Từ đại dịch Covid-19, nghĩ về công tác 'giải cứu' công dân Việt Nam ở nước ngoài

Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng
Nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao
TGVN. Người làm công tác bảo hộ công dân cũng giống như những “chiến binh áo trắng”, đằng sau đó là không biết bao giọt mồ hôi và cả nước mắt.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai Thông tin mới nhất về tình hình bảo hộ công dân tại Singapore giữa đại dịch Covid-19
tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai Dịch Covid-19: Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân tạm thời không di chuyển và không về Việt Nam
tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai
Ngày 2/2/2015, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (giữa) dự lễ khai trương Tổng đài Bảo hộ công dân. Ông Nguyễn Hữu Tráng (ngoài cùng bên phải) khi đó là Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. (Nguồn: TG&VN)

Những người luôn ở tuyến đầu

Khi thế giới bất an, khi chiến tranh, nội chiến, khủng bố hay thiên tai khắp nơi thì cũng là khi những người trên "mặt trận ngoại giao", những cán bộ lãnh sự của chúng ta lại phải xông ra tuyến đầu.

Thập kỷ 90 của thế kỷ trước là những năm tháng cực kỳ khó khăn đối với cộng đồng người Việt ở Đông Âu do các nước này chuyển đổi hệ thống chính trị. Những người nước ngoài, trong đó có người Việt, chỉ trong một đêm đã mất việc làm, cư trú, bị đẩy ra đường hoặc buộc phải về nước. Những biện pháp cưỡng bức trục xuất của nhiều nước khi đó đã dấy lên làn sóng bài ngoại, tấn công người nước ngoài. Hàng ngàn công dân Việt Nam bị buộc lên máy bay về nước và bị kẹt nhiều tuần liền ở các sân bay quá cảnh như Bangkok hay Hong Kong.

Khi đó với Chỉ thị số 747/TTg ngày 25/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ trong tay, các nhà đàm phán ngoại giao đã phải đêm ngày trao đổi với các nước tìm giải pháp tốt nhất, an toàn nhất cho công dân Việt Nam, đồng thời phải lên phương án đón những người bị kẹt ở các sân bay quá cảnh Đông Nam Á về nước.

Hiệp định nhận trở lại công dân Việt Nam không được Đức cho cư trú ngày 21/7/1995 là sự khởi đầu cho quá trình hợp tác song phương nhằm ổn định cư trú cho bà con ta ở Đức nói riêng và ở nước ngoài nói chung.

Cũng thời gian này, trong chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, nhiều lao động ta ở Iraq cũng được tổ chức đưa về nước do các nhà máy, công xưởng đóng cửa và cũng do tình hình an ninh bất ổn có thể đe dọa an toàn tính mạng của lao động nước ngoài. Thêm vào đó là phải lo cho hàng ngàn lao động Việt Nam bị lừa sang Tây Samoa, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất hay Malaysia được về nước do các nước này siết chặt quản lý cư trú và lao động nhập cư.

Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI là những năm tháng đầy biến động đối với cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài. Có thể kể ra đây một số vụ việc điển hình.

Các cuộc xung đột quân sự ở Bắc Phi - Trung Đông đã khiến hàng chục ngàn lao động nước ngoài đột ngột mất việc làm và thu nhập trong khi tình hình an ninh ở đó cực kỳ nguy hiểm.

Năm 2010-2011, chúng ta đã tổ chức những chuyến bay cứu hộ chưa từng có trong lịch sử để đưa hơn 10.000 lao động ở Libya về nước. Vào thời điểm này những cán bộ ngoại giao, lãnh sự của chúng ta phải đến tận những nơi chiến sự để lập danh sách, phối hợp với chính quyền sở tại bảo đảm an toàn cho việc đưa họ về nước. Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao cũng đã đề nghị Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hỗ trợ thực hiện các chuyến bay này.

tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai
Hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Libya đã được giải cứu thành công năm 2011. (Nguồn: Dân trí)

Chỉ riêng năm 2014 có 1.762 lao động Việt Nam tại Libya đã được sơ tán an toàn về nước với sự tham gia của nhiều bộ ngành khác nhau trong nước và đặc biệt của các Đại sứ quán ta tại Libya, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp và Trung Quốc cũng như sự tham gia tích cực của Vietnam Airlines do lần này chúng ta đã chủ động cử máy bay của Hãng hàng không quốc gia tham gia chiến dịch giải cứu mà không cần sự hỗ trợ từ IOM. Việc này được Liên hợp quốc và đặc biệt IOM đánh giá cao.

Cũng vào thời gian này, hàng ngàn thuyền cá của ta bị bắt giữ ở nước ngoài do xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt trộm hải sản. Năm 2013 đã xảy ra 119 vụ với 209 tàu cá và 1.210 ngư dân bị bắt trong vùng biển của Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Australia và Campuchia. Không chỉ trao đổi với các nước hữu quan để đưa ngư dân về nước mà các cán bộ lãnh sự ta ở những nước này còn phải đàm phán để bảo toàn thuyền và ngư cụ của bà con.

Năm 2013, Nga tiến hành những đợt truy quét người nước ngoài cư trú và lao động bất hợp pháp, điển hình như các vụ cảnh sát Moscow bắt giữ hơn 1.200 người Việt Nam trong hai ngày cuối tháng 7, trong đó 588 người không có giấy tờ hợp pháp.

Xung đột quân sự ở Ukraine cũng buộc chúng ta phải lên kế hoạch để chủ động sơ tán công dân ta ở nước này sang Nga hoặc các nước lân cận khi có yêu cầu.

Năm 2014, số lao động trái phép của Việt Nam bị bắt giữ ở Trung Quốc lên đến 224 vụ với 1.061 người, tăng 200% về số vụ vi phạm và 500% về số lượt người vi phạm so với hai năm trước đó.

Giữa năm 2013, Malaysia bắt đầu chiến dịch rà soát nước ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp, bắt và trục xuất hơn 700 công dân Việt Nam, trong đó có những phụ nữ là nạn nhân của tội phạm buôn bán người.

Khi bán đảo Triều Tiên bất ổn do khủng hoảng hạt nhân có thể đe dọa đến an toàn của hàng chục ngàn công dân Việt Nam ở Hàn Quốc, các Đại sứ quán ở hai nước này cũng đã phải có những đề án cụ thể để trường hợp cần thiết phải sơ tán công dân ta ở Hàn Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba lánh nạn.

Những cán bộ lãnh sự luôn có mặt ở những nơi nóng bỏng nhất để động viên, giữ tinh thần cho bà con và thực hiện kịp thời các biện pháp bảo hộ công dân.

Rồi những vụ khủng bố ở châu Âu trong những năm 2015-2016 mà nặng nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ và cả Đức gây hoang mang cho bà con vì cảm thấy bất an ngay ở trung tâm châu Âu. Việc đi lại và tụ tập đông người cực kỳ nguy hiểm vì có thể là mục tiêu của các hoạt động khủng bố. Các nhà ngoại giao, các viên chức lãnh sự lại phải dấn thân đến những nơi nguy hiểm đó để không một công dân Việt Nam nào vô tình là nạn nhân của khủng bố.

Trong tất cả những vụ điển hình liệt kê ở trên không thể kể hết hàng núi công việc mà các cơ quan ngoại giao, lãnh sự của chúng ta ở nước ngoài phải làm trong một tình thế cấp bách nước sôi lửa bỏng giữa sự sống và cái chết hay ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn bà con cũng như gia đình họ ở trong nước.

Tôi còn nhớ thời kỳ đó, các đồng chí đại sứ, tổng lãnh sự ta ở những địa bàn nóng bỏng đã giữ liên lạc thường xuyên với "Trung tâm" ở Hà Nội để thông báo tình hình hoặc trao đổi đề xuất những phương án cứu nạn khác nhau. Còn những cán bộ lãnh sự thì luôn có mặt ở những nơi nóng bỏng nhất để động viên, giữ tinh thần cho bà con và thực hiện kịp thời các biện pháp bảo hộ công dân.

Cần lắm sự ghi nhận và những thiết chế cần thiết

Đại dịch Covid-19 từ cuối năm ngoái làm náo loạn thế giới. Khác so với những cuộc khủng hoảng lần trước mang tính khu vực, lần này nó đã lan ra toàn cầu. Ở trong nước, những biện pháp mạnh cũng được đưa ra với phương châm "chống dịch như chống giặc".

Trong bối cảnh đó, hàng chục ngàn người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là số du học sinh, học nghề, lao động tự do thực sự lo lắng và lựa chọn con đường về nước tránh dịch. Nguyện vọng đó hoàn toàn chính đáng nhưng cũng lại đẩy các cơ quan trong nước và các cơ quan đại diện vào thế bị động.

Điểm khác nữa so với những đợt "giải cứu" trước kia là lần này tuyệt đại đa số những người hồi hương lại chủ động hay tự phát tìm đường về nước mà không hề thông báo hay liên hệ với cơ quan đại diện. Nhiều người đưa ra quyết định quá muộn khi bầu trời nhiều quốc gia đã đóng cửa, nhiều hãng hàng không đã hủy các chuyến bay quốc tế. Điều này càng làm khó bội phần cho công tác bảo hộ công dân và công tác cứu hộ của cơ quan đại diện do đa phần chỉ nhận được "lời kêu cứu" qua các thông tin từ mạng xã hội.

Chỉ những ai rơi vào hoàn cảnh bị mắc kẹt ở sân bay xa lạ mới cảm thấy trân quý giây phút gặp được cán bộ ngoại giao, cán bộ lãnh sự đến động viên, hướng dẫn hay tổ chức những chuyến bay "giải cứu" như ở Ấn Độ, Anh, Mỹ, Pháp vừa qua.

tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai
Hơn 200 công dân Việt Nam bị "mắc kẹt" ở Ấn Độ trở về nước ngày 21/3 giữa tâm bão Covid-19 đang lộng hành trên thế giới. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ)

Nhưng tất cả những sự việc trên, dù được sự quan tâm của dư luận cũng chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm" là những cố gắng không mệt mỏi của công tác bảo hộ công dân mà Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài đã tiến hành thời gian qua.

Đáng tiếc là "phần chìm" đó ít người biết đến và ghi nhận.

Vụ một nữ công dân ta bị khởi tố xét xử ở Malaysia vì bị tình nghi tham gia hoạt động giết người, vụ một nữ công dân khác tự dưng bị bắt ở Pháp do nằm trong "danh sách đen" đang bị truy nã quốc tế hay đơn giản chỉ là những vụ mất hộ chiếu, giấy tờ khi đang du lịch nước ngoài, hay cha già mẹ héo mất ở nước ngoài cần phải đưa về quê an táng thì ai có thể giúp giải quyết thủ tục nhanh chóng như cấp giấy nhập cảnh di hài...

Đó là những vụ máy bay rơi, động đất sóng thần, núi lửa phun trào hay đơn thuần là những vụ tai nạn có nạn nhân là người Việt. Nhiều vụ thủy thủ Việt Nam làm việc trên các con tầu mang cờ quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài bỗng dưng bị mắc kẹt ở cảng nước ngoài, bị bỏ đói, thiếu nước uống, thậm chí bị cấm lên bờ hàng tháng, thậm chí hàng năm trời.

Khi đó người mà họ nghĩ đến là ai nếu không là các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và trước hết là những cán bộ lãnh sự?

Trong hơn 70 năm thành lập và phát triển của Vụ Lãnh sự (từ 1994 là Cục Lãnh sự), công tác bảo vệ ở nước ngoài các quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, pháp nhân và công dân Việt Nam luôn là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm. Nhưng ban đầu, công tác bảo hộ công dân chưa tập trung vào một đầu mối mà chia lẻ cho nhiều đơn vị của Cục. Trong những năm 2012-2013, nhận thấy cần phải có bộ phận chuyên trách cho công tác quan trọng này thì ở Cục mới thành lập nhóm Task Force và sau này là Phòng bảo hộ công dân. Công tác bảo hộ công dân dần được chuyên nghiệp hơn.

Nhiều ý tưởng hồi đó nay phần nào đã trở thành hiện thực, như xây dựng Tổng đài bảo hộ công dân. Khi chưa có Tổng đài mà Cục Lãnh sự phối hợp với Viettel triển khai từ ngày 2/2/2015 thì điện thoại di động của cán bộ trực bảo hộ công dân của Cục nhận hàng trăm cuộc điện thoại "cầu cứu" mỗi ngày, đến mức cháy máy theo đúng nghĩa đen.

Việc phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để cung cấp thông tin về Tổng đài bảo hộ công dân và máy trực bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện đã được thực hiện tốt qua tin nhắn sms mỗi khi xuất cảnh. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bộ Y tế đã triển khai rộng rãi việc nhắn tin này. Nhưng cách đây gần chục năm, ý tưởng gửi tin nhắn sms bảo hộ công dân mà Cục Lãnh sự đưa ra chưa có điều kiện thực hiện.

Quỹ bảo hộ công dân do Bộ Ngoại giao quản lý chưa có nguồn lực thỏa đáng và cũng chưa có cơ chế chi/thu hợp lý dẫn đến tình trạng cạn kinh phí do chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước. Trong khi đó ở nhiều nước, ngay cả những nước giầu như Đức, những cá nhân liên quan cũng phải tự chịu những chi phí nhất định (như vé máy bay về nước, thuê luật sư, thuê phương tiện đến nơi có máy bay đến giải cứu...). Việc chuyên chở miễn phí những người bị kẹt ở Vũ Hán về nước vừa qua là hành động thể hiện sự quan tâm và cố gắng của Nhà nước đối với công dân, nhưng về lâu dài sẽ không thực hiện được.

Và điều quan trọng cuối cùng, trong những tình huống như thế này, ở Bộ Ngoại giao rất cần một “Trung tâm xử lý khủng hoảng” được đầu tư đầy đủ cả về con người, phương tiện, tài chính và kỹ năng xử lý khủng hoảng trong trường hợp khẩn cấp. Chủ trương này cũng đã được đưa vào Chương trình hành động triển khai Hội nghị ngoại giao nhiều năm trước nhưng chưa làm được. Hy vọng điều này sẽ trở thành hiện thực thời gian tới.

Đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số người về nước tránh dịch và bao nhiêu những vụ "giải cứu" mà cán bộ lãnh sự và các cơ quan đại diện ta đã triển khai thời gian qua.

Nhưng có một điều chắc chắn, cán bộ lãnh sự không trông chờ được "tôn vinh" hay "tri ân". Điều họ mong muốn duy nhất là những cố gắng, đóng góp của họ cần được ghi nhận.

tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai
Cuộc gặp gỡ thân mật những cán bộ, nhân viên Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao nhân dịp đầu Xuân năm 2012. (Ảnh TGCC)
tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai Đại sứ Ngô Tiến Dũng: Trực chiến, sẵn sàng bảo hộ công dân tại Tây Ban Nha trong mọi tình huống

TGVN. Trước bối cảnh tình hình Tây Ban Nha đang “nóng ran” từng ngày vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trao đổi với ...

tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai Đại sứ Lê Linh Lan: Tăng cường nỗ lực phòng chống Covid-19, sẵn sàng bảo hộ công dân Việt Nam tại Thụy Sỹ

TGVN. Chia sẻ với phóng viên TG&VN trong những ngày dịch Covid-19 thay đổi khó lường tại Thụy Sỹ, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ ...

tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai Tổng Lãnh sự Trần Thanh Huân: Toàn tâm toàn ý thực hiện công tác bảo hộ công dân tại Hong Kong và Macau

TGVN. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong và Macau Trần Thanh Huân khẳng định, với vai trò là địa bàn “cận kề” tâm ...

tu dai dich covid 19 nghi ve cong tac giai cuu cong dan viet nam o nuoc ngoai Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ: Làm việc hết sức để đảm bảo an toàn cho công dân tại Italy

TGVN. Trao đổi với TG&VN, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã hợp tác chặt chẽ ...

Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách download Windows 11 ISO chính thức từ Microsoft hiệu quả nhất

Cách download Windows 11 ISO chính thức từ Microsoft hiệu quả nhất

Windows 11 được cải tiến về hiệu năng và bảo mật. Để đảm bảo tải phiên bản chính thức, an toàn, hãy tải Windows 11 ISO trực tiếp từ Microsoft ...
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - ...
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 25/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo, nghe và thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế...

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế...

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế, tiền thân của Báo Thế giới và Việt Nam là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Phiên bản di động