Tương lai nào cho quan hệ Trung - Đài?

Cuối tháng Năm vừa qua, bà Thái Anh Văn đã chính thức nhậm chức lãnh đạo cao nhất Đài Loan. Sự kiện này đánh dấu những thay đổi trong chính sách của vùng lãnh thổ này đối với Trung Quốc đại lục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong lai nao cho quan he trung dai Việt Nam phản đối Đài Loan đưa quan chức ra thăm đảo Ba Bình
tuong lai nao cho quan he trung dai Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan

Từ góc độ lịch sử, chính sách của các đời lãnh đạo Đài Loan tiền nhiệm như Lý Đăng Huy (1988-2000) hay Trần Thủy Biển (2000-2008) nhìn chung đều khiến đối đầu quân sự và ngoại giao giữa hai bờ eo biển Đài Loan lên cao. Chiến thắng của ông Mã Anh Cửu vào năm 2008 là tương đối bất ngờ và việc tái cử năm 2012 được coi là sự chứng thực cho những chính sách ôn hòa của ông Mã đối với Trung Quốc đại lục.

Việc bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân tiến (DPP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 là một bước chuyển lịch sử, nếu nhìn ở khía cạnh bà Thái trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Đài Loan. Xét về logic, bà Thái không có động lực gì để nhượng bộ Trung Quốc đại lục. Trong cuộc bầu cử năm 2012, bà Thái kém ông Mã chỉ 5% số phiếu ủng hộ. Nhiều cố vấn của bà Thái quy thất bại đó cho sự băn khoăn của cử tri đối với định hướng chính sách cứng rắn của DPP trong quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng có lẽ, bà Thái không có nhiều sự lựa chọn chính sách cho quan hệ giữa hai bên bị chia tách bởi eo biển Đài Loan.

Nhân tố chi phối chính sách

Trong 25 năm kể từ khi quan hệ hai bờ tan băng, nhiều nhà phân tích Đài Loan cho rằng một vấn đề đáng lưu tâm là cán cân quyền lực đã chuyển theo hướng nghiêng về phía Trung Quốc đại lục, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Để khôi phục lại nền kinh tế đang khó khăn, bà Thái dự trù những kế hoạch từ việc tái sinh năng lực sản xuất công nghiệp của Đài Loan tới việc định hướng thương mại vào các nước Đông Nam Á, cũng như tìm kiếm những cơ hội thông qua việc tích cực tham gia vào những cơ chế thương mại mới chẳng hạn như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP). Tuy nhiên, tất cả những kế hoạch đó cần có thời gian để triển khai, và không kế hoạch nào có thể bù đắp cho tác động tiêu cực từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc đại lục trong trường hợp quan hệ chính trị giữa hai bờ trở nên căng thẳng.

tuong lai nao cho quan he trung dai
Bà Thái Anh Văn (áo trắng) nhậm chức lãnh đạo cao nhất của Đài Loan hôm 20/5. (Nguồn: New York Times).

Về mặt chính trị, không có nghi ngờ bà Thái sẽ phải kiểm soát nội chính chặt hơn những người tiền nhiệm, bởi rất nhiều người có quan điểm đối lập với bà Thái. Ước tính 20% thành viên DPP được coi là những người phản đối gay gắt bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc đại lục mà có thể đe dọa đến hiện trạng chính trị hiện nay của Đài Loan.

Nếu bà Thái ly khai khỏi chính sách truyền thống, bà không chỉ sẽ phải đối diện với sự phản đối trong DPP, mà còn có khả năng một số lãnh đạo DPP (bị gạt ra trong buộc bầu cử vừa qua hoặc trong quá trình sắp xếp nhân sự sau bầu cử) sẽ sử dụng những rạn nứt đó để tập hợp lực lượng và làm dấy lên tình trạng phân chia bè phái mà bà Thái đã cố gắng kiểm soát trong vài năm qua. Để thực hiện những thay đổi đòi hỏi một vốn chính trị lớn và bà Thái sẽ phải hiện thực hóa những lời hứa trong lúc vận động bầu cử. Bên cạnh đó, còn có những lĩnh vực quan trọng mà năng lực của bà Thái chưa được kiểm nghiệm, chẳng hạn như việc chỉ đạo những cơ quan chủ chốt mà lâu nay Quốc dân Đảng (KMT) nắm giữ như bộ máy quân đội và an ninh.

Năng lực xử lý quan hệ với Trung Quốc đại lục của bà Thái cũng sẽ bị tác động mạnh bởi một nhân tố bên ngoài là Mỹ. Trong khía cạnh này, “đất” để bà Thái quản lý chính sách với Trung Quốc đại lục thậm chí còn bị hạn chế hơn những vấn đề kinh tế và chính trị trong nội bộ. Mỹ hiện nay đang coi Trung Quốc đại lục là một mối đe dọa về quân sự, và những hành động quyết đoán trên Điển Đông của Bắc Kinh làm Washington thêm lo ngại.

Tuy nhiên, Mỹ không sẵn sàng và cũng không thể đối đầu với Trung Quốc một cách toàn diện. Kết quả là Mỹ đang theo đuổi một cách tiếp cận nước đôi với Đài Loan trong quan hệ với Trung Quốc. Mỹ công khai nói với cả hai phía eo biển rằng Mỹ không cần phải can thiệp nếu Trung Quốc và Đài Loan duy trì được mối quan hệ hòa bình và ổn định. Mặt khác, Mỹ rõ ràng đang giám sát chặt chẽ bất cứ động thái nào từ chính quyền mới của Đài Loan và sẽ không ngại hành động nếu Đài Loan vượt ra khỏi những giới hạn nào đó. Bà Thái sẽ phải sử dụng nhiều kỹ năng chính trị để lách vào khoảng hẹp được tất cả các bên cùng chấp nhận trong quan hệ hai bờ, mà khoảng đó không được xác định bởi riêng Đài Loan mà cả Mỹ.

Khó có đột phá

Chỉ 4 ngày sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, bà Thái đã vạch ra những gì được coi là nền tảng chính trị cho quan hệ hai bờ, bao gồm thực tiễn lịch sử của đàm phán năm 1992, khuôn khổ địa vị pháp lý hiện nay của Đài Loan, những kết quả của đàm phán, thương mại và trao đổi trong hai thập kỷ qua, nguyên tắc dân chủ và ý kiến công luận của Đài Loan.

Bà Thái không đi chệch nhiều khỏi những nền tảng đó, dù bà đã cố gắng gửi một số tín hiệu cho thấy bà muốn tìm kiếm một mối quan hệ ổn định với Trung Quốc đại lục. Ví dụ, khi nhìn vào danh sách những quan chức đầu tiên trong nội các được chỉ định, chúng ta sẽ thấy xu hướng sử dụng những quan chức thực dụng và có hơi hướng doanh nhân chứ không phải những người đặt nặng tư tưởng chính trị hay cổ vũ nền độc lập thái quá. Đây là một tín hiệu mà bà Thái gửi đến Trung Quốc đại lục rằng bà muốn đảm bảo duy trì tình trạng như hiện nay.

Tuy nhiên, do bà Thái khó có thể đưa ra chính sách mang tính đột biến cùng với nghi ngại lâu nay của Trung Quốc đại lục về ý định và hành động của DPP nên cũng có thể thấy quan hệ hai bờ eo biển khó có bước đột phá. Dù vậy, sự lạc quan chứ không phải sự bi quan mới thúc đẩy lịch sử. Giai đoạn đầu nhiệm kỳ sẽ được bà Thái sử dụng như một cơ hội để xác định và tập trung vào một số lĩnh vực mà cả hai bên eo biển đều xác định đó là lợi ích song trùng. Ví dụ, bà Thái có thể tập trung vào mối liên hệ về kinh tế, văn hóa và đạo đức của người dân ở hai bờ eo biển.

Những tuyên bố và hành động đó có thể không làm Trung Quốc đại lục thỏa mãn nhưng ít nhất cũng sẽ gỡ bỏ những lo ngại của Bắc Kinh. Và bà Thái cùng chính quyền đại lục sẽ có thêm thời gian và không gian để hiểu nhau hơn và tìm kiếm những nguyên tắc hợp tác mới. Để hợp tác cần phải mở một kênh đối thoại, đó là điều quan trọng nhất trong quan hệ hai bờ eo biển hiện nay hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Phía đại lục cũng không có nhiều lựa chọn, và có thể đối diện với một thế lưỡng nan. Nếu Trung Quốc đại lục sử dụng cách tiếp cận theo kiểu “chấp nhận hay không chấp nhận” để phản ứng lại bất kỳ quan điểm hay phát ngôn nào của bà Thái về quan hệ hai bờ thì có thể sẽ phải chịu phản ứng ngược. Lúc đó, một thời kỳ lạnh nhạt trong quan hệ hai bờ eo biển như thời kỳ của nhà lãnh đạo Trần Thủy Biển sẽ lặp lại với sự nổi bật của những lực lượng ủng hộ “Đài Loan độc lập”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói “chủ trương thống nhất đất nước không chỉ về hình thức mà quan trọng hơn, đó là sự liên hệ về tinh thần của hai phía”. Từ quan điểm đó, có thể thấy rằng lợi ích rõ ràng nhất cho Trung Quốc trong thời kỳ này là duy trì cách tiếp cận “cho và nhận” hơn là “chấp nhận hoặc không chấp nhận”. Dù vẫn tiếp tục muốn quan hệ nồng ấm về kinh tế với Trung Quốc đại lục nhưng nhà lãnh đạo mới của Đài Loan sẽ làm tất cả để đảm bảo hòa bình, ổn định và nguyên trạng trong quan hệ giữa hai bờ.

Trong diễn văn nhậm chức, bà Thái Anh Văn cho biết Đài Loan sẽ đóng vai trò trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định với Trung Quốc đại lục và sẽ là một “người bảo vệ trung thành cho hòa bình”. Bà Thái nhấn mạnh: “Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng nền hòa bình khu vực và an ninh chung. Chúng tôi sẽ nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển”.

Bà Thái Anh Văn sinh năm 1956 ở Bình Đông, Đài Loan trong một gia đình khá giả. Bà tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Quốc lập Đài Loan năm 1978, sau đó theo học Đại học Cornell (Mỹ) và Đại học Kinh tế và Chính trị London (Anh), rồi quay về nước trở thành giáo sư đại học.

Nhà lãnh đạo Đài Loan từng tự mô tả mình là một “nhân vật chính trị không điển hình” vì không có tham vọng và khát khao quyền lực của một chính trị gia. Báo Financial Times mô tả bà Thái là người “nói chuyện nhỏ nhẹ, sống độc thân cùng hai con mèo”.

Bà Thái từng tiết lộ, bà thích tính linh hoạt và sức mạnh của “bà đầm thép” Margaret Thatcher, đồng thời ngưỡng mộ sự quyết đoán của nữ chính trị gia Đức Angela Merkel.

tuong lai nao cho quan he trung dai Khẩn trương hỗ trợ thuyền viên Việt Nam bị tên lửa Đài Loan bắn trúng

Trên chiếc tàu gặp nạn có 4 người, trong đó có một công dân Việt Nam.

tuong lai nao cho quan he trung dai Chủ tịch Trung Quốc gặp lãnh đạo Đài Loan sau 66 năm

Chiều 7/11, tại Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã có cuộc ...

tuong lai nao cho quan he trung dai Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở eo biển Đài Loan

Hôm nay 11/9, quân đội Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài ba ngày tại eo biển Đài Loan, ngay ...

Nghiêm Tuấn Hùng

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động