Trung Quốc tập trung tàu cá tại Đá Ba đầu: Khi quyền qua lại không gây hại ở Biển Đông bị 'ngó lơ'

Võ Ngọc Diệp
Th.S Võ Ngọc Diệp, nghiên cứu viên tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhận định, việc Trung Quốc tập trung đông tàu cá tại Biển Đông cho thấy Bắc Kinh đã "ngó lơ" quyền qua lại không gây hại, làm xói mòn lòng tin của các nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu cá Trung Quốc tại đảo Sinh Tồn Đông của Việt Nam: Khi quyền qua lại không gây hại ở Biển Đông bị 'ngó lơ'
Tàu Trung Quốc bị phát hiện ở Đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 22/3. (Nguồn: ABS-CBN NEWS)

Trong tuần qua, vụ việc hàng trăm tàu Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu thuộc đảo Sinh Tồn Đông ở Biển Đông đã và đang thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế.

Hành động này tiếp tục làm gia tăng phức tạp tình hình trên Biển Đông, vi phạm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Ngày 25/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã có tuyên bố chính thức phản đối hành vi này của Trung Quốc.

“Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của UNCLOS năm 1982 về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông (COC)", người phát ngôn nói.

Bên cạnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, hành động của Trung Quốc còn vi phạm các quy định của UNCLOS về hàng hải - một vấn đề vẫn còn ít được phân tích cặn kẽ dưới góc độ pháp lý.

Vi phạm của Trung Quốc từ góc độ pháp lý

Tranh chấp ở Biển Đông bao gồm: (i) tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với các thực thể nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và (ii) tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối các vùng biển được tạo ra bởi các thực thể đó.

Loại tranh chấp thứ 2 được điều chỉnh bởi Công ước UNCLOS năm 1982, theo đó, quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của quốc gia “chủ nhân” của vùng biển, và quyền của các quốc gia khác khi đi lại, hoạt động hợp pháp trong vùng biển đó.

Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, bao gồm đảo Sinh Tồn Đông, Việt Nam có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý bao quanh đảo Sinh Tồn Đông. Đá Ba Đầu là một rạn san hô lúc nổi lúc chìm nằm trong khu vực cách đảo Sinh tồn Đông 6-7 hải lý.

Báo Hong Kong dự đoán 3 điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây 'dậy sóng' ở châu Á-Thái Bình Dương

Báo Hong Kong dự đoán 3 điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây 'dậy sóng' ở châu Á-Thái Bình Dương

Tờ South China Morning Post nhận định, căng thẳng và đối đầu tại 3 điểm nóng: Biển Đông, Biển Hoa Đông và vịnh Bengal sẽ ...

Theo quy định của luật quốc tế cũng như thực tiễn án lệ các cơ quan tài phán quốc tế, không quốc gia nào được phép chiếm đóng, yêu sách chủ quyền đối với rạn san hô này, và bản thân đá Ba Đầu cũng không có vùng biển riêng. Trái lại, Đá Ba Đầu thuộc về quốc gia có chủ quyền với “đảo nổi” nằm cách nó trong phạm vi 12 hải lý - chính là đảo Sinh Tồn Đông.

Do đó, mọi hoạt động trên biển xảy ra trong khu vực này đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam.

Quyền qua lại không gây hại bị "ngó lơ"

Trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Tuy nhiên, chủ quyền đó không hoàn toàn mà đi kèm một số điều kiện nhất định được quy định bởi UNCLOS 1982 và các quy tắc khác của luật pháp quốc tế trù định, trong đó nổi bật nhất là quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.

Theo quy định của UNCLOS, tàu thuyền của tất cả các quốc gia trên thế giới, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia khác với điều kiện việc đi qua này phải liên tục, nhanh chóng và không gây phương hại đến hoà bình và an ninh của quốc gia ven biển.

Quốc gia ven biển có quyền quy định các điều kiện về kỹ thuật như điều phối giao thông đường biển, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa vi phạm pháp luật... để điều tiết việc đi qua không gây hại của tàu bè nước ngoài, nhưng không được cản trở hoặc đình chỉ quyền đi qua không gây hại khi không có lý do chính đáng.

Chế định này tạo nên sự cân bằng trong trật tự trên biển dựa trên luật lệ: một mặt, bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn của các quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải; mặt khác, tạo điều kiện cho tàu thuyền các nước khác di chuyển trên biển mà không bị cản trở, ách tắc.

Tin liên quan
Đại sứ Mỹ Kritenbrink: Đại sứ Mỹ Kritenbrink: 'Washington sẽ tiếp tục phản đối Bắc Kinh đe dọa các nước ở Biển Đông'

Đáng chú ý, Công ước UNCLOS năm 1982 đã dự trù các tình huống cụ thể khi mà việc đi qua của tàu bè nước ngoài được cho là phương hại đến hoà bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển như: sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; diễn tập vũ khí, thu thập thông tin tình báo, gây ô nhiễm môi trường, nghiên cứu đo đạc, đánh bắt hải sản...và “các hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua”.

Như vậy, tàu thuyền nước ngoài khi vận hành trong lãnh hải của Việt Nam phải đi qua một cách nhanh chóng và liên tục, không có hành vi làm phương hại đến trật tự an ninh của quốc gia đó và các hành vi “không trực tiếp liên quan đến việc đi qua”.

Theo khoản 3, Điều 12 Luật Biển Việt Nam năm 2012, “việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh cho thấy, các tàu cá của Trung Quốc tập kết tại khu vực nói trên với số lượng lớn, không di chuyển trong một thời gian dài mà kết thành “bè” vài chiếc, thậm chí hàng chục chiếc.

Nguồn gốc của các tàu cá này đã được báo chí phương Tây chứng minh là loại “tàu cá dân binh”, thực hiện mục tiêu kép: đánh bắt hải sản và răn đe các nước trong khu vực vào mùa ra biển của bà con ngư dân.

Hai loại hành vi này đều là những hành vi đã được Công ước năm 1982 dự trù là loại hành vi đi qua “có hại”, vi phạm các quy định của UNCLOS cũng như của pháp luật Việt Nam về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.

Ngay cả khi các tàu này không đánh bắt cá hay “răn đe” các tàu ngư dân khác, việc tổ chức một lượng lớn các tàu cá neo đậu, tập kết đã đủ cấu thành loại hành vi “không trực tiếp liên quan đến việc đi qua”.

Công ước UNCLOS năm 1982 không cấm tàu thuyền nước ngoài dừng và thả neo trong vùng lãnh hải, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.

Hơn nữa, hình ảnh thu thập cho thấy, các tàu cá Trung Quốc đều là các tàu lớn, công suất mạnh với hệ thống cảnh báo sớm, nên khả năng mất an toàn cần trú bão ít xảy ra và không thể với số lượng lớn.

Rõ ràng, việc tập trung các tàu cá nói trên không thuộc trường hợp sự cố hay cứu nạn, vi phạm các quy định của UNCLOS về qua lại không gây hại trong lãnh hải của quốc gia khác.

Mỹ, Trung đồng loạt điều tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông: Cạnh tranh gay gắt, nguy cơ xung đột gia tăng

Mỹ, Trung đồng loạt điều tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông: Cạnh tranh gay gắt, nguy cơ xung đột gia tăng

Trung Quốc và Mỹ đã điều các tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông, đánh dấu cuộc cạnh tranh gay gắt giữa ...

Nguy cơ xói mòn lòng tin

Trong nhiều tuyên bố, công hàm của Trung Quốc gửi đến Liên hợp quốc có thể bắt gặp luận điệu Trung Quốc là quốc gia tôn trọng và ủng hộ tự do hàng hải và tự do hàng không trên Biển Đông, cho thấy Trung Quốc tôn trọng luật pháp và vì lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.

Luận điệu này đã bị nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực lên tiếng bác bỏ, trong đó có Việt Nam.

Tháng 1/2021, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi công hàm đến Liên hợp quốc đặc biệt phản bác luận điệu này của Trung Quốc. Công hàm của Nhật Bản đã dẫn chứng 2 sự vụ thực tế đã xảy ra trên Biển Hoa Đông để chứng minh Bắc Kinh cố tình vi phạm các quy định về hàng hải, gây mất tự do và an toàn hàng hải, hàng không.

Sự vụ tại Đá Ba Đầu lần này có thể xem là một ví dụ nữa cho thấy, Trung Quốc thiếu tôn trọng các quy định, quy tắc về hàng hải cũng như đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm phức tạp thêm tình hình.

Đáng quan ngại hơn, việc “nói một đằng, làm một nẻo” này có thể làm suy giảm lòng tin, gây ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông (COC), do đó, các nước ASEAN có thể cảm thấy mất lòng tin vào Trung Quốc, đi ngược lại nỗ lực chung của các nhà đàm phán trong khu vực.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nhật-Mỹ: Phép thử dành cho Thủ tướng Suga Yoshihide
Bộ tứ tập trận chung với Pháp ở vịnh Bengal: Tín hiệu cứng rắn mang thông điệp đa chiều
Biển Đông: Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu vi phạm luật pháp quốc tế và gây quan ngại chính đáng
Giới nghiên cứu Biển Đông: Trung Quốc áp dụng chiến thuật 'vùng xám' tại Đá Ba Đầu để vẽ lại bản đồ chính trị
Tình hình Biển Đông: Hàng loạt quốc gia lên tiếng về hành vi của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5:Lịch thi đấu Champions League - Real Madrid vs Munich; V-League vòng 17 - Nam Định vs Bình Dương...
Thắng PSG, Borussia Dortmund giành vé vào trận chung kết Champions League 2023/24

Thắng PSG, Borussia Dortmund giành vé vào trận chung kết Champions League 2023/24

Borussia Dortmund trở thành đội bóng đầu tiên góp mặt ở chung kết Champions League sau khi vượt qua PSG với tổng tỷ số 2-0 ở hai lượt trận.
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brazil không ngừng phát triển

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brazil không ngừng phát triển

Chặng đường 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil (8/5/1989-8/5/2024) ghi nhiều dấu ấn hợp tác tích cực, sâu rộng.
Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia Michael Outram tiến hành hội đàm song phương.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động