Trước thời cơ nghìn năm có một, EU vạch tương lai cùng Mỹ làm chuyện lớn

Mai Phương
TGVN. Theo Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan này và Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đang xem xét một đề xuất về chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới, hướng tới tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chương trình nghị sự EU-Mỹ mới trước sự thay đổi toàn cầu
EU mong muốn Mỹ dễ chịu hơn trong hợp tác dưới thời ông Biden để cùng EU hướng tới những mục tiêu lớn. (Nguồn: Financial Times)

Bắt đầu hành động, đón thời cơ vàng

Theo Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan này và Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đang xem xét một đề xuất về chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới, hướng tới tương lai.

Trong bối cảnh thay đổi quyền lực địa chính trị, căng thẳng song phương và xu hướng đơn phương, chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris, kết hợp với một EU quyết đoán và có năng lực hơn cũng như thực tế địa chính trị và kinh tế mới, đang tạo ra cơ hội nghìn năm có một để thiết kế một chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới về hợp tác toàn cầu, dựa trên các giá trị, lợi ích chung và ảnh hưởng toàn cầu của hai bên.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi đang đưa ra sáng kiến để thiết kế một chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới phù hợp với bối cảnh toàn cầu ngày nay. Liên minh xuyên Đại Tây Dương dựa trên các giá trị và lịch sử cũng như lợi ích chung: xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và mạnh mẽ hơn. Khi quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương mạnh, cả EU và Mỹ đều mạnh hơn. Đã đến lúc kết nối lại một chương trình nghị sự mới về hợp tác xuyên Đại Tây Dương và toàn cầu cho thế giới ngày nay”.

Về phần mình, ông Josep Borrell nêu rõ: “Với những đề xuất hợp tác cụ thể của chúng tôi dưới thời chính quyền ông Biden trong tương lai, chúng tôi đang gửi những thông điệp mạnh mẽ tới bạn bè và đồng minh Mỹ của chúng tôi. Hãy làm mới mối quan hệ của chúng ta. Hãy xây dựng mối quan hệ đối tác mang lại sự thịnh vượng, ổn định, hòa bình và an ninh cho công dân trên khắp các lục địa của chúng ta và trên toàn thế giới. Hiện không còn thời gian để chờ đợi, chúng ta hãy bắt đầu hành động”.

Theo EC, đề xuất của EU về một chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới, hướng tới tương lai cho hợp tác toàn cầu phản ánh sự cần thiết về vai trò lãnh đạo toàn cầu và được tập trung vào các nguyên tắc bao trùm: các thể chế và hành động đa phương mạnh mẽ hơn, theo đuổi lợi ích chung, tăng cường sức mạnh tập thể và tìm kiếm các giải pháp để tôn trọng những giá trị chung.

Chương trình nghị sự mới bao gồm bốn lĩnh vực, nêu bật các bước đầu tiên về hành động chung mà sẽ hoạt động như một lộ trình xuyên Đại Tây Dương ban đầu, nhằm giải quyết những thách thức chính và nắm bắt cơ hội.

Hợp tác vì một thế giới vững mạnh hơn

EC cho biết EU hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, bảo vệ cuộc sống và sinh kế, đồng thời mở cửa lại nền kinh tế và xã hội.

EU muốn hợp tác với Mỹ để đảm bảo tài trợ cho việc phát triển và phân phối công bằng vaccine trên toàn cầu, xét nghiệm và điều trị, phát triển năng lực sẵn sàng và ứng phó chung, tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa y tế thiết yếu, củng cố và cải cách Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

EC nhấn mạnh rằng trong khi đại dịch Covid-19 tiếp tục đặt ra những thách thức đáng kể, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học vẫn là những thách thức lớn của thời đại chúng ta. Điều đó đặt ra yêu cầu cần thay đổi mang tính hệ thống của tất cả các nền kinh tế và sự hợp tác toàn cầu trên khắp Đại Tây Dương và thế giới.

Do đó, EU đang đề xuất thiết lập một chương trình nghị sự xanh xuyên Đại Tây Dương toàn diện, phối hợp về quan điểm và cùng dẫn dắt các nỗ lực cho các thỏa thuận toàn cầu đầy tham vọng, bắt đầu với cam kết chung về không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Bên cạnh đó, EU cũng đề xuất một sáng kiến chung về thương mại và khí hậu, các biện pháp tránh rò rỉ carbon, một liên minh công nghệ xanh, khuôn khổ quy định toàn cầu về tài chính bền vững, sự lãnh đạo chung trong cuộc chiến chống phá rừng và tăng cường bảo vệ đại dương.

Đặt 'niềm tin và hy vọng' nơi chính quyền Mỹ mới, EU công bố kế hoạch toàn diện cải thiện quan hệ

Đặt 'niềm tin và hy vọng' nơi chính quyền Mỹ mới, EU công bố kế hoạch toàn diện cải thiện quan hệ

TGVN. Ngày 2/12, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch toàn diện nhằm cải thiện quan hệ đối tác với Mỹ.

Hợp tác về công nghệ, thương mại và tiêu chuẩn

EC cho rằng chia sẻ các giá trị về nhân phẩm, quyền cá nhân và các nguyên tắc dân chủ, chiếm khoảng một phần ba thương mại và tiêu chuẩn trên thế giới, đồng thời đối mặt với những thách thức chung khiến EU và Mỹ trở thành đối tác tự nhiên về thương mại, công nghệ và quản trị kỹ thuật số.

EU muốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong thương mại song phương thông qua các giải pháp thương lượng, đi đầu trong cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thành lập Hội đồng Công nghệ và Thương mại EU-Mỹ mới. Ngoài ra, EU đang đề xuất mở một cuộc đối thoại cụ thể với Mỹ về trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến và những tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech), cùng nhau hợp tác về thuế công bằng và sự sai lệch thị trường, đồng thời phát triển cách tiếp cận chung để bảo vệ các công nghệ quan trọng. Trí tuệ nhân tạo, luồng dữ liệu và hợp tác về quy định và tiêu chuẩn cũng là một phần trong các đề xuất của EU.

Cùng hướng tới một thế giới an toàn, thịnh vượng và dân chủ hơn

EC khẳng định EU và Mỹ chia sẻ lợi ích cơ bản trong việc tăng cường dân chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế, hỗ trợ phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Quan hệ đối tác bền vững giữa EU và Mỹ sẽ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ các giá trị dân chủ, cũng như sự ổn định, thịnh vượng và giải quyết xung đột khu vực và trên toàn cầu.

EU đang đề xuất thiết lập lại quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương chặt chẽ hơn trên các lĩnh vực địa chính trị khác nhau, cùng nhau hợp tác để tăng cường phối hợp, sử dụng tất cả các công cụ sẵn có và tăng cường ảnh hưởng chung.

EU sẽ tham gia đầy đủ trong Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ do Tổng thống đắc cử Biden đề xuất và sẽ tìm kiếm các cam kết chung với Mỹ để chống lại sự gia tăng của “chủ nghĩa độc tài, vi phạm nhân quyền và tham nhũng”. EU cũng đang tìm cách phối hợp các phản ứng chung giữa EU và Mỹ để thúc đẩy ổn định khu vực và toàn cầu, tăng cường an ninh quốc tế và xuyên Đại Tây Dương, bao gồm cả việc thông qua Đối thoại An ninh và Quốc phòng EU-Mỹ mới và củng cố hệ thống đa phương.

Châu Âu tranh thủ, ông Biden nỗ lực 'hàn gắn' quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Châu Âu tranh thủ, ông Biden nỗ lực 'hàn gắn' quan hệ xuyên Đại Tây Dương

TGVN. Ngày 23/11, văn phòng của ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ đưa tin giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (13/11-19/11): Vaccine Covid-19 kích hoạt giới đầu tư rót tiền vào quỹ chứng khoán, Ký FTA quy mô lớn nhất thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (13/11-19/11): Vaccine Covid-19 kích hoạt giới đầu tư rót tiền vào quỹ chứng khoán, Ký FTA quy mô lớn nhất thế giới

TGVN. Ký RCEP - FTA có quy mô lớn nhất thế giới, con đường phục hồi nền kinh tế toàn cầu còn vô cùng khó ...

Mỹ-EU: Xuất hiện bước ngoặt mới nhất trong tranh chấp thương mại kéo dài 4 đời Tổng thống Mỹ

Mỹ-EU: Xuất hiện bước ngoặt mới nhất trong tranh chấp thương mại kéo dài 4 đời Tổng thống Mỹ

TGVN. Các nhà ngoại giao cho biết, EU sẽ áp thuế quan lên các mặt hàng bao gồm máy bay và các bộ phận máy ...

(theo EU News, TTXVN)

Đọc thêm

Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Tổng thống Philippines khẳng định nhiệm vụ của hải quân và lực lượng hải cảnh nước này là giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Neth Savoeun cùng nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi ...
Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Sau biến cố bị tạm giam, Ngọc Trinh nhận lời làm mẫu ảnh, chụp poster cho show diễn sắp tới của nhà thiết kế Đỗ Long.
Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Gần ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp phố phường Điện Biên nhuộm màu rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng cùng sắc hoa bằng lăng ...
Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động