TIN LIÊN QUAN | |
Quốc hội kêu gọi hành động ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học | |
Đa dạng sinh học có giúp giảm bệnh tật? |
Đá vôi, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo, là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xi măng. Việt Nam là nước sản xuất xi măng lớn nhất Đông Nam Á, với 58 tổ hợp nhà máy xi măng sản xuất 91,4 tấn một năm. Trong khi đó, Indonesia đứng thứ hai chỉ có 15 tổ hợp nhà máy với khả năng sản xuất 63,1 tấn một năm.
Tuy nhiên, khi Việt Nam bùng nổ công trường khai thác đá vôi, việc đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường chưa được xem xét đầy đủ đối với những vùng núi đá có tính sinh thái độc đáo hoặc những hậu quả nghiêm trọng của việc khai thác đá vôi đối với hệ sinh thái đó.
Fauna & Flora International (FFI), tổ chức bảo tồn sinh thái thành lập vào năm 1903 và đang hoạt động trên 40 quốc gia, cho biết các công ty xi măng đã phá hủy ước tính 42% những ngọn đồi đá vôi ở Hòn Chông. Theo báo cáo của FFI, trên các đỉnh núi đá vôi còn lại của Hòn Chông, hiện có “ít nhất 31 loài bị đe dọa, trong đó 6 loài đang cực kỳ nguy cấp”.
Ốc sên ma tại Hòn Chông. (Nguồn: scidev.net) |
“Chúng tôi cho rằng không có nơi nào khác trên trái đất tập trung nhiều loài đang gặp nguy hiểm cao như vậy. Chúng tôi thấy thực sự sốc khi các loài có khả năng tuyệt chủng nếu các công ty xi măng tiếp tục hoạt động không kiểm soát”, ông Tony Whitten, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của FFI nói.
Theo lý giải của ông Whitten, môi trường tự nhiên tách biệt và những điều kiện khắc nghiệt trong các hệ sinh thái đá vôi đã mang lại “công thức hoàn hảo” cho tính đa dạng sinh học cao. Không có gì lạ khi loài nào đó chỉ có thể được tìm thấy trên một ngọn đồi hay trong một hang động duy nhất. Một số động vật sống trong hang trở nên mù hoặc không có cánh, chúng không thể sống sót trong môi trường bên ngoài hang động hoặc trên chính loại đất mà chúng đã tiến hóa lên.
Chẳng hạn, ốc sên ma ở Hòn Chông thuộc họ ốc sên Macrochlamys đang nguy cấp, chỉ sống trong hai hang động. Khoảng một nửa số loài ốc sên nguyên thủy đã biến mất, số còn lại đang đối mặt với hiểm họa từ các hoạt động khai thác đá.
“Một loài ốc sên khác được phát hiện vào năm 2015 tại duy nhất một ngọn núi trong khu vực giờ có lẽ đã tuyệt chủng bởi các hoạt động khai thác đá đang diễn ra ở đó”, Jaap Vermeulen, nhà sinh vật học và địa chất học, người dẫn đầu nhóm các nhà khoa học khảo sát sự đa dạng sinh học đối với hệ thực vật và động vật không xương tại 25 ngọn đồi đá vôi ở Hòn Chông trong hai năm 2014 và 2015 cho biết.
Hòn Chông cũng là nơi sinh sống của nhiều Voọc bạc Đông Dương, một loài linh trưởng quý hiếm, cũng đang trong tình trạng rất nguy cấp.
Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của FFI cho biết thời gian đang cạn dần đối với cộng đồng sinh thái trong núi đá vôi Hòn Chông, nơi mà IUCN đánh giá “là một trong những ví dụ tệ hại nhất về hậu quả tuyệt chủng hàng loạt do các tác động trực tiếp từ con người”.
Các công ty xi măng đang khai thác đá ở khu vực Hòn Chông có trách nhiệm cho những nguy cơ tuyệt chủng này. Ông Whitten cho rằng các công ty này cần xem xét các lựa chọn để phòng tránh và giảm thiểu các tác động đối với hệ sinh thái cũng như các loài động vật quý hiếm ở đây. “Họ nên đảm bảo rằng chúng ta có cơ hội để giải cứu các loài bị đe dọa và có kế hoạch bảo vệ các loài bị đe dọa này”, ông Whitten nhấn mạnh.
Hiện chính quyền địa phương đang cân nhắc quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên tại 9 trong số 34 ngọn núi, nhưng chỉ một phần tư số loài ở Hòn Chông được hưởng lợi từ việc này. Tuy nhiên, theo nhà sinh vật học Vermeulen, để đảm bảo sự tồn tại cho phần lớn hệ sinh thái núi đá vôi, 6 ngọn đồi nữa nên được thêm vào danh sách các khu vực cần bảo tồn.
Tuyên bố chung Cancun về bảo tồn đa dạng sinh học Ngày 6/12, Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc (COP 13) với 196 ... |
USAID công bố dự án bảo vệ rừng ở miền Trung Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa công bố một dự án nhằm hỗ trợ quá trình Việt Nam chuyển đổi sang ... |
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học Nhân Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5, cuộc hội thảo với chủ đề "Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh ... |