Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab:

Ưu nhược điểm trong chiến lược trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc

Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab đã đánh giá chiến lược AI của Trung Quốc trong cuốn sách mang tên “Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc Cựu Chủ tịch Google China nói gì về tiềm lực AI của Trung Quốc?
uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc Google khai tử mạng xã hội Google+
uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc
Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab. (Nguồn: WEF)

Đáng chú ý, Diễn đàn Kinh tế Thế giới mùa Đông năm 2016 ở Davos, Thụy Sĩ đã đặt chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, trong đó nhấn mạnh khoảng 15 năm tới, thế giới sẽ bước vào thời đại mới (tức sau năm 2030).

Chiến lược của Trung Quốc có gì hay?

Các phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên quan đến chủ đề này được trích dẫn rất nhiều trên phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó, sớm nhất là từ năm 2014, khi ông tham dự Đại hội Viện sĩ 2 Viện khoa học Trung Quốc. Tại hội nghị đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn là quan trọng nhất đối với sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN) ngày nay, sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng, to lớn đến các phương diện kinh tế chính trị quốc tế, tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay. Đảng và Chính phủ Trung Quốc coi trọng cao độ vấn đề này”.

Tại Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 31/10/2018, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ: “AI là động lực quan trọng của cuộc CMCN và KHCN mới, đẩy nhanh nỗ lực phát triển AI thế hệ mới chính là vấn đề chiến lược của Trung Quốc có nắm bắt được cơ hội trong cuộc CMCN và KHCN mới này hay không”.

uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc
Trung Quốc được cho là đang cạnh tranh với Mỹ trong chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: CafeF)

Theo đó, Trung Quốc đã tung ra các kế hoạch chiến lược như “Internet+” hồi tháng 3/2015, “Made in China 2025” hồi tháng 5/2015, gần đây nhất và toàn diện hơn cả là “Quy hoạch phát triển AI thế hệ mới” được Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành vào tháng 7/2017.

Trong văn kiện này, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu chiến lược ba bước gồm: (i) Đến năm 2020, tổng thể công nghệ và ứng dụng AI của Trung Quốc đồng bộ với trình độ tiên tiến trên thế giới, quy mô ngành công nghiệp cốt lõi AI vượt mức 150 tỷ Nhân dân tệ (hơn 21 tỷ USD), dẫn dắt các ngành công nghiệp liên quan đạt quy mô vượt mức 1.000 tỷ Nhân dân tệ; (ii) Đến năm 2025, một phần công nghệ và ứng dụng AI của Trung Quốc đạt đến trình độ dẫn đầu thế giới, quy mô ngành công nghiệp cốt lõi AI vượt mức 400 tỷ Nhân dân tệ, dẫn dắt các ngành công nghiệp liên quan đạt quy mô vượt mức 5.000 tỷ Nhân dân tệ; (iii) Đến năm 2030, lý thuyết AI, công nghệ và ứng dụng của Trung Quốc về tổng thể đạt đến trình độ dẫn đầu trên thế giới, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo AI chủ yếu trên thế giới, quy mô ngành công nghiệp cốt lõi AI vượt mức 1.000 tỷ Nhân dân tệ, dẫn dắt các ngành công nghiệp liên quan đạt quy mô vượt mức 10.000 tỷ Nhân dân tệ.

Năm ưu thế vượt trội

Ưu thế đầu tiên là sự ủng hộ của nhà nước đối với các chính sách và sự dẫn dắt của chiến lược mạnh mẽ có hiệu quả, qua đó đã hình thành nên bố cục có hệ thống cho sự phát triển ngành AI của Trung Quốc. Từ khi “Quy hoạch phát triển AI thế hệ mới” được ban hành, các bộ ngành liên quan như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đều nhất loạt đưa ra các kế hoạch hành động, dự án, biện pháp thực thi như “Kế hoạch hành động 3 năm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp AI thế hệ mới 2018-2020”.

Bên cạnh đó, gần 20 tỉnh, thành như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Đông đã đưa ra kế hoạch hành động và quy hoạch AI, tăng mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết lập cơ sở nghiên cứu, đưa ra cơ chế thu hút nhân tài, ưu đãi thuế… Tất cả những chính sách này đang phát huy hiệu quả, khiến các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ AI và đang dần hình thành cục diện 3 nhà (công nghiệp - đào tạo - nghiên cứu) cùng phối hợp thúc đẩy phát triển AI.

Thứ hai, Trung Quốc có nguồn tài nguyên dữ liệu to lớn, với 750 triệu người dùng mạng Internet và 720 triệu người dùng điện thoại di động. Với số lượng người dùng này, tỷ lệ tham gia mua bán trực tuyến đạt trên 55%, thanh toán qua điện thoại di động có quy mô lên đến 527 triệu người. Một số lĩnh vực ứng dụng dữ liệu đặc thù có quy mô cực lớn như khám chữa bệnh mỗi năm 8,18 tỷ lượt người, 300 triệu lượt người tiến hành chụp cắt lớp CT, 1 tỷ lượt người làm kỹ thuật số hóa hình ảnh (DR). Dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng năm vượt quá 40 tỷ kiện…

uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc
Mới đây, Trung Quốc vừa "trình làng" phát thanh viên AI đầu tiên trên thế giới, đúng vào dịp Trung Quốc tổ chức kỳ họp Lưỡng hội. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Thứ ba, Trung Quốc có môi trường ứng dụng phong phú, có thị trường Internet tương đối hoàn thiện với quy mô lớn nhất thế giới, không gian ứng dụng của AI trong lĩnh vực Internet vô cùng lớn. Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp chế tạo quy mô lớn, hiện đang đứng trước nhu cầu nâng cấp chuyển đổi mô hình sản xuất, do vậy có nhu cầu cực lớn đối với việc ứng dụng AI.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra nhanh chóng, các đô thị ngày càng mở rộng, ứng dụng AI để cải tiến cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ quản lý đô thị có tiềm năng rất lớn. Ngoài ra, Trung Quốc còn có dân số lớn nhất thế giới và đang đối diện với nguy cơ già hóa nhanh chóng, thu nhập của người dân tăng cao khiến cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ y tế, giáo dục, dưỡng lão ứng dụng AI ngày càng cao.

Thứ tư, đội ngũ nhân tài trẻ phát triển nhanh chóng, tập trung và có tiềm năng. Các quỹ nghiên cứu KHCN quốc gia được tăng cường hoặc ưu tiên tài trợ cho các dự án nghiên cứu liên quan đến AI; đồng thời mở rộng việc giáo dục đào tạo về AI đến tất cả các cấp học, đặc biệt chú trọng ở cấp Đại học và Nghiên cứu sinh; số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp về AI không ngừng gia tăng nhanh chóng; và số thanh niên, học giả từ nước ngoài quay trở về nước tăng mạnh kể từ khi Trung Quốc thực thi các chiến lược phát triển AI. Ví dụ, số du học sinh Trung Quốc tại Mỹ năm học 2017-2018 là 363.300 người, chiếm 1/3 tổng số lưu học sinh quốc tế tại Mỹ, trong đó 42,4% học các ngành KHCN, lĩnh vực toán và khoa học máy tính chiếm 15,5% (khoảng 50.000 người).

Thứ năm, đó là sự thiếu vắng của các tổ chức xã hội dân sự và các rào cản pháp lý (liên quan đến đạo đức trong nghiên cứu khoa học hoặc các quy định bảo vệ người dùng). Đây là điểm quan trọng nhất mà giới chuyên gia Trung Quốc không thừa nhận. Việc triển khai lắp đặt camera giám sát nhận diện khuôn mặt, hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân, hệ thống quản lý đô thị thông minh City brain trên toàn Trung Quốc đã tạo ra nhu cầu to lớn cho các công ty cung cấp giải pháp công nghệ và thiết bị ứng dụng AI. Điều này sẽ không thể thực hiện được ở phương Tây bởi liên quan tới việc xâm phạm quyền riêng tư, nhân quyền… Hay như việc ứng dụng thanh toán qua điện thoại Wechat, Alipay không phải là các công ty công nghệ Mỹ không làm được, mà do khó triển khai vì vướng các quy định về chống rửa tiền, chuyển tiền xuyên biên giới…

Những điểm yếu

Đầu tiên là nghiên cứu cơ bản về AI - ngành khoa học máy tính nghiên cứu cách thức tạo cho máy tính có khả năng nhận thức, tư duy và hành động như con người. AI được sáng lập bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth - nơi ngành học này ra đời. Nước Mỹ đã trải qua hơn 6 thập kỷ nghiên cứu và phát triển AI, trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu trong vài năm trở lại đây, do đó nền tảng lý thuyết cơ bản, các phát minh sáng tạo gốc chủ yếu vẫn là ở Mỹ.

Thứ hai, linh kiện thiết bị cao cấp, bao gồm các con chip cao cấp, bộ cảm biến (ngành công nghiệp chất bán dẫn) của Trung Quốc vẫn còn tương đối yếu và phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Mỹ và phương Tây như Intel, Qualcom, AMD…Hiện Tập đoàn Intel chiếm 70% thị phần toàn cầu về bộ xử lý hình ảnh (GPU), còn các doanh nghiệp Mỹ chiếm 90% thị phần chip toàn cầu.

uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc
Bên cạnh những ưu điểm, ngành công nghiệp AI của Trung Quốc cũng bộc lộ một số yếu điểm nhất định. (Nguồn: China News)

Thứ ba, Trung Quốc hiện vẫn chưa có các nền tảng R&D về phần cứng cũng như phần mềm trong lĩnh vực AI như Google Deepmind hay Microsoft AI Platform.

Thứ tư, tính đến năm 2017, đội ngũ nhân tài AI của Trung Quốc đã vượt quá 18.000 người, chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân tài trình độ cao của Trung Quốc lại tương đối thấp, chưa bằng 1/5 của Mỹ. Những người có vai trò quan trọng dẫn đầu đội ngũ AI ở các doanh nghiệp Trung Quôc hiện nay chủ yếu là từ nước ngoài trở về, còn đào tạo nhân tài trình độ cao ở trong nước vẫn thiếu hụt nghiêm trọng.

uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc Bất chấp căng thẳng, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ vẫn tăng

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại của nước này với Mỹ tăng lên mức cao ...

uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm mạnh

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Trung Quốc vào các lĩnh vực phi tài chính ...

uu nhuoc diem trong chien luoc ai cua trung quoc Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) phi tài chính của Trung Quốc trong tháng 5/2017 tiếp tục ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động