Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Nhất Phong
Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời dứt khoát từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức tại Vilnius vào ngày 11-12 tháng 7. Kết thúc hội nghị Ukraina không nhận được lời mời gia nhập liên minh.
Tổng thống Ukraine Zelensky cùng lãnh đạo các nước NATO tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Vilnius, Lithuania, tháng 7/2023. Kết thúc Hội nghị, Ukraina không nhận được lời mời gia nhập liên minh. (Nguồn: Anadolu Agency)

Nếu không có sự hỗ trợ quân sự mới từ Mỹ, lực lượng trên bộ của Ukraine sẽ không thể giữ vững phòng tuyến trước sức mạnh của quân đội Nga. Trong bối cảnh đó, Hạ viện Mỹ phải bỏ phiếu càng sớm càng tốt để thông qua gói chi tiêu khẩn cấp mà Thượng viện đã thông qua với tỷ lệ áp đảo vào tháng 2 vừa qua. Ưu tiên cấp bách nhất là cung cấp kinh phí để tiếp tế đạn pháo, tên lửa phòng không, tên lửa tấn công và các nhu yếu phẩm quân sự quan trọng khác cho Kiev.

Ukraine cần gì ở NATO

Nhưng ngay cả khi Ukraine nhận được những hỗ trợ cần thiết này từ các đồng minh, câu hỏi cơ bản vẫn là: Làm thế nào để giúp Ukraine đảm bảo tương lai cho chính họ? Đó là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo NATO cần phải trả lời khi họ gặp nhau vào tháng 7 tới tại Washington nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh.

Đối với NATO, xung đột giữa Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ vì lãnh thổ. Nó còn liên quan đến tương lai chính trị của Ukraine. Đại đa số người dân Ukraine muốn đất nước họ trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu (EU).

Tin liên quan
NATO chỉ là ‘củ cà rốt’, Mỹ và đồng minh NATO chỉ là ‘củ cà rốt’, Mỹ và đồng minh 'biết' Ukraine sẽ không bao giờ là thành viê

Từ năm 2023, EU đã mở các cuộc đàm phán về việc kết nạp với Ukraine. Nhưng quá trình này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành. Trong khi đó, Ukraine đang tìm kiếm lời mời gia nhập càng sớm càng tốt từ NATO. Thế nhưng, các nước NATO dường như lại đang bị chia rẽ về việc khi nào Kiev nên tham gia.

Một số thành viên, dẫn đầu là các nước vùng Baltic, Ba Lan và Pháp, muốn liên minh đưa ra lời mời chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh Washington vào tháng 7 năm nay. Họ tin rằng việc các khoảng trống an ninh ở châu Âu tồn tại quá lâu khiến Nga có cơ hội lấp đầy những vùng xám đó như đã làm với Ukraine, Gruzia và Moldova.

Trong khi đó, các thành viên khác, bao gồm cả Mỹ và Đức, lại không sẵn sàng tiến nhanh như vậy trong việc kết nạp Ukraine vào NATO. Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte, người có thể sẽ trở thành Tổng thư ký tiếp theo của NATO, đã tóm gọn quan điểm này tại Hội nghị an ninh Munich hồi tháng 2 vừa qua rằng: “Chừng nào xung đột còn tiếp diễn, Ukraine không thể trở thành thành viên NATO”.

Các cựu quan chức cũng đã đề xuất nhiều ý tưởng khác nhau để thu hẹp khác biệt về quan điểm này. Một là đưa ra lời mời tới Ukraine nhưng không thực hiện cho đến một thời điểm không xác định nào đó. Đây sẽ là hành động tượng trưng cho có, bởi không có điều khoản nào trong Hiệp ước được áp dụng cho đến khi tất cả 32 thành viên phê chuẩn việc Ukraine gia nhập. Một ý tưởng khác là mời Ukraine bắt đầu đàm phán gia nhập, mượn mô hình từ quá trình mở rộng của EU. Tuy nhiên, các ứng cử viên EU muốn đi theo con đường quen thuộc, áp dụng và thực thi bộ luật của EU trong nhiều năm.

Quy trình tương tự tại NATO là Kế hoạch Hành động thành viên (MAP), nhưng tại thượng đỉnh Vilnius vào năm 2023, các thành viên NATO đã nhất trí Kiev đã đáp ứng “quá đủ điều kiện” cho quy trình này. Trừ khi xác định rõ ràng mục tiêu và thời gian diễn ra của các cuộc đàm phán, việc mời Ukraine bắt đầu các cuộc đàm phán sẽ khiến nước này rơi vào “thế chấp chới” mà họ đang mắc kẹt từ năm 2008, khi NATO chấp thuận Ukraine “sẽ trở thành” thành viên của liên minh.

Hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tháng 7 tới có thể sẽ tạo cơ hội thu hẹp khoảng cách này và xây dựng đồng thuận trong liên minh về Ukraine. Bước đầu tiên là làm rõ những cải cách Ukraine cần hoàn thành và những điều kiện nước này cần đạt được trước khi có thể gia nhập liên minh.

Thứ hai, NATO cần đảm nhận việc điều phối hỗ trợ quân sự được cung cấp bởi liên minh hơn 50 quốc gia, giúp Ukraine xây dựng một quân đội hiện đại, có khả năng phối hợp tác chiến. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo NATO cần tăng cường hỗ trợ khả năng phòng thủ của Ukraine bằng cách cung cấp các loại vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như tên lửa tầm xa, loại vũ khí mà một số thành viên NATO không sẵn lòng cung cấp.

Tương lai NATO của Ukraine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Vilnius ở Lithuania tháng 7/2023, thay vì nhất trí đưa ra lời mời mà Ukraine mong muốn, các nhà lãnh đạo NATO đã trì hoãn xử lý vấn đề này, hứa hẹn rằng “tương lai của Ukraine là ở NATO”, đồng thời lưu ý rằng họ sẽ chỉ đưa ra lời mời “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”.

Mặc dù Ukraine có thể sẽ không được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh tại Washington, nhưng ý tưởng từ Hội nghị Vilnius lại gợi ý cho hướng đi phía trước: NATO phải làm rõ những điều kiện nào Ukraine phải đáp ứng, sau đó mời Kiev tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp tại Hội đồng NATO-Ukraine về thời điểm và cách thức thực hiện những điều kiện này.

Để đạt được đồng thuận giữa các đồng minh, các nhà lãnh đạo NATO sẽ phải thống nhất 2 điều kiện trước khi chính thức mời Ukraine gia nhập liên minh. Đầu tiên, Ukraine phải hoàn tất cải cách dân chủ, chống tham nhũng và an ninh được nêu trong Chương trình thường niên quốc gia của Ukraine - cấu trúc chính thức chuẩn bị cho Kiev trở thành thành viên NATO.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Washington, các nhà lãnh đạo NATO có thể sẽ cam kết trợ giúp Kiev hoàn tất những cải cách này trong vòng một năm. Thứ hai, cuộc xung đột ở Ukraine phải chấm dứt. Chừng nào xung đột quân sự còn diễn ra ở Ukraine, tư cách thành viên của nước này trong liên minh vẫn có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa NATO với Nga - canh bạc mà hầu hết các thành viên NATO không sẵn sàng đánh cược.

Trước khi điều kiện thứ hai có thể được đáp ứng, NATO phải xác định như thế nào mới được coi là kết thúc thỏa đáng cho cuộc chiến Nga-Ukraine. Cuộc chiến này không thể coi là kết thúc chỉ bởi nó yêu cầu một thỏa thuận hòa bình - điều rất khó để đạt được trong thời gian sớm. Niềm tin phổ biến rằng tất cả cuộc chiến đều kết thúc thông qua đàm phán là sai lầm.

Hầu hết các cuộc xung đột đều kết thúc bằng việc cả 2 bên đều kiệt sức hoặc một bên giành chiến thắng mà hầu như không cuộc chiến nào kết thúc được bằng thương lượng hoà bình. Trong tương lai, kết quả tốt nhất có thể hy vọng là cuộc chiến sẽ rơi vào trạng thái “đóng băng” - sự thù địch dừng lại khi chưa có được giải pháp chính trị mà các bên đều hài lòng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Washington tới đây, các nhà lãnh đạo NATO có thể sẽ đồng thuận mời Ukraine gia nhập một khi cuộc xung đột tại Ukraine đã kết thúc một cách thỏa đáng: Hoặc Ukraine giành chiến thắng, điều rất khó xảy ra, hoặc thông qua một lệnh ngừng bắn hay đình chiến lâu dài. Sau khi Ukraine gia nhập NATO, cam kết phòng thủ tập thể của liên minh theo Điều 5 sẽ chỉ áp dụng cho các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Kiev. Điều kiện này là rất khó chấp nhận đối với Kiev, bởi họ lo sợ đất nước sẽ bị chia cắt lâu dài. Tuy nhiên, viễn cảnh cuộc xung đột đóng băng có thể khiến Kiev quyết định củng cố lãnh thổ mà nước này kiểm soát và đảm bảo tư cách thành viên NATO. Các nhà lãnh đạo liên minh có thể sẽ cần làm rõ rằng nếu giao tranh tái diễn do các hành động quân sự của Ukraine thì Điều 5 sẽ không được áp dụng.

Trong lịch sử, từng có trường hợp mở rộng đảm bảo an ninh cho một quốc gia đối với vùng biên giới tranh chấp. Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung giữa Mỹ và Nhật Bản, được ký năm 1960, cam kết Mỹ chỉ bảo vệ “lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản”, chứ không bao gồm các vùng lãnh thổ phía Bắc bị Liên Xô chiếm giữ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tương tự, khi Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO vào năm 1955, Điều 5 cũng chỉ áp dụng cho Tây Đức, còn Đông Đức, bao gồm cả vùng đất dân chủ ở Tây Berlin, đã bị loại trừ cho đến khi nước Đức thống nhất vào năm 1990. Trước khi được cấp tư cách thành viên, Tây Đức phải đồng ý “không bao giờ sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu thống nhất nước Đức hoặc sửa đổi ranh giới hiện tại của Cộng hòa Liên bang Đức”.

Cũng dễ hiểu khi tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius năm 2023, các quan chức Ukraine lo ngại rằng các điều kiện là “mật mã” cho các mục tiêu không cố định. Chừng nào NATO không xác định các điều kiện, tổ chức này luôn có thể tạo thêm rào cản để Ukraine giải quyết. Ukraine xứng đáng nhận được câu trả lời rõ ràng, và NATO cần xác định thuật ngữ cho sự thống nhất và gắn kết nội bộ của chính tổ chức này. Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, tất cả 32 thành viên sẽ phải thống nhất xung quanh sự hiểu biết chung về con đường trở thành thành viên NATO của Ukraine.

Tổng thống Ukraine tại thượng đỉnh NATO ở Lithuania, tháng 7/2023. (Nguồn: Sputnik)
Tổng thống Ukraine tại Thượng đỉnh NATO ở Lithuania, tháng 7/2023. (Nguồn: Sputnik)

Điều kiện tiên quyết cho Kiev

Có thể, việc phải chấm dứt xung đột vũ trang là điều kiện tiên quyết để Ukraine gia nhập NATO sẽ là một trong những lý do để Moscow kéo dài cuộc xung đột. Chừng nào chiến dịch đặc biệt của Nga còn tiếp tục, thì NATO sẽ không chấp nhận Ukraine là thành viên mới. Đó là lý do Kiev và đồng minh phải thể hiện sự quyết tâm của họ. Họ phải thuyết phục được Moscow rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến không thể thắng. Và để làm được điều đó, các nhà lãnh đạo NATO cần nhất trí về 3 biện pháp bổ sung, tất cả đều nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine và giúp nước này xây dựng quân đội hiện đại.

Đầu tiên, NATO phải thay thế Mỹ lãnh đạo Nhóm Liên kết Phòng thủ Ukraine (UDCG) - liên minh gồm khoảng 50 quốc gia hội kiến thường xuyên để thảo luận về nhu cầu quân sự của Ukraine và quyết định quốc gia nào sẽ cung cấp thiết bị cần thiết. Việc mở rộng vai trò của NATO sẽ thể chế hóa hỗ trợ của liên minh dành cho Ukraine, đảm bảo tính liên tục khi cam kết của Mỹ đối với Ukraine đang bị nghi ngờ.

Thứ hai, NATO phải hợp tác với Ukraine để đưa ra tầm nhìn dài hạn cho quân đội nước này. Hiện tại, nhiều liên minh đang tập trung vào các yếu tố khác nhau: Rà phá bom mìn, năng lực của máy bay F-16, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xe thiết giáp và pháo binh, cũng như khả năng tấn công tầm xa. NATO có thể và nên phối hợp với những nỗ lực này để giúp quân đội Ukraine phát triển thành một lực lượng thống nhất và có đầy đủ khả năng phối hợp tác chiến.

Thứ ba, NATO nên thành lập một phái bộ huấn luyện cho Ukraine, đảm nhận việc phối hợp huấn luyện các lực lượng Ukraine từ Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia khác. Huấn luyện có ý nghĩa quan trọng đối với binh sĩ Ukraine đang ở trên chiến trường cũng như khả năng phối hợp tác chiến của lực lượng Ukraine trong tương lai.

Mục đích của 3 biện pháp trên không phải giảm sự tham gia của từng quốc gia mà là nâng cao hiệu quả của những nỗ lực hỗ trợ Ukraine hiện nay bằng cách đưa chúng vào phạm vi quản lý của NATO. Việc thể chế hóa những chức năng này trong NATO sẽ gửi tín hiệu đến Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng sự hỗ trợ mạnh mẽ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ khiến Moscow gặp khó khăn.

Bán vũ khí cho Ukraine, Mỹ nói Kiev không cần viện binh, cảnh báo 'không ngồi yên' nếu Nga thắng. (Nguồn: Reuters)
Mỹ và nhiều nước phương Tây đã cam kết cung cấp vũ khí cho Ukraine. (Nguồn: Reuters)

NATO có an toàn hơn nếu kết nạp Ukraine?

Tuy nhiên, không có nỗ lực dài hạn nào có ý nghĩa nếu Ukraine thất bại trong cuộc xung đột đang diễn ra. Đó là lý do tại sao NATO phải tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine và xem xét viện trợ cho Kiev những loại vũ khí hiện đang không được cung cấp, chẳng hạn như tên lửa ATACMS của Mỹ và tên lửa tầm xa Taurus của Đức.

Khi xung đột mới nổ ra, các thành viên NATO đã tìm cách cân bằng giữa hỗ trợ dành cho Ukraine với nhu cầu tránh đối đầu trực tiếp với Nga. Các nước NATO đã hạn chế các loại vũ khí mà họ sẽ gửi và hạn chế cách thức mà lực lượng Ukraine được phép sử dụng chúng, chẳng hạn như cam kết không được tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Sự do dự ban đầu của phương Tây là điều dễ hiểu. Nhưng một số quốc gia đã quá thận trọng trong thời gian dài. Một số thành viên NATO, như Đức và Mỹ, đã bày tỏ lo ngại khi gửi đi mọi thứ, từ xe tăng đến máy bay chiến đấu F-16. Nhưng tình hình đã thay đổi. Cuối cùng cũng nhận được sự chấp thuận từ Mỹ vào năm 2023, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy sẽ sớm gửi F-16 tới Kiev. Anh và Pháp là những quốc gia đầu tiên gửi tên lửa tầm xa vào năm 2023, giúp Ukraine có thể tấn công các mục tiêu ở Crimea…

Có ranh giới rõ ràng giữa việc đối đầu trực tiếp với lực lượng Nga và việc cung cấp cho Ukraine các phương tiện để tự vệ. Việc sử dụng lực lượng chiến đấu của NATO sẽ là sai lầm. Nhưng việc cung cấp cho Ukraine các khóa đào tạo, tình báo, giám sát, gây nhiễu và thiết bị quân sự lại là đúng đắn. Các thành viên NATO đã phải vật lộn trong việc tìm ra sự cân bằng thích hợp giữa nỗi sợ leo thang và niềm tin vào khả năng răn đe. Mặc dù NATO nên tiếp tục cảnh giác để tránh leo thang, nhưng họ có thể làm nhiều hơn để đảm bảo rằng Nga không giành chiến thắng.

Bên cạnh đó, NATO vẫn tiếp tục mở rộng về phía Đông, vốn cũng là một trong những lý do khiến Moscow tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine để ngăn chặn quá trình này. Nhưng hành động đó của Moscow lại khiến khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO gia tăng thay vì giảm đi. Và khi Phần Lan gia nhập NATO vào tháng 4/2023 với chất xúc tác được cho là do Moscow tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, biên giới đất liền của NATO với Nga đã tăng hơn gấp đôi.

Việc Thụy Điển gia nhập hồi đầu tháng 3/2024 đã biến biển Baltic thành “cái hồ” của riêng NATO. Và nếu Ukraine sớm trở thành thành viên NATO, thì cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng có thể được cho là một lý do giúp đẩy nhanh quá trình ra nhập NATO của Kiev với lập luận như vậy thì chính Ukraine cũng như toàn bộ châu Âu sẽ trở nên an toàn hơn.

Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ nước ngoài khổng lồ, Ukraine và Israel bày tỏ cảm kích, Nga nói gì?

Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ nước ngoài khổng lồ, Ukraine và Israel bày tỏ cảm kích, Nga nói gì?

Ngày 20/4, Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ lớn trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan (Trung Quốc) cùng ...

Ukraine tuyên bố tập trận chung với NATO bất chấp căng thẳng với Nga

Ukraine tuyên bố tập trận chung với NATO bất chấp căng thẳng với Nga

Ukraine sẽ tiến hành tập trận với NATO trong vài tháng tới, dù bước đi Nga phản đối.

Tổng thư ký Stoltenberg: Ukraine bị đánh bại 4 tháng nay, các thành viên có quyền giúp Kiev mà không khiến NATO 'liên lụy'

Tổng thư ký Stoltenberg: Ukraine bị đánh bại 4 tháng nay, các thành viên có quyền giúp Kiev mà không khiến NATO 'liên lụy'

Ngày 21/4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, các quốc gia thành viên có quân nhân tại đại sứ quán tương ứng ở ...

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Ngày 23/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đưa ra con số chi tiết về nhóm quân tăng viện của Tổ chức Hiệp ...

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống Alexander Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành “quốc gia tiền tuyến” vì nước này làm tăng ...

Ukraine hối thúc Mỹ đẩy nhanh chuyển giao vũ khí, nói chiến trường phụ thuộc vào tốc độ gửi đạn dược

Ukraine hối thúc Mỹ đẩy nhanh chuyển giao vũ khí, nói chiến trường phụ thuộc vào tốc độ gửi đạn dược

Tổng thống Zelensky khẳng định tình hình trên chiến trường phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ cung cấp đạn dược cho Ukraine và cho ...

(theo Foreign Affairs)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 22/5/2024: Sư Tử ấn tượng với nửa kia

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 22/5/2024: Sư Tử ấn tượng với nửa kia

Tử vi hôm nay 22/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 21/5 - SXMN 21/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 21/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 21/5 - SXMN 21/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 21/5

XSMN 21/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 21/5/2023. kết quả xổ số ngày 21 tháng 5. xổ số hôm nay 21/5. SXMN 21/5. XSMN ...
'Khuyên học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền được học tập của trẻ em'

'Khuyên học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền được học tập của trẻ em'

Việc khuyên học sinh yếu kém không nên thi lớp 10 là vi phạm quyền học tập của trẻ em...
Giá cà phê hôm nay 21/5/2024: Giá cà phê khó giảm sâu, nguồn robusta thiếu hụt có giúp thị trường trở về đỉnh cũ?

Giá cà phê hôm nay 21/5/2024: Giá cà phê khó giảm sâu, nguồn robusta thiếu hụt có giúp thị trường trở về đỉnh cũ?

Giá cà phê hôm nay 21/5/2024: Giá cà phê khó giảm sâu, nguồn robusta thiếu hụt có giúp thị trường trở về đỉnh cũ?
Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao?

Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao?

Sức khỏe của Thủ tướng Slovakia Roberto Fico đã ổn định, có sự cải thiện về lâm sàng và giao tiếp, các dấu hiệm viêm cũng đang giảm dần.
Chương trình ‘Thương hiệu Vàng thời đại số - GBDA Awards’ lần thứ I sẽ diễn ra vào tháng 8/2024

Chương trình ‘Thương hiệu Vàng thời đại số - GBDA Awards’ lần thứ I sẽ diễn ra vào tháng 8/2024

Được sự bảo trợ của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, sự đồng ...
Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao?

Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao?

Sức khỏe của Thủ tướng Slovakia Roberto Fico đã ổn định, có sự cải thiện về lâm sàng và giao tiếp, các dấu hiệm viêm cũng đang giảm dần.
Chính quyền Iran tiết lộ lý do vụ rơi trực thăng chở Tổng thống, cảm thán 'giá như', hậm hực với Mỹ vì nguyên nhân gián tiếp

Chính quyền Iran tiết lộ lý do vụ rơi trực thăng chở Tổng thống, cảm thán 'giá như', hậm hực với Mỹ vì nguyên nhân gián tiếp

Tổng thống Iran đã ngồi trên một chiếc trực thăng cũ kỹ - 'sản phẩm' của lệnh trừng phạt hàng không kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ.
Công tố viên ICC xin lệnh 'nóng' bắt giữ Thủ tướng Israel, Mỹ-Anh phản pháo, Washington dọa ra 'đòn' trả đũa để bảo vệ đồng minh Trung Đông

Công tố viên ICC xin lệnh 'nóng' bắt giữ Thủ tướng Israel, Mỹ-Anh phản pháo, Washington dọa ra 'đòn' trả đũa để bảo vệ đồng minh Trung Đông

Việc Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 20/5 ra đề xuất bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã vấp phải phản đối của Mỹ và Anh.
Quân đội Nga đưa Tổng thống Ukraine vào tầm ngắm, LHQ vẫn công nhận ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia

Quân đội Nga đưa Tổng thống Ukraine vào tầm ngắm, LHQ vẫn công nhận ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia

Nhiệm kỳ của Tổng thống Ukraine Zelensky kết thúc vào ngày 20/5, song trong thời gian thiết quân luật, Kiev sẽ không tiến hành bầu cử.
Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường

Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường

Thủ tướng Anh chính thức xin lỗi các nạn nhân và gia đình họ trong bê bối truyền máu nhiễm bệnh hồi thập niên 1970 và 1980 ở nước này.
Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Cuộc bầu cử bất thường để bầu ra Tổng thống mới của Iran sẽ được tổ chức vào ngày 28/6.
Hy vọng mới cho vấn đề Palestine

Hy vọng mới cho vấn đề Palestine

Việc Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an ủng hộ Palestine trở thành thành viên LHQ mang lại tia hy vọng mới cho Palestine...
Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc ngay sau khi tái cử phản ánh mối quan hệ ngày một khăng khít giữa hai cường quốc này.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Trung Quốc nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản: Liệu có khả thi?

Trung Quốc nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản: Liệu có khả thi?

Viết trên tờ SCMP, tác giả Frank Chen đã đặt câu hỏi liệu nhiều chính sách nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng có ngăn chặn được làn sóng suy thoái trên thị trường bất ...
Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Sự ra đi đột ngột của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có thể gây ra một cuộc tranh giành quyền lực ở Tehran và tác động tới khu vực.
Báo chí Argentina: Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Báo chí Argentina: Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Ngày 17/5, báo chí Argentina đã có bài viết ca ngợi cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người.
6 lý do đặc biệt 'dẫn lối' Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

6 lý do đặc biệt 'dẫn lối' Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được đánh giá là rất quan trọng và có nhiều lý do đặc biệt vào thời điểm này.
Kỳ vọng và trọng trách trên vai tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Kỳ vọng và trọng trách trên vai tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Các nhà bình luận cho rằng, tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov sẽ gia tăng sức mạnh kinh tế cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này.
Thuận lợi và thách thức đón chờ tân Thủ tướng Singapore

Thuận lợi và thách thức đón chờ tân Thủ tướng Singapore

Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong sẽ đối mặt với những thuận lợi và thách thức gì khi tiếp quản vị trí lãnh đạo từ Thủ tướng Lý Hiển Long?
Phiên bản di động