Triều Tiên: Công cuộc phát triển công nghệ cao

Từ tàu cao tốc cho tới máy lọc không khí, đây chỉ là một phần trong tham vọng đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ tại quốc gia này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao ​Mỹ cảnh báo nguy cơ tin tặc từ Triều Tiên
trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao Một góc nhìn mới về cuộc sống ở đất nước Triều Tiên

Các nhà khoa học trên khắp Triều Tiên đã cùng nhau hội ngộ tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng diễn ra từ ngày 21-25/5 vừa qua với rất nhiều ý tưởng mới lạ. Tại Hội chợ này, người thì giới thiệu những bản vẽ thiết kế của một tàu cao tốc, người khác lại trưng bày nguyên mẫu loại máy lọc không khí mới nhằm đối phó với ô nhiễm môi trường.

Đối với Chính phủ Triều Tiên, hội chợ này là một nơi lý tưởng để khoe với thế giới về những thành tựu khoa học công nghệ mới và tiên tiến nhất của họ trong các lĩnh vực khác nhau như điện tử, máy móc, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, y tế công cộng, công nghiệp nhẹ, thực phẩm và thậm chí cả ngành hàng tiêu dùng. Năm nay, Hội chợ còn chào đón các đoàn khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Đức, Italy, Iran...

Thực tế, đối với những quốc gia bên ngoài, hội chợ có tác dụng giúp họ hiểu rõ hơn phần nào và đánh giá được nền khoa học công nghệ của Triều Tiên hiện đã tiến triển ra sao do Triều Tiên rất kín tiếng, và đã ngừng công bố các số liệu thống kê chi tiết từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Bốn thập kỷ qua, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm của nước này chỉ tiết lộ vài con số về nguồn thu và chi tiêu. Từ đầu những năm 2000, Chính phủ Triều Tiên thậm chí bỏ hẳn số liệu chính xác về từng khoản, chỉ giữ lại phần trăm thay đổi của mỗi lĩnh vực qua từng năm.

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao
Quang cảnh bên trong Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng lần thứ 21 năm 2018. (Nguồn: NK News)

Bị cô lập nhưng không thụt lùi

Bất chấp bị cô lập lâu năm, Triều Tiên vẫn luôn tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng điều này chủ yếu là do mong muốn thúc đẩy nền kinh tế thông qua công nghệ khoa học tiên tiến của lãnh đạo Kim Jong-un.

Phát biểu tại một diễn đàn năm 2017, ông Kang Ho-je, Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Triều Tiên, cho biết 2018 sẽ là một năm đặc biệt với quốc gia này. Theo đó, Triều Tiên sẽ tập trung vào việc tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa sản xuất và các viện nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh nội địa hoá các loại nguyên vật liệu thô, nhiên liệu và thiết bị.

Buyn Hak-moon, nhà nghiên cứu khác tại Viện Khoa học và Công nghệ Triều Tiên, cũng chia sẻ rằng các cơ sở giáo dục cao cấp tại Triều Tiên, trong đó có trường Đại học Kim Nhật Thành đã kéo dài thời hạn giáo dục bắt buộc từ 11 năm lên 12 năm và lấy 2017 là “năm giáo dục khoa học”.

Ngoài ra, chính quyền Triều Tiên còn hỗ trợ cơ sở vật chất cho cộng đồng khoa học tại đây bằng cách xây dựng các tòa chung cư và cửa hàng bách hóa để đưa ra thị trường các sản phẩm của họ cũng như cung cấp nhà ở miễn phí. Triều Tiên cũng đang mở rộng các ngành nghiên cứu trong các lĩnh vực tiên tiến như công nghệ nano, đồng thời khuyến khích hợp tác nghiên cứu với các sinh viên nước ngoài.

Theo ông Buyn Hak-moon, Triều Tiên hiện bắt đầu việc thương mại hóa thành quả của các viện nghiên cứu, các trường đại học và việc chuyển giao công nghệ bí mật từ phía quốc phòng cũng đang được tiến hành.

Thật vậy, Telegraph từng đưa tin Triều Tiên đã thiết lập một mạng lưới IT toàn cầu sử dụng các công ty bình phong để bán công nghệ mã hóa và phần mềm quét vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt tới nhiều thị trường khác nhau như Trung Quốc, Nga và Đông Nam Á.

Không những thế, sự tiến bộ trong khoa học của Triều Tiên ngày càng rõ rệt hơn. Theo Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KISTI), số lượng bài báo khoa học do các nhà nghiên cứu Triều Tiên công bố từ năm 2012 (năm ông Kim Jong-un lên nắm quyền) đến năm 2016 đã gia tăng đáng kể. Trong khoảng thời gian này, các nhà khoa học Triều Tiên đã xuất bản 396 bài viết trên các tờ báo và tạp chí quốc tế, trong đó 60 bài được đăng trên các tờ báo nội địa, còn 336 bài là thành quả của những cuộc nghiên cứu giữa Triều Tiên và cộng đồng khoa học quốc tế.

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao
Những tòa nhà cao tầng gần quảng trường Kim Il Sung tại thủ đô Bình Nhưỡng. (Nguồn: AP)

Nỗ lực đáng ghi nhận

Song dường như các nghiên cứu khoa học của Triều Tiên không phải là những đột phá quá mới lạ. Theo nghiên cứu mới nhất của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc (NRF), 5 năm vừa qua, không có bước nhảy vọt đáng kể nào trong ngành khoa học Triều Tiên và tập trung lớn nhất vẫn là phát triển tiềm lực hạt nhân. 

Cũng theo nghiên cứu này, trung bình mỗi năm Triều Tiên chỉ xuất bản 20 tờ báo khoa học, và những nghiên cứu chung với Trung Quốc cũng bị hạn chế.

Tuy vậy, những nỗ lực của Triều Tiên đáng được ghi nhận và Chính phủ vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển khoa học. Ví dụ, trang thông tin tuyên truyền Arirang-Meari, Cơ quan Thông tin Trung ương về Khoa học và Công nghệ của Triều Tiên, vừa tung ra một chương trình mang tên Key 1.0 nhằm cung cấp các tạp chí khoa học được xuất bản bởi Cơ quan Thông tin Trung ương Triều Tiên và tổng hợp các thông tin về khoa học công nghệ mới nhất trên toàn thế giới tới người đọc, gợi ý mong muốn mãnh liệt của Triều Tiên sẽ không chịu tụt lại phía sau so với thế giới.

Với đà này, Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng năm 2019 sẽ đem lại khá nhiều bất ngờ mới lạ.

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao Tổng thống Mỹ tin tưởng kinh tế Triều Tiên sẽ phát triển mạnh mẽ

Ngày 27/5, trên trang mạng Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng to lớn của Triều Tiên và ...

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao ​Truyền thông Triều Tiên cảnh báo nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài

Ngày 21/5, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên cảnh báo nguy cơ từ việc phụ thuộc ...

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao Mỹ sẽ trợ giúp Triều Tiên đạt sự thịnh vượng như Hàn Quốc

Ngày 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề nghị trợ giúp thúc đẩy kinh tế Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng nhanh chóng từ bỏ chương ...

Đào Duy (theo The Diplomat)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 7/5/2024.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5 - kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. xổ số miền ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 7/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 6/5 - SXMN 6/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 6/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 6/5 - SXMN 6/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 6/5/2023. kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. XSMN ...
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động