Tổng thống Pháp công du Trung Quốc: Tiếng nói '2 trong 1' có đủ để 'xoay vần' cục diện?

Vy Anh
Chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần này còn có sự đồng hành của Chủ tịch EC. Liệu rằng sứ mệnh ngoại giao của Tổng thống Macron có thể 'tách' Bắc Kinh ra khỏi 'tình bạn không giới hạn' với Moscow?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mục đích chuyến thăm của Macron tới Trung Quốc
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2019. (Nguồn: DW)

Ngày 5/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du tới Trung Quốc. Mục tiêu chính của chuyến thăm là hạn chế Trung Quốc ủng hộ tích cực Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.

Một quan chức từ văn phòng của Tổng thống Macron chia sẻ với phóng viên AFP rằng: “Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng tác động ngay lập tức và triệt để đến cuộc xung đột, bằng cách này hay cách khác”.

Quan chức này cho biết thêm, ông Macron sẽ tìm cách giữ vững lập trường về vấn đề Ukraine, nhưng sẽ chọn “cách diễn đạt khác” thay vì giọng điệu đối đầu trực tiếp thường thấy từ Washington.

Một mục tiêu quan trọng khác của chuyến thăm là duy trì và tái cân bằng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu, cũng như bảo vệ lợi ích của Pháp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhà Trắng cho biết, trước khi tới Bắc Kinh, ông Macron đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận về chuyến thăm Trung Quốc và sự ủng hộ dành cho Ukraine.

Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, hai nhà lãnh đạo muốn Trung Quốc giúp “đẩy nhanh” việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột. Nguồn tin này cho biết thêm, cuộc điện đàm cho thấy “ý chí chung của Pháp và Mỹ là tác động Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine và xây dựng một nền hòa bình lâu dài”.

Hai tổng thống cũng hy vọng Trung Quốc đóng góp cho nỗ lực toàn cầu và xây dựng “một chương trình nghị sự chung” về khí hậu và đa dạng sinh học.

Nhẹ nhàng hay quyết đoán?

Rõ ràng chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron có tác động vượt ra ngoài nước Pháp và ảnh hưởng đến toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia thành viên, điều này thể hiện qua sự xuất hiện của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen trong chuyến công du của Tổng thống Pháp.

Tin liên quan
Trung Quốc ra thông báo về chuyến thăm của Tổng thống Pháp Trung Quốc ra thông báo về chuyến thăm của Tổng thống Pháp

Ngày 3/4, Chủ tịch EC đã gặp Tổng thống Macron ở Paris để phối hợp chuẩn bị cho chuyến công du.

Trong một bài phát biểu vào tuần trước, bà Von der Leyen đã cảnh báo Bắc Kinh không nên trực tiếp ủng hộ cuộc xung đột, đồng thời bác bỏ khả năng khối này “xa lánh” Trung Quốc.

Chuyên gia Antoine Bondaz của Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược (FRS) có trụ sở tại Paris cho rằng, châu Âu sẽ không ngăn cản Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho Moscow với giọng điệu “nhẹ nhàng”.

Thay vào đó, chuyên gia Bondaz dự đoán, nhà lãnh đạo Pháp và EC sẽ công khai cảnh báo Trung Quốc về việc cung cấp vũ khí cho Nga (có thể kèm theo những biện pháp trừng phạt có thể áp dụng) trong các cuộc trao đổi với Bắc Kinh tới đây.

Trung Quốc đã thể hiện nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow hồi tháng 3 đang làm dấy lên sự hoài nghi ở các nước phương Tây.

Bà Von der Leyen tuần trước đã nhấn mạnh cách Trung Quốc phản ứng trước cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ là "yếu tố quyết định cho quan hệ EU-Trung Quốc trong tương lai”.

Trong EU, các cường quốc kinh tế như Pháp và Đức coi việc duy trì thương mại với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu, trong khi các quốc gia ở phía Đông - gần với biên giới Ukraine lại muốn tăng áp lực lên Bắc Kinh liên quan cuộc xung đột.

Chuyên gia về châu Á tại viện nghiên cứu Institut Montaigne (Pháp), ông Francois Godement cho rằng, nhân chuyến thăm lần này, Tổng thống Macron và người đứng đầu EC sẽ nhấn mạnh vào việc giảm thiểu rủi ro thay vì cô lập Bắc Kinh. Các đại diện của EU sẽ tìm cách “phản ứng nhẹ nhàng nhưng thiết thực” trước những mâu thuẫn với Bắc Kinh.

Khó có đột phá

Tổng thống Macron sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm khoảng 60 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến Bắc Kinh, bao gồm cả các chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn Airbus và EDF. Qua đó cho thấy, kinh tế cũng là một trọng tâm của chuyến thăm lần này.

Theo một quan chức Điện Elysée, một thỏa thuận tiềm năng với nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus có thể đang được thảo luận sau khi Trung Quốc đặt hàng 300 máy bay trị giá 30 tỷ Euro vào năm 2019.

Chủ tịch EC Von der Leyen khẳng định, EU "không muốn cắt đứt quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị và khoa học với Trung Quốc", mặc dù Brussels cũng như Paris đều hy vọng sẽ “tái cân bằng” mối quan hệ thương mại “trên cơ sở minh bạch, có thể dự đoán và có đi có lại”.

Hiện nay, Nhà Trắng không mấy kỳ vọng về khả năng Tổng thống Macron sẽ đạt được đột phá trong chuyến thăm Trung Quốc dịp này.

Theo Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó có thể thuận theo yêu cầu của Tổng thống Macron hoặc hạn chế bất kỳ động thái quyết đoán nào của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.

Hơn một năm trước, Tổng thống Macron cũng đã thất bại trong việc thể hiện vai trò hòa giải với Tổng thống Nga Putin vào đêm trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine.

Bên cạnh đó, mặc dù Nhà Trắng ủng hộ chuyến đi và những nỗ lực của Tổng thống Macron ở Bắc Kinh, nhưng cũng có một số lo ngại trong chính quyền Tổng thống Biden về khả năng Pháp có thiện chí với Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Bộ trưởng châu Âu đầu tiên tới Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Iran sắp công du Trung Quốc

Bộ trưởng châu Âu đầu tiên tới Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Iran sắp công du Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Hy Lạp thông báo, ngày 12/2, Ngoại trưởng Nikolaos Dendias đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để thể hiện sự hỗ trợ sau ...

Tổng thống Iran công du Trung Quốc, đích ngắm là Mỹ?

Tổng thống Iran công du Trung Quốc, đích ngắm là Mỹ?

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Bắc Kinh từ ngày 14-16/2.

Tổng thống Pháp bắt đầu công du 4 nước Trung Phi, muốn thử nghiệm chiến lược 'giành lại cảm tình'?

Tổng thống Pháp bắt đầu công du 4 nước Trung Phi, muốn thử nghiệm chiến lược 'giành lại cảm tình'?

Trong nỗ lực nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Pháp tại Trung Phi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu chuyến công du ...

Tổng thống Brazil nói Trung Quốc là quốc gia cực kỳ quan trọng, Nga không hề 'tầm thường'

Tổng thống Brazil nói Trung Quốc là quốc gia cực kỳ quan trọng, Nga không hề 'tầm thường'

Ngày 21/3, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố, ông sẽ thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về ...

Trung Quốc ra thông báo về chuyến thăm của Tổng thống Pháp

Trung Quốc ra thông báo về chuyến thăm của Tổng thống Pháp

Ngày 3/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo cho hay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 5-7/4, theo ...

(theo AFP, Politico)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động