TS. Lê Hồng Hiệp: Đến lúc Việt Nam định vị mình là “cường quốc hạng trung”

Việc định vị bản sắc quốc gia về đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, đưa ra các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung Nhiều nước châu Phi ngưỡng mộ thành tựu phát triển của Việt Nam
ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung “Ngoại giao văn hóa vừa là biện pháp, vừa là mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam”
ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung
TS. Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ  “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới. 

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, đưa ra các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”?

Điều kiện cần và đủ

Có bốn cách cơ bản để xác định một quốc gia được coi là một cường quốc hạng trung (CQHT) hay không: định lượng, chức năng, hành vi, và bản sắc.

Về định lượng, có thể dùng các chỉ số cụ thể để đo đếm sức mạnh cứng của quốc gia, qua đó xác định vị trí của quốc gia đó trong hệ thống thứ bậc quốc tế. Các chỉ số này thường bao gồm các yếu tố như diện tích địa lý, dân số, quy mô nền kinh tế, sức mạnh quân sự, cùng các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội khác.

Về chức năng, các CQHT thường theo đuổi các mảng “ngoại giao chuyên biệt” (niche diplomacy), qua đó mang lại vai trò, uy tín vượt trội so với mức đầu tư. Các học giả cho rằng, điều này là do các CQHT có nguồn lực vừa phải, nên nếu muốn tạo lập vị thế đặc biệt thì cần tập trung vào những lĩnh vực hay vấn đề mà các nước nhỏ khác ít chú ý tới hoặc không bị chi phối bởi các cường quốc lớn.

Trong khi đó, về mặt hành vi, các CQHT thường thể hiện mình là một thành viên tốt của cộng đồng quốc tế qua việc đóng góp vào các vấn đề chung của thế giới như gìn giữ hòa bình, phát triển kinh tế, hỗ trợ nhân đạo, hoặc ủng hộ chủ nghĩa đa phương, góp phần vào giải quyết các cuộc xung đột quốc tế qua vai trò trung gian hòa giải.

Phương thức cuối để xác định một quốc gia được coi là CQHT là xem xét diễn ngôn, luận điệu hoặc bản sắc của quốc gia đó về mặt đối ngoại.

Trong bốn phương thức trên, tiêu chí định lượng mang tính khách quan, cần quá trình tích lũy thực tế và khó thay đổi trong thời gian ngắn, ba tiêu chí còn lại lại dựa nhiều vào yếu tố chủ quan, đặc biệt là nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như chiến lược đối ngoại cụ thể. Theo đó, có thể nói sức mạnh quốc gia là điều kiện cần, và các tiêu chí về mặt chức năng, hành vi và bản sắc đối ngoại là các điều kiện đủ để một quốc gia được coi là một cường quốc hạng trung.

ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung

“Công dân tốt” của cộng đồng quốc tế

Trên thế giới hiện nay, các học giả thường xếp một số quốc gia nhất định vào nhóm các CQHT, tiêu biểu là Canada, Australia, Mexico, Bangladesh, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Ai Cập, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ... Vậy, Việt Nam đang ở đâu so với các quốc gia này, và so với 4 nhóm tiêu chí trên, Việt Nam đã có thể tự định vị mình là một CQHT hay chưa?

Về mặt sức mạnh cứng, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đang xếp thứ 68 về diện tích, 15 về dân số, 46 về quy mô nền kinh tế, đồng thời là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực với các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ngoài ra, với sự đầu tư đáng kể trong thời gian qua, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam cũng đã được nâng tầm, trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu trong khu vực, nhất là Đông Nam Á. So với các CQHT kể trên, dù Việt Nam còn cần phải nỗ lực hơn nếu so với những cường quốc dẫn đầu, nhưng Việt Nam cũng không thua kém, thậm chí còn vượt trội hơn một số quốc gia còn lại trong nhóm trên một số tiêu chí.

Về mặt chức năng và hành vi, dù Việt Nam chưa xác định được một lĩnh vực “ngoại giao chuyên biệt” để thể hiện uy tín ngoại giao nổi bật của mình, Việt Nam đang từng bước thể hiện tư cách một “công dân tốt” của cộng đồng quốc tế bằng cách đóng góp nguồn lực cho các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ), tích cực ủng hộ chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế hiện hành, tham gia đàm phán các hiệp định quốc tế về thương mại và đầu tư, hay đóng vai trò ngày càng tích cực trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ và ASEAN. Điều này nhất quán với chủ trương của ngành Ngoại giao Việt Nam trong việc nâng tầm đất nước từ người chủ yếu chấp nhận luật chơi trở thành người góp phần định hình luật chơi của hệ thống quốc tế.

Một điều đáng nói khác là vai trò quốc tế của Việt Nam đang được nhiều nước công nhận và ủng hộ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với hơn 20 quốc gia chủ chốt trên thế giới, có quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc và thực chất với các cường quốc chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… Việt Nam cũng đã được bầu vào các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế, trong đó có thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ một nhiệm kỳ và chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Chủ động định hình bản sắc ngoại giao

Như vậy, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chí để trở thành một CQHT theo nhiều hơn một phương pháp định nghĩa của khái niệm này. Tuy nhiên, hiện nay bản thân Việt Nam chưa đặt ra vấn đề định vị mình là một cường quốc hạng trung trong các văn bản chính trị, đối ngoại chính thức.

Vì vậy, thời gian tới, trong các diễn ngôn, văn bản chính sách của mình, Việt Nam nên chủ động định vị mình là một CQHT, hoặc đặt ra mục tiêu sớm trở thành một quốc gia như vậy. Cụ thể, ngành Ngoại giao Việt Nam nên cân nhắc đưa vấn đề định vị Việt Nam như là một CQHT vào các nghiên cứu nội bộ, văn bản chính sách hay tuyên truyền đối ngoại. Để tạo cơ sở cho việc thực thi, vấn đề này cũng nên được đưa vào các văn bản chính thức cấp cao nhất của đất nước, ví dụ như trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp tới.

Như đã nói, việc định vị bản thân là một CQHT sẽ là một định hướng quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam có cơ sở để đưa ra những sách lược ngoại giao phù hợp nhằm không ngừng mở rộng ảnh hưởng, nâng tầm vị thế quốc tế của đất nước. Ngoài ra, việc chủ động định hình bản sắc đối ngoại dựa trên vị thế CQHT sẽ giúp Việt Nam thể hiện sự tự tin chiến lược lớn hơn, tạo ra vị thế quốc gia tốt hơn, dễ dàng được cộng đồng quốc tế thừa nhận hơn, đồng thời giúp Việt Nam có tư thế đàm phán tốt hơn trước các đối tác.

TS. Lê Hồng Hiệp

Nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

(ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore

ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung Hội nghị ngoại giao 30: Ngày Hội trí tuệ đối ngoại

Ngoại giao Việt Nam hiện đại do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo đến nay đã được 73 năm, ...

ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung APEC Việt Nam 2017: Khẳng định vị thế đối ngoại Việt Nam

Từ 6-11/11/2017, tại Đà Nẵng đã diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC. Đây là hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong năm ...

ts le hong hiep den luc viet nam dinh vi minh la cuong quoc hang trung Những người kiến thiết “vụ mùa” đối ngoại bội thu

Mang lại “vụ mùa bội thu”, công đầu trong việc thiết kế nên toàn bộ bức tranh hoạt động đối ngoại Việt Nam thuộc về ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trang phục của các Đệ nhất phu nhân tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ qua các thời kỳ

Trang phục của các Đệ nhất phu nhân tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ qua các thời kỳ

Các Đệ nhất phu nhân luôn chăm chút vẻ ngoài của mình để sánh vai cùng chồng tham dự các sự kiện nhậm chức Tổng thống Mỹ.
MU gài ‘điều khoản phạt’ vào hợp đồng cho mượn Antony

MU gài ‘điều khoản phạt’ vào hợp đồng cho mượn Antony

MU chèn 'điều khoản phạt' vào hợp đồng cho mượn tiền vệ Antony với Real Betis.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/1: Ông Trump tuyên bố một điều khiến USD lao dốc, tiền tệ khác có 'phao cứu trợ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/1: Ông Trump tuyên bố một điều khiến USD lao dốc, tiền tệ khác có 'phao cứu trợ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh sau khi ông Trump tuyên bố sẽ dừng áp dụng thuế quan mới.
Nói là làm, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh: Điều động quân chặn nhập cư, tăng thuế, rút khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu

Nói là làm, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh: Điều động quân chặn nhập cư, tăng thuế, rút khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu

Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Con trai Barron Trump gây chú ý với kiểu tóc mới ở lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Con trai Barron Trump gây chú ý với kiểu tóc mới ở lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Barron, 18 tuổi, xuất hiện với kiểu tóc vuốt ngược khi tham dự lễ nhậm chức lần hai của cha, ông Donald Trump.
Mức phạt lỗi không mang giấy phép lái xe từ năm 2025

Mức phạt lỗi không mang giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, quy trình xử phạt và mức phạt lỗi không mang giấy phép lái xe sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Tọa đàm chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg đóng góp cho hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam-EU

Tọa đàm chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg đóng góp cho hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam-EU

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo mong muốn các chuyên gia, trí thức tham gia vào những nỗ lực của cả nước trong tạo đột phá về phát triển khoa học công nghệ.
Đậm đà bản sắc dân tộc Tết cộng đồng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tại Bỉ

Đậm đà bản sắc dân tộc Tết cộng đồng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tại Bỉ

Chương trình Tết cộng đồng Xuân Ất Tỵ 2025 tại Brussels diễn ra trong không khí đoàn kết, vui vẻ, ấm cúng, trang trọng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Xuân Quê hương 2025 tại Moscow: Kết nối cộng đồng, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga

Xuân Quê hương 2025 tại Moscow: Kết nối cộng đồng, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga

Xuân Quê hương tại Moscow đem đến một góc quê hương để những người chưa có điều kiện về nước ăn Tết vẫn cảm nhận được không khí ấm áp, sum vầy.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và Xuân Quê hương Tết Ất Tỵ 2025

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và Xuân Quê hương Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 16/1, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu long trọng tổ chức chuỗi sự kiện khởi động Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc 2025.
Hiệp định miễn thị thực Việt Nam-Belarus: Bước phát triển quan trọng trong hợp tác giữa hai nước

Hiệp định miễn thị thực Việt Nam-Belarus: Bước phát triển quan trọng trong hợp tác giữa hai nước

Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông giữa Việt Nam và Belarus có hiệu lực từ ngày 30/1/2025.
Xuân Quê hương 2025 ấm áp nghĩa tình tại Kazakhstan

Xuân Quê hương 2025 ấm áp nghĩa tình tại Kazakhstan

Đại sứ Phạm Thái Như Mai mong muốn Hội trí thức Việt Nam tại Kazakhstan có những chương trình, dự án cụ thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ngày 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển đã nhập cảnh Malaysia và đang làm các thủ tục để về nước.
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Thụy Sỹ: Tiếng nói của Việt Nam là vô cùng quan trọng và đáng tin cậy với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)

Đại sứ Thụy Sỹ: Tiếng nói của Việt Nam là vô cùng quan trọng và đáng tin cậy với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)

Theo Đại sứ Thụy Sỹ, Việt Nam đóng vai trò ngày càng tích cực tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) với tiếng nói vô cùng quan trọng và đáng tin cậy
Đại sứ Mai Phan Dũng: Tham gia WEF Davos 2025, Việt Nam nắm bắt, đón đầu để vươn mình phát triển đột phá trong kỷ nguyên thông minh

Đại sứ Mai Phan Dũng: Tham gia WEF Davos 2025, Việt Nam nắm bắt, đón đầu để vươn mình phát triển đột phá trong kỷ nguyên thông minh

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Geneva Mai Phan Dũng nêu bật thông điệp của Việt Nam qua việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos 2025 Thụy Sỹ
75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Triển khai toàn diện nhận thức chung cấp cao, nâng cao hiệu quả hợp tác trên mọi lĩnh vực

75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Triển khai toàn diện nhận thức chung cấp cao, nâng cao hiệu quả hợp tác trên mọi lĩnh vực

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Giao lưu 'Chào Năm mới 2025': Gắn kết tình hữu nghị quốc tế, sát cánh cùng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Giao lưu 'Chào Năm mới 2025': Gắn kết tình hữu nghị quốc tế, sát cánh cùng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Chương trình Giao lưu nghệ thuật quốc tế 'Chào năm mới 2025' tạo nên bầu không khí gắn kết giữa bạn bè quốc tế tại Việt Nam.
Đại sứ Hynek Kmonicek: Không có quốc gia châu Á nào gần gũi với Cộng hòa Czech như Việt Nam

Đại sứ Hynek Kmonicek: Không có quốc gia châu Á nào gần gũi với Cộng hòa Czech như Việt Nam

Đại sứ Cộng hòa Czech tại Việt Nam Hynek Kmonicek kỳ vọng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gắn kết quan hệ song phương thêm chặt chẽ.
Đại sứ Dương Hoài Nam: Tầm cao mới, cơ hội mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Đại sứ Dương Hoài Nam: Tầm cao mới, cơ hội mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Theo Đại sứ Dương Hoài Nam, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ mở ra môt chương mới, đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech lên tầm cao mới
Phiên bản di động