Brighton vs Brentford.
Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Các doanh nghiệp và chuyên gia đã trao đổi để tìm giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tham gia vào thị trường quốc ...
Vĩnh Phúc: Vươn mình hòa chung khát vọng phát triển đất nước

Vĩnh Phúc: Vươn mình hòa chung khát vọng phát triển đất nước

Vĩnh Phúc đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên ...
Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thăm Nga vào ngày 17/1, gần thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1).
Ngắm nét khả ái của Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc

Ngắm nét khả ái của Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc

Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc thường xuyên đăng ảnh khoe vóc dáng gợi cảm, cuốn hút của mình.
Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thăm Nga vào ngày 17/1, gần thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1).
Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/12.
Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Israel đã tấn công nhiều mục tiêu có liên quan lực lượng Houthi ở Yemen, bao gồm sân bay quốc tế Sanaa và ba cảng dọc bờ biển phía Tây.
Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Một bình oxy đã phát nổ trong khoang hành khách của máy bay Embraer 190 trước khi rơi và những người trên máy bay bắt đầu mất ý thức.
Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ngày 25/12, Văn phòng Tổng công tố Mexico cho biết đã thu giữ và tiêu hủy hơn 400.000 viên ma túy tổng hợp fentanyl.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Phiên bản di động