Vì sao tập trận Nga-Belarus Zapad-2021 khiến phương Tây ‘mất ăn mất ngủ’?

Vân Hà
Quân đội và thiết bị quân sự của Nga bắt đầu đến Belarus, chuẩn bị cho cuộc tập trận bốn năm một lần mang tên Zapad, sự kiện gây nhiều quan ngại với phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga-Belarus đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tập trận Zapad-2021. Trong ảnh là Tổng thống Alexander Lukashenko trong quân phục. (Nguồn: Getty)
Nga-Belarus đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tập trận Zapad-2021. Trong ảnh là Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. (Nguồn: Getty)

Ông Brian Whitmore, học giả cao cấp tại Trung tâm Âu Á của Hội đồng Đại Tây Dương, trợ lý Giáo sư tại Đại học Texas ở Arlington (Mỹ), đã đưa ra một số nhận định về cuộc tập trận gây tranh cãi này.

Ngày 27/7, Bộ Quốc phòng Belarus thông báo trên Telegram rằng quân đội Nga đã tới ga đường sắt Polonka ở phía Tây Belarus. Họ đã được các quân nhân thuộc Lữ đoàn cơ giới cận vệ số 11 của Belarus chào đón bằng nghi thức truyền thống với bánh mì và muối.

Các cuộc tập trận chiến lược Zapad-2021 sẽ được tổ chức trên lãnh thổ của Nga và Belarus bắt đầu từ ngày 10-16/9. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập, lực lượng vũ trang hai nước sẽ kiểm tra khả năng sẵn sàng bảo vệ quốc gia liên minh.

Bước khởi đầu ấn tượng

Đón khách danh dự bằng bánh mì và muối là nghi lễ ngoại giao truyền thống của các quốc gia thuộc Liên Xô. Bánh mì mang hy vọng về sự giàu có và sung túc, còn muối tượng trưng cho sự bảo vệ khỏi kẻ thù.

Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối không chỉ giúp chủ nhà bày tỏ lòng mến khách, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đáng tin cậy.

Vì vậy, thông qua nghi thức này, Minsk dường như muốn thể hiện sự coi trọng và mức độ thân thiết như “anh em một nhà” với Moscow.

Công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ độc lập Rochan Consulting, đơn vị đang theo dõi tiến trình Zapad-2021, đánh giá “màn ra mắt” của các đơn vị bộ binh nổi bật nhất, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu.

Được tổ chức bốn năm một lần, cuộc tập trận Zapad đang thu hút sự chú ý, khiến các quốc gia nằm ở phía Đông Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như các nhà hoạch định và phân tích quân sự phương Tây lo lắng, cảnh giác.

Khi Zapad-2017 diễn ra, ông Lukashenko dường như không muốn cuốn vào căng thẳng giữa Nga với phương Tây. (Nguồn: uacrisis)
Khi Zapad-2017 diễn ra, ông Lukashenko dường như không muốn cuốn vào căng thẳng giữa Nga với phương Tây. (Nguồn: uacrisis)

Nhìn lại cuộc tập trận Zapad-2017, một số nhà quan sát từng lo ngại rằng Nga có thể sử dụng Zapad để phát động một cuộc tấn công mới vào Ukraine, tạo ra hành động khiêu khích chống lại Ba Lan hay Lithuania, hoặc lấy cớ để đóng quân tại Belarus.

Trong khi những nỗi lo này chưa thành hiện thực, ngày càng xuất hiện nhiều quan ngại rằng cuộc tập trận Zapad, dự kiến diễn ra từ 10-16/9 năm nay, có thể khác.

Trong cuộc gặp với cộng đồng người Belarus ở New York (Mỹ) gần đây, lãnh đạo phe đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaya, bày tỏ lo ngại rằng chính quyền của Tổng thống Alexander Lukashenko “có thể sử dụng sự hiện diện của quân đội Nga để đe dọa các nước láng giềng phía Tây và cả Ukraine”.

Belarus của năm 2017

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Zapad-2017 và Zapad-2021 là bối cảnh chính trị.

Trở lại năm 2017, Tổng thống Lukashenko dường như không muốn cuốn vào căng thẳng giữa Nga với phương Tây. Do đó, ông Lukashenko đã cố gắng minh bạch mục đích của cuộc tập trận, vừa để bảo vệ chính mình vừa để trấn an các nước láng giềng phương Tây của Belarus rằng cuộc tập trận sẽ không được sử dụng làm tạo ra bất cứ mối đe dọa nào.

Khi đó, Tổng thống Lukashenko đã mời quan sát viên từ 7 quốc gia (Ukraine, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia, Thụy Điển và Na Uy) cũng như đại diện của Liên hợp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), NATO và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) để giám sát cuộc tập trận Zapad-2017 diễn ra trên lãnh thổ Belarus.

Tổng thống Belarus đồng thời cố gắng bảo đảm với Ukraine, Ba Lan và các nước Baltic rằng ông sẽ không cho phép lãnh thổ Belarus được sử dụng để tấn công hoặc đe dọa an ninh các quốc gia này.

Vào thời điểm đó, Nga bày tỏ không hài lòng với ông Lukashenko đến mức cả Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đều không đến thăm Belarus trong suốt cuộc tập trận và các chỉ huy của quân đội Nga cũng không ở lại dùng tiệc chiêu đãi sau cuộc tập trận.

Ông Lukashenko đáp lại bằng việc hủy bỏ kế hoạch xuất hiện chung với ông Putin tại một căn cứ quân sự của Nga.

Sau cuộc tập trận, ông còn công khai nhấn mạnh mong muốn cải thiện quan hệ với phương Tây.

Thời thế đổi thay

Tuy nhiên, tình hình chính trị hiện nay đã khác, không khí trong giai đoạn chuẩn bị cho Zapad-2021 dường như đáng lo ngại hơn năm 2017.

Quyết sách gây tranh cãi của Tổng thống Lukashenko đối với phe đối lập ​​sau cuộc bầu cử tổng thống đầy sóng gió vào tháng 8 năm ngoái, cùng với việc Belarus buộc chuyển hướng và hạ cánh chuyến bay mang số hiệu 4978 của hãng hàng không Ryanair để bắt giữ nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich vào tháng 5 vừa qua, đã khiến Tổng thống Belarus trở thành “nhà độc tài” không được lòng phương Tây.

Bởi vậy hiện giờ, ông Lukashenko không còn lựa chọn nào khác là bắt tay với Moscow.

Liên minh châu Âu (EU) nhiều lần cho rằng ông Lukashenko đã biến Belarus thành một mặt trận tiềm năng trong căng thẳng Nga-Ukraine, đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng thương mại giữa châu Âu và châu Á, đồng thời tiếp tay cho người di cư bất hợp pháp vào Lithuania.

Trong khi đó, Nga đã và đang mở rộng dấu ấn chính trị, kinh tế và quân sự của mình tại Belarus.

Hai nước đang tiến hành số lượng các cuộc tập trận kỷ lục trong năm nay trước thềm Zapad-2021. Đồng thời, Nga liên tục luân chuyển lực lượng của mình tại đây, đồng nghĩa với việc trên thực tế có sự hiện diện thường trực của quân đội Nga ở Belarus.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko trên du thuyền tại khu nghỉ dưỡng Sochi, bên bờ Biển Đen. (Nguồn: Sputnik)
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko trên du thuyền tại vùng biển Sochi, ngày 29/5. (Nguồn: Sputnik)

Nga và Belarus cũng đã công bố kế hoạch thành lập ba trung tâm huấn luyện quân sự chung thường trực ở các vùng Nizhny Novgorod và Kaliningrad của Nga và ở khu vực Grodno phía Tây của Belarus, giáp với các nước thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania.

Đáng chú ý là giờ đây, ông Lukashenko dường như không còn giữ lập trường phản đối một căn cứ không quân mới của Nga trên lãnh thổ Belarus.

Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn chưa đủ để khiến các nhà hoạch định quân sự phương Tây “mất ăn mất ngủ” bằng việc Moscow đang tiếp tục đóng quân tại các khu vực biên giới của Nga gần với Ukraine với lý do là để chuẩn bị cho Zapad-2021.

Trước đó vào tháng 4, Nga đã điều quân đến biên giới Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đụng độ mới.

Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu ra lệnh cho quân đội quay trở lại căn cứ nhưng theo các quan chức Ukraine, khoảng 80% binh lính và thiết bị quân sự vẫn ở lại khu vực biên giới.

Đó là những dấu hiệu ban đầu cho thấy Zapad-2021 của Nga-Belarus sẽ là một cuộc tập trận rất khác so với Zapad-2017.

Điều này đồng nghĩa rằng tháng 9 tới đây sẽ là một khoảng thời gian căng thẳng đối với NATO, Ukraine và các nước láng giềng phía Tây của Belarus.

Phi công có thể điều khiển Su-57 bằng mắt

Phi công có thể điều khiển Su-57 bằng mắt

Trong tương lai, phi công tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 của Nga sẽ có thể điều khiển máy bay thông qua ánh mắt, ...

Tàu ngầm Nga với 'ngư lôi ngày tận thế' khiến người Mỹ lo ngại

Tàu ngầm Nga với 'ngư lôi ngày tận thế' khiến người Mỹ lo ngại

Báo The National Interest (Mỹ) viết, tàu ngầm K-329 Belgorod tối tân, được trang bị ngư lôi tự hành Poseidon, là một trong những con ...

(theo Atlantic Council)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động