Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Nhất Phong
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm thay đổi cách thức tác chiến và ra quyết định trong chiến tranh hiện đại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công nghệ AI hiện đại được áp dụng trong các UAV cho thấy sự lợi hại trong chiến tranh ngày nay. (Nguồn: AP)
Công nghệ AI hiện đại được áp dụng trong các UAV cho thấy sự lợi hại trong chiến tranh ngày nay. (Nguồn: AP)

AI không chỉ có thể làm thay nhiều mảng công việc của con người, từ luật sư, kế toán, giáo viên, lập trình viên và thậm chí cả nhà báo, công nghệ này còn đang làm bùng phát một cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại, thay đổi sâu sắc cục diện cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy vậy, chuyện này lại ít được bàn một cách rộng rãi và thấu đáo.

Thay đổi cục diện

Nhiều năm qua, công nghệ AI sử dụng cho các máy bay không người lái (UAV) của Mỹ, được đánh giá là góp phần tiến hành không kích hiệu quả trong các vụ tấn công tiêu diệt các phần tử khủng bố khét tiếng tưởng như bất khả xâm phạm tại Trung Đông. Từ thủ lĩnh al-Qaeda năm 2015 ở Yemen đến trùm khủng bố Taliban tại Afghanistan năm 2022 và nhiều vụ không được công chúng biết đến rộng rãi.

Đặc biệt, vụ tấn công bất ngờ của UAV Mỹ nhằm vào người đứng đầu lực lượng tinh nhuệ Quds của Vệ binh cách mạng Iran, tướng Qasem Soleimani năm 2020, làm cả thế giới “sốc”, ngay cả trong lòng nước Mỹ. Gần đây nhất, vụ một UAV không rõ danh tính tấn công thẳng vào mái Điện Kremlin, một mục tiêu dường như là bất khả xâm phạm với các vũ khí thông thường. Vụ việc không gây ra thiệt hại về con người nhưng mối đe dọa của nó là không thể phủ nhận.

UAV chỉ là một trong các ví dụ cho thấy công nghệ AI hiện đại được áp dụng trong lĩnh vực quân sự lợi hại như thế nào. Mọi thứ không dừng lại ở đó. Công nghệ AI mới nhất với tên gọi ChatGPT do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào năm 2022 đang gây tranh cãi trên toàn thế giới cho thấy, nó sẽ tiếp tục làm thế giới thay đổi sâu sắc hơn nữa, từ các yếu tố địa chính trị cho đến cách thức triển khai tác chiến, ra quyết định và răn đe chiến lược hiệu quả hơn.

Các chuyên gia cho rằng, ứng dụng AI trong chiến tranh ngày nay có thể làm giảm thiểu thương vong nhưng lại có khả năng gia tăng răn đe hiệu quả. Các vụ tấn công bằng UAV trong những năm qua đã chứng minh rất rõ điều này khi thiết bị được tích hợp AI mở rộng trong các lực lượng không quân, hải quân và lục quân.

Một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết, hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang thử nghiệm các robot AI có thể lái máy bay chiến đấu F-16 như các phi công thực thụ. Nga cũng đang thử nghiệm các loại xe tăng tự hành trong khi Trung Quốc và nhiều nước khác như Anh, Pháp, Đức… từ lâu đã triển khai các hệ thống vũ khí do AI điều khiển, bao gồm cả các loại tàu ngầm không người lái. Ngày 10/4, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đưa vào vận hành tàu tấn công đổ bộ đa năng TCG Anadolu, loại tàu sân bay đầu tiên trên thế giới chuyên dụng cho cả máy bay có người lái và không người lái…

Bộ Quốc phòng Mỹ đang triển khai kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng AI trong lĩnh vực không gian thông qua chương trình bí mật của không quân Mỹ có tên gọi “Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD). Khi hoàn thành, dự án sẽ hỗ trợ cho khoảng 1.000 UAV phối hợp tác chiến cùng 200 máy bay chiến đấu thông thường.

Tuy nhiên, việc sử dụng AI tiềm ẩn rủi ro cao hơn vì có thể khiến các cường quốc rút ngắn thời gian ra quyết định chiến lược xuống vài phút thay vì hàng giờ hoặc vài ngày như trước đây, do việc ra quyết định trong các tình huống khó khăn đối với con người cần phải căn cứ vào rất nhiều thông tin, các đánh giá chiến lược và chiến thuật. Thế nhưng, với sự hỗ trợ của AI, quá trình ra quyết định rút ngắn, thậm chí ngay cả trong các tình huống phải ra quyết định sống còn và nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Herbert Lin, một chuyên gia AI của Đại học Stanford cho biết, điều nguy hiểm là những người ra quyết định có thể chỉ cần dựa vào các thông tin do AI cung cấp rồi đưa ra các mệnh lệnh như một phần của hệ thống chỉ huy và kiểm soát vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân. Họ tin rằng, AI có khả năng xử lý, hoạt động với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với con người mà không hề bị chi phối bởi yếu tố khác như tình cảm, tính nhân đạo.

Thiết lập giới hạn

Trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng 2/2023, Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ cho biết, AI và các công nghệ mới khác, chẳng hạn như tên lửa siêu thanh, có thể “xóa nhòa sự khác biệt giữa một cuộc tấn công thông thường và tấn công hạt nhân”. Báo cáo cũng cho rằng, cuộc tranh giành “khai thác các công nghệ mới nổi vào mục đích quân sự gia tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với nỗ lực đánh giá rủi ro mà công nghệ này mang lại và việc xây dựng giới hạn cho việc sử dụng AI.

Do đó, các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc quân sự cần phải làm chậm tốc độ vũ khí hóa các công nghệ AI, cẩn trọng cân nhắc rủi ro và áp dụng hạn chế đối với việc sử dụng AI vào mục đích quân sự”.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ đang nỗ lực làm điều đó nhưng “kết quả không mấy khả quan”. Tháng 1/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ ra chỉ thị về các hệ thống vũ khí liên quan đến việc sử dụng AI, cho rằng ít nhất phải áp dụng một số đánh giá của con người trong việc phát triển và triển khai các hệ thống vũ khí tự hành.

Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, Lầu Năm Góc lại đang thử nghiệm sử dụng AI trong việc tích hợp chức năng ra quyết định từ tất cả các quân chủng và bộ chỉ huy tác chiến. Bên cạnh đó, với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, đặc biệt là chất bán dẫn tiên tiến để duy trì vị trí dẫn đầu hiện tại của Mỹ về AI, Lầu Năm Góc có khả năng đẩy nhanh những nỗ lực này để chiếm ưu thế.

Trong một phát biểu năm 2019, Trung tướng Jack Shanahan, cựu Giám đốc Trung tâm trí tuệ nhân tạo của Lầu Năm Góc cho biết, mặc dù Bộ Quốc phòng muốn theo đuổi mục tiêu tích hợp các khả năng AI nhưng chắc chắn sẽ không bao gồm ra các mệnh lệnh chỉ huy và kiểm soát hạt nhân. Tướng Shanahan nhấn mạnh: “Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và sử dụng AI trong hệ thống vũ khí của mình để có được lợi thế trong tác chiến, đồng thời giảm thiệt hại con người và ngăn chặn chiến tranh xảy ra ngay từ đầu”.

Thế nhưng, có một mối lo rất lớn khác là các công nghệ AI tiên tiến rất có thể đã được các tổ chức khủng bố sử dụng để hướng dẫn chế tạo “bom bẩn” hay phát triển các loại thiết bị, vũ khí gây chết người khác một cách dễ dàng.

Cuộc chạy đua khốc liệt

Rõ ràng là, một cuộc chạy đua ứng dụng AI vào các cuộc chiến và xung đột đang diễn ra ngày càng khốc liệt mà con người khó có thể cưỡng lại. Trong một bức thư chung được công bố vào cuối tháng 3/2023, hơn 2.000 nhà lãnh đạo và nhà nghiên cứu công nghệ - bao gồm cả tỷ phú Elon Musk của Tesla và Steve Wozniak của Apple - kêu gọi các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới tạm dừng phát triển các mô hình trí tuệ kỹ thuật số mới nhất vì lo ngại chúng có thể gây thảm họa cho loài người.

Thế nhưng, viễn cảnh chính phủ các cường quốc chấp nhận dừng phát triển AI rất khó xảy ra. Điều này không chỉ bởi các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là ở Thung lũng Silicon, mà còn vì công nghệ mới được triển khai trong môi trường quốc tế, ở đó các cường quốc bị lôi kéo vào một cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành vai trò thống trị.

Trung tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu David Deptula cho biết: “Lý do lớn nhất để các cường quốc tiếp tục phát triển AI trong quân sự là vì đối phương có quyền lựa chọn dừng hay không mà không hề có ràng buộc nào. Ngay cả trong trường hợp nước Mỹ ngừng nghiên cứu và phát triển AI vì mục đích quân sự, thì các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ tiếp tục nghiên cứu và sử dụng AI cho các mục đích riêng”.

Thống trị thế giới

Bức thư của 2.000 nhà lãnh đạo và nhà nghiên cứu công nghệ đề cập ở trên là bằng chứng mới nhất về tâm lý hoang mang lan rộng kể từ khi ChatGPT xuất hiện. Các công ty công nghệ lớn đã đua nhau ra mắt hệ thống AI để “cạnh tranh với con người”. Bức thư đặt ra các câu hỏi: “Chúng ta có nên để công nghệ nhân tạo phủ đầy các kênh thông tin bằng chiến lược tuyên truyền và đưa thông tin sai lệch hay không? Chúng ta có nên tự động hóa tất cả công việc, kể cả những công việc đòi hỏi cảm xúc hay không? Có nên phát triển những bộ óc phi nhân tính để chúng có thể vượt lên thông minh hơn và thay thế chúng ta không? Có nên mạo hiểm để mất kiểm soát nền văn minh của chúng ta hay không?”.

Điểm mấu chốt là, nếu các công ty tài trợ cho phòng thí nghiệm AI không đồng ý tạm dừng, thì “chính phủ nên can thiệp và đưa ra lệnh cấm”. Tuy nhiên, đã có lãnh đạo một cường quốc sản xuất vũ khí cho rằng “bên nào dẫn đầu trong lĩnh vực AI sẽ thống trị thế giới”.

Có thể thấy, các cuộc xung đột, cạnh tranh trong tương lai sẽ được quyết định “khi UAV của một bên bị phá hủy bằng UAV của đối phương”.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Để công nghệ trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ phục vụ loài người…

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Để công nghệ trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ phục vụ loài người…

TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là xây dựng một khuôn khổ pháp luật quốc tế về công nghệ ...

Yêu cầu thẩm định kỹ công trình khoa học có sử dụng trí tuệ nhân tạo để xét giáo sư, phó giáo sư 2023

Yêu cầu thẩm định kỹ công trình khoa học có sử dụng trí tuệ nhân tạo để xét giáo sư, phó giáo sư 2023

Để xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu thẩm định kỹ ...

Những nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo đối với trẻ em

Những nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo đối với trẻ em

"Cơn sốt" trí tuệ nhân tạo (AI) trong giới công nghệ, đặc biệt sau khi xuất hiện các công cụ ChatGPT và GPT-4, được cho ...

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, phát triển nhanh chóng và có tiềm năng để thay ...

‘Giông bão’ sắp đến với các công ty trí tuệ nhân tạo

‘Giông bão’ sắp đến với các công ty trí tuệ nhân tạo

Nhiều cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang siết chặt những nội dung được ChatGPT, Stable Diffusion và các hệ thống trí tuệ ...

(theo Australia Financial Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động