Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam:

Việt Nam đang chống dịch Covid-19 đúng hướng

Phương Hà
Trong cuộc trò chuyện trực tuyến ngày 22/7 với báo chí về đối phó với dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, bác sĩ Eric Dziuban, Giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã đi đúng hướng và “khôn ngoan” trong chiến lược của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đừng 'học' Singapore, đừng bi quan sẽ như Ấn Độ hay Indonesia, Việt Nam đang đi đúng hướng
Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam, bác sĩ Eric Dziuban cho rằng Việt Nam cần phải nhanh chóng làm chậm tiến độ lây lan của dịch Covid-19. (Ảnh: PH)

Cần phải làm chậm tiến độ lây lan

Bác sĩ Eric Dziuban cho biết hơn một năm qua, đến trước tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn rất thành công trong kiểm soát 3 làn sóng dịch Covid-19.

Nguyên nhân một phần là vì từ 20 năm qua, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Đặc biệt, các biện pháp y tế cộng đồng có ý nghĩa quan trọng, một phần nhờ các biện pháp kiểm soát cũ, truy vết, xác định F0 phát huy tác dụng.

CDC Mỹ tại Việt Nam cũng đã hợp tác rất tốt với Việt Nam trong việc phòng chống các dịch bệnh trước đây như MERS, SARS, kể cả ZIKA.

Tuy nhiên, SARS-CoV-2 là một virus mới và phức tạp hơn, do đó CDC Mỹ đang rất nỗ lực hợp tác cùng hệ thống y tế Việt Nam trên nền tảng những kinh nghiệm trước đây và cùng nhau đưa ra những giải pháp mới để ứng phó với dịch bệnh.

Các giai đoạn kiểm soát dịch bệnh cụ thể gồm: đầu tiên là ngăn ngừa, đảm bảo dịch bệnh không xảy ra. Khi bệnh đã xuất hiện thì khống chế các ca bệnh. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp như hạn chế nhập cảnh từ nước ngoài, xác định F0, truy vết và cách ly hiệu quả cao trong hơn một năm qua.

Theo bác sĩ Eric Dziuban, trong tình hình mới ở Việt Nam, với số ca nhiễm cao hiện nay, mục tiêu giảm số ca nhiễm lập tức về 0 là không còn khả thi, nhưng làm chậm tốc độ lây nhiễm để không nhiều người mắc bệnh cùng lúc, đảm bảo khả năng tiếp nhận cho hệ thống y tế, giảm tác hại của dịch bệnh là cần thiết.

Eric Dziuban nhận định: "Không phải các biện pháp kiểm soát trước đây hết hiệu quả, mà do dịch bệnh ở Việt Nam đã sang một giai đoạn mới nên cần áp dụng các biện pháp bổ sung trong khi vẫn phải hạn chế số ca nhiễm mới, kiểm soát các ổ dịch nhỏ, cần giảm tỷ lệ lây nhiễm, hạn chế tác hại của virus.

Biến thể Delta đã thay đổi tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới. Nhiều nước hiện nay cũng tăng số ca nhiễm. Nếu biến thể đã nhanh hơn, mạnh hơn, thì phản ứng của chúng ta cũng phải nhanh hơn, mạnh hơn. Đó là lý do các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ đã được đưa ra, thật sự tập trung vào y tế để đảm bảo hệ thống này không bị quá tải".

Duy trì 5K là cần thiết

Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, về ngắn hạn, cần hạn chế sự lây lan của virus bằng việc tuân thủ biện pháp 5K vì nếu không làm vậy, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng và gây nhiều tác hại. Về dài hạn, cần tiêm vaccine cho đại đa số người dân.

Bác sỹ Dziuban lưu ý người dân cần kiên nhẫn vì các biện pháp kiểm soát cần một thời gian mới phát huy tác dụng, số ca nhiễm mới cập nhật hôm nay thực chất là kết quả xét nghiệm ca nhiễm từ 1-2 tuần trước nên hiệu quả sẽ không thể ngay lập tức. Vì thế quan trọng là thực hiện các biện pháp 5K.

Bác sỹ Eric Dziuban: Tôi và gia đình coi Việt Nam như ngôi nhà của mình. Chúng tôi quan tâm tới đến tình hình dịch bệnh hiện tại và mong Việt Nam sớm chiến thắng Covid-19.

Trả lời câu hỏi về việc nên ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng tuyến đầu, người có rủi ro cao (người lớn tuổi, có bệnh lý nền,...) hay ưu tiên cho các điểm nóng, bác sĩ Dziuban cho rằng đây là một câu hỏi khó vì chúng ta đều muốn càng nhiều người được tiêm vaccine càng tốt. Các dữ liệu cho thấy người lớn tuổi, có bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp cao, người bị suy giảm miễn dịch... dễ bị hậu quả nặng nếu nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, các yếu tố về điểm nóng cũng quan trọng. Theo ông Dziuban , trong khi chia một lượng vaccine đáng kể cho các điểm nóng như TP.HCM thì tại đây cần ưu tiên cho những nhóm có nguy cơ cao nhất, rồi đến các nhóm khác.

Nhiều người cho rằng việc cách ly các F1 tập trung hiện nay có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, thế nhưng bác sĩ Eric Dziuban cho rằng đây là một biện pháp đúng đắn và đã chứng minh hiệu quả, các khu cách ly được kiểm soát chặt chẽ hơn sẽ quản lý được số ca lây nhiễm. Nếu để F1 lẻ tẻ bên ngoài sẽ rất khó kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Về vaccine, theo bác sĩ Eric Dziuban, nỗ lực có được một lượng vaccine lớn như hiện nay của thế giới là rất đáng trân trọng. “Tôi đã rất ngạc nhiên rằng trong một khoảng thời gian không dài mà số lượng vaccine đã được sản xuất nhiều như vậy. Đó là một thành tựu vô cùng lớn của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vaccine của các quốc gia đang cần nó thì sẽ mất một thời gian dài”, ông Eric Dziuban nhấn mạnh.

Không nên bi quan mà nản lòng

Theo ông, người dân không nên bi quan rằng Việt Nam sẽ có thể rơi vào tình thế như Ấn Độ hay Indonesia khi số ca nhiễm quá nhiều, làm quá tải hệ thống y tế, nhưng cũng không nên chủ quan mà hãy thận trọng với dịch bệnh. Việc sống chung với Covid-19 như một số nước khác sẽ khả thi khi phần lớn người dân được tiêm vaccine.

Đừng 'học' Singapore, đừng bi quan sẽ như Ấn Độ hay Indonesia, Việt Nam đang đi đúng hướng
Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine Covid-19 và thêm 3 triệu liều nữa vào tuần này. (Ảnh: QT)

“Tôi nghĩ rằng, những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt đang tạo ra rất nhiều trở ngại cho chúng ta trong cuộc sống. Tuy nhiên, tình hình ở Việt Nam rất khác so với ở Indonesia hay Ấn Độ. Những cảnh tưởng đau lòng như ở những quốc gia này sẽ không diễn ra ở Việt Nam bởi rằng mọi khu vực, tỉnh thành của Việt Nam đang kiểm soát dịch rất nghiêm ngặt. Những quy định mới được Việt Nam đưa ra cũng nhằm bảo vệ Việt Nam không bị mất kiểm soát trước đại dịch Covid-19”, Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam nhận định.

Đề cập tới câu hỏi liệu Việt Nam có nên giống như Singapore khi nước này đưa ra chiến lược “sống chung với Covid-19” hay không, bác sỹ Eric Dziuban cho rằng so với Việt Nam, Singapore có tỷ lệ dân số được tiêm vaccine cao hơn nhiều, vì thế, nước này có thể áp dụng những chiến lược “sống chung với Covid-19” khi tính tới nguy cơ virus lây lan trong cộng đồng, tình trạng hệ thống y tế và tỷ lệ tiêm vaccine. Bởi thế, Việt Nam không nên tính đến việc “sống chung với Covid-19” vào lúc này.

Giám đốc CDC Mỹ Eric Dziuban cho rằng, Việt Nam đã “khôn ngoan” khi lựa chọn chiến lược Covid-19 của riêng mình khi đánh giá về tỷ lệ tiêm vaccine hiện tại và không hành động như thể mọi người đều đã được tiêm vaccine.

Việt Nam đã nhận được khoảng 4,3 triệu liều vaccine Covid-19 nhưng chỉ khoảng 324.000 người được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một số lượng rất lớn dân số dễ bị tổn thương trước dịch bệnh Covid-19. Ông Eric Dziuban cũng nhận định, các kế hoạch cần thời gian để đánh giá về tính hiệu quả.

Mỹ coi Việt Nam là bạn

Giám đốc CDC Mỹ ở Việt Nam khẳng định rằng đại dịch Covid-19 chỉ kết thúc khi nó kết thúc ở mỗi quốc gia và các quốc gia hợp tác để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.

Chính phủ Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine Covid-19 và tới đây sẽ thêm 3 triệu liều nữa. Khi viện trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam, theo bác sỹ Eric Dziuban, Mỹ coi Việt Nam là một đối tác và là một người bạn.

“Đây không phải là một cuộc đàm phán hay buôn bán mà là chúng tôi thực sự mong muốn có nhiều người Việt Nam hơn được tiêm vaccine. Chừng nào mà virus còn tiếp tục lây lan ở một số khu vực trên hành tinh này thì phần còn lại của thế giới vẫn gặp rủi ro”, ông Eric Dziuban chia sẻ.

Bác sỹ Eric Dziuban mong muốn quá trình viện trợ Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 được tiếp tục trong thời gian tới.

Bác sỹ Eric Dziuban nhận công tác tại Việt Nam từ tháng 5/2021. Trước đó, trong vị trí tương đương tại Namibia, ông đã cố vấn cho việc lập kế hoạch phản ứng khẩn cấp về Covid-19 cho Chính phủ Namibia. Ông cũng hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho các dự án của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ và Hiệp hội Nhi khoa ở Mỹ.
Covid-19 ở Ấn Độ: Truyền thông đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm sẽ tạo nên sức mạnh cộng đồng

Covid-19 ở Ấn Độ: Truyền thông đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm sẽ tạo nên sức mạnh cộng đồng

Công tác truyền thông về bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ trước, trong và sau đại dịch Covid-19 ...

Hợp tác ứng phó Covid-19 của ASEAN: Chung tay vượt qua đại dịch!

Hợp tác ứng phó Covid-19 của ASEAN: Chung tay vượt qua đại dịch!

Ngay từ khi dịch Covid-19 mới bùng phát, bên cạnh tầm quan trọng của việc phát huy nội lực, ngành Ngoại giao Việt Nam nhấn ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và ...
Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ với địa phương...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp.
Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Ngày 12/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với lãnh đạo VCCI.
Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đêm văn hóa Việt Nam-Myanmar là một dấu ấn quan trọng trong việc kết nối tình hữu nghị, hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp Sri Lanka kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Nói về quan hệ Việt Nam-Peru trong 30 năm qua và hướng tới giai đoạn mới, Đại sứ Bùi Văn Nghị mô tả bằng 3 từ: thực chất, gắn kết và triển vọng.
Giáo sư Ahn Kyong-hwan: Sứ giả văn hóa mang tâm hồn Hàn-Việt

Giáo sư Ahn Kyong-hwan: Sứ giả văn hóa mang tâm hồn Hàn-Việt

Với tình yêu dành cho Việt Nam, Giáo sư Ahn Kyong-hwan xứng đáng là 'sứ giả văn hóa' giữa hai quốc gia.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Đại sứ Peru tại Việt Nam đề cao ý nghĩa và chia sẻ kỳ vọng về chuyến thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường.
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị đánh giá, chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC mang nhiều ý nghĩa đa phương, song phương
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Dẫu vạn dặm xa xôi, song các thế hệ lãnh đạo, người dân Việt Nam và Chile vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt.
TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Phỏng vấn nhanh TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về chiến thắng khá ngoạn mục của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Phiên bản di động