TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Liêm chính và kỷ luật sắt

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định, để xảy ra tham nhũng rồi tìm cách thu hồi chẳng khác gì chuyện 'thả gà ra mà đuổi'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Liêm chính và kỷ luật sắt
TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định, điều quan trọng là xây dựng cho được một bộ máy công quyền liêm chính và trong sạch.

“Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng!”. Đó là tuyên bố đanh thép và lạnh lùng của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee.

Với sự liêm chính và kỷ luật sắt trong việc bảo vệ tài sản công, vị Tổng thống này đã xây dựng được nền tảng vật chất và kỹ thuật cho sự cất cánh của đất nước kim chi.

Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia phát triển và thịnh vượng nhất trên thế giới. Bên cạnh cơ sở vật chất-kỹ thuật, một di sản khác của Tổng thống Park Chung-hee còn phát huy tác dụng lâu dài hơn cho dân, cho nước.

Đó chính là sự liêm chính và trong sạch của bộ máy công quyền. Có lẽ, đây chính là lý do tại sao Hàn Quốc vẫn tiếp tục có những thành công vượt bậc trong suốt hàng chục năm qua.

So với sự hà khắc của Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, những hình phạt được đưa ra cho các quan chức ăn cắp của công ở nước ta thời gian vừa qua mặc dù đã nghiêm khắc hơn, nhưng có vẻ vẫn nhân đạo và mềm mại hơn nhiều.

Không ít quan chức ăn cắp của công không chỉ một đồng, mà hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng.

"Để xảy ra tham nhũng rồi tìm cách thu hồi chẳng khác gì chuyện "thả gà ra mà đuổi"... Quan trọng hơn là xây dựng cho được một bộ máy công quyền liêm chính và trong sạch". (TS. Nguyễn Sĩ Dũng)

Thế nhưng, chưa quan chức nào bị đem bắn cả. Đáng băn khoăn hơn có lẽ không hẳn là hình phạt, mà là tình trạng tài sản công bị tham nhũng không thu hồi được hoặc thu hồi được không đáng kể.

Khi đất nước còn oằn lưng gánh nợ, khi xây dựng cơ sở hạ tầng còn thiếu trước, hụt sau, thì đây là tình trạng khó có thể chất nhận được.

Rủi ro hơn, tình trạng này còn khuyến khích tâm lý “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Với tâm lý như vậy, nạn tham nhũng càng khó bị ngăn chặn hơn.

Công bằng mà nói, trong các vụ án gần đây, đặc biệt là vụ Mobiphone mua AVG, tỷ lệ tài sản công được thu hồi đã đạt mức khá cao. Có vẻ như chính sách trả lại tiền để được giảm mức án đã phát huy tác dụng. Thu hồi cho bằng được tài sản công bị tham nhũng phải là đòi hỏi trước tiên của công lý.

Tất nhiên, trả lại tiền để được giảm án không phải là dùng tiền để mua công lý. Hoàn trả tài sản tham nhũng chỉ là một tình tiết giảm nhẹ, đã phạm tội tham nhũng thì phải bị trừng phạt. Đó là công lý!

Thực ra, để xảy ra tham nhũng rồi tìm cách thu hồi chẳng khác gì chuyện "thả gà ra mà đuổi". Có cố mấy thì thu hồi cho hết tài sản công bị ăn cắp vẫn sẽ rất khó khăn.

Quan trọng hơn là xây dựng cho được một bộ máy công quyền liêm chính và trong sạch. Đối với một đất nước mà phần lớn các nguồn lực to lớn như đất đai, tài nguyên thiên nhiên… đều nằm trong tay Nhà nước như Việt Nam ta, thì đây càng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Áp đặt kỷ luật sắt trong việc bảo vệ tài sản công và lựa chọn những người liêm chính, trong sạch nhất làm quan chức đòi hỏi tối thiểu để có một bộ máy công quyền như vậy.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Nếu coi bằng cấp là 'giấy thông hành' duy nhất sẽ có nguy cơ cho sự giả dối
Học thật, thi thật: Cần một cuộc ‘đại phẫu thuật’ về triết lý để cho ra sản phẩm giáo dục thật
Để dạy thật, học thật: Phải xóa bỏ bệnh 'ngụy thành tích' trong giáo dục
TS. Nguyễn Sĩ Dũng bàn về dân chủ và chế độ trách nhiệm trước cử tri của đại biểu Quốc hội
TIN LIÊN QUAN

Bài viết cùng chủ đề

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động