Từ phản ứng 'nhạt nhẽo' đến lập trường cứng rắn hơn - Indonesia tính toán gì ở Biển Đông?

Hồng Phúc
TGVN. Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Indonesia phản đối "đường 9 đoạn”, song công hàm cho thấy sự thay đổi thái độ của Jakarta đối với phán quyết của tòa trọng tài...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hoan nghênh lập trường của ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ tweet ‘sớm lên tiếng nhiều hơn’ về vấn đề Biển Đông
Chuyên gia Nga: Việt Nam góp phần rất lớn vào sự phát triển hòa bình của châu Á-Thái Bình Dương
indonesia va moi quan tam doi voi bien dong
Indonesia không phải là nước tranh chấp ở Biển Đông song có lợi từ phán quyết của tòa Trọng tài. Ảnh chụp Tổng thống Joko Widodo trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna, giáp Biển Đông. (Nguồn: AFP)

Tháng 6/2020, 4 năm sau phán quyết của tòa Trọng tài ở La Haye (Hà Lan) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Indonesia đã đệ trình một công hàm chính thức lên Liên hợp quốc (LHQ) để phản đối những tuyên bố và đòi hỏi của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp này. Công hàm có đoạn khẳng định: “Indonesia không bị ràng buộc bởi bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào vi phạm luật lệ quốc tế”.

Động thái này tiếp nối việc Malaysia hồi năm 2019 nộp đệ trình về thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của LHQ, trong đó phản đối những tuyên bố hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm khu vực mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn”.

Sự thay đổi thay độ

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Indonesia phản đối "đường 9 đoạn”, song công hàm này cho thấy sự thay đổi thái độ của Jakarta đối với phán quyết của tòa trọng tài. Năm 2016, Indonesia không tích cực thừa nhận, cũng không phản đối phán quyết này mà lựa chọn cách phản ứng trung lập.

Thế nhưng, giờ đây, Jakarta lại đang chọn cách công khai thúc đẩy những lợi ích của mình. Trước hết, Indonesia đã công khai phản đối tuyên bố "đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Thứ hai, Indonesia khẳng định rằng nước này không chấp nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào đi ngược lại luật lệ quốc tế vốn có thể ảnh hưởng đến những lợi ích của Indonesia.

Thực ra, 4 năm sau phán quyết, các tranh chấp của Indonesia với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu phán quyết này có đem lại bất kỳ ý nghĩa nào đối với Indonesia hay không?

Phán quyết của tòa trọng tài nói trên không gây ra bất kỳ tác động pháp lý trước mắt nào đối với Indonesia. Indonesia cũng không phải là một nước có tranh chấp ở Biển Đông. Ngoài ra, phán quyết này không mang tính ràng buộc, và về mặt lý thuyết, phán quyết này chỉ ràng buộc Philippines và Trung Quốc là các bên của tòa.

Thế nhưng, lợi ích của Indonesia ở Biển Đông vẫn giữ nguyên - nước này tìm cách duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông cũng như một khu vực rộng lớn hơn. Indonesia vẫn nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết tranh chấp hòa bình dựa trên luật lệ quốc tế.

Phán quyết nói trên đã làm mới mối quan tâm hàng đầu của Indonesia là đảm bảo vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình. Điều này đã tác động đến cách thức phản ứng cứng rắn hơn đối với tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Bắc Natuna.

Căng thẳng thường xảy ra tại khu vực chồng lấn giữa EEZ hợp pháp của Indonesia và "đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Ví dụ, tháng 1/2020, tàu cá Trung Quốc đã đi vào EEZ của Indonesia ở Biển Bắc Natuna, Jakarta đã gửi công hàm ngoại giao phản đối Bắc Kinh đồng thời tăng cường các hoạt động tuần tra ở Biển Bắc Natuna để chứng tỏ quan điểm cứng rắn đối với tuyên bố của quyền của mình.

Có thể làm được nhiều hơn

Tin liên quan
Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Do đó, liên quan đến vấn đề này, phán quyết của tòa trọng tài có lợi cho Indonesia vì phán quyết này quy định rằng "đường 9 đoạn” là phi pháp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Phán quyết này tái khẳng định chính sách của Indonesia về thực thi chủ quyền lãnh thổ đối với EEZ của mình trong mọi sự cố với Trung Quốc ở Biển Bắc Natuna.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Jakara đã thể hiện phản ứng nhạt nhẽo đối với phán quyết của tòa. Họ cho rằng Indonesia có thể làm được nhiều hơn nữa trong cách thức hưởng ứng phán quyết này bằng cách thúc đẩy phán quyết này được chính thức đưa vào các tuyên bố chính sách đối ngoại của Indonesia hoặc các tuyên bố chính sách đối ngoại liên quan Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bộ Ngoại giao Indonesia đã sử dụng những từ ngữ tương đối trung lập để nói về quan điểm của Jakarta về phán quyết này. Indonesia kêu gọi tất cả các bên tìm cách kiềm chế, tránh những hành động gây leo thang căng thẳng và tránh để xảy ra những hành động quân sự đe dọa hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.

Indonesia kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình về các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông theo luật lệ quốc tế.

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây căng thẳng với các nước Đông Nam Á khác ở Biển Đông, Indonesia lẽ ra đã có thể sử dụng đà thắng lợi của phán quyết này để xây dựng một chương trình nghị sự mang tính hợp tác với các nước láng giềng.

Indonesia, Malaysia và Việt Nam đều có chung một mối đe dọa đối với an ninh hàng hải của mình và đều phản đối "đường 9 đoạn”. Ba nước có thể sử dụng nền tảng chung này để tạo dựng hợp tác về chia sẻ thông tin về những mối đe dọa an ninh đang nổi đồng thời duy trì các cuộc tuần tra hàng hải phối hợp trong khu vực.

Mặc dù Indonesia không phải là một bên tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông, song nước này có lợi từ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế nói trên. Indonesia đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực khi hợp tác với các nước Đông Nam Á khác để duy trì hòa bình và ổn định. Jakarta cũng cần khám phá những lĩnh vực hợp tác với các nước có cùng quan điểm đối với UNCLOS và phạm vi áp dụng của công ước này trong khu vực.

Biển Đông - Liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Biển Đông - Liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc?

TGVN. Đài NHK ngày 26/6 có bài nhận định Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 thu hút sự chú ý của dư luận ...

'Cuộc chiến' công thư: Cơ sở pháp lý kiểu... Trung Quốc trên Biển Đông đang lung lay

'Cuộc chiến' công thư: Cơ sở pháp lý kiểu... Trung Quốc trên Biển Đông đang lung lay

TGVN. Sau những diễn biến gần đây, Biển Đông một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận không chỉ ở Đông Nam Á, bắt đầu ...

Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông

Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông

TGVN. Indonesia sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông để đối phó với các “hành động khiêu khích của Trung Quốc”.

(theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động