Việt Nam - Myanmar nỗ lực làm sâu sắc hơn các khuôn khổ hợp tác

Tờ Global New Light của Myanmar ngày 23/7 đăng tải bài trả lời phỏng vấn của Đại sứ Việt Nam tại Myanmar - Tiến sĩ Luận Thùy Duơng, với tờ báo này và Đài Phát thanh & Truyền hình Myanmar (MRTV). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac Việt Nam - Myanmar: Đồng hành và Phát triển
viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac Thúc đẩy ngoại giao văn hóa và kết nối nhân dân qua những bức tranh đầy màu sắc

Trong cuộc phỏng vấn​, Đại sứ Luận Thùy Dương đã đề cập tới rất nhiều vấn đề, từ cuộc cải cách kinh tế và dân chủ, tiến trình hòa bình cũng như quan hệ song phương giữa Việt Nam và Myanmar.

Xin Đại sứ chia sẻ những đánh giá của mình về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Myanmar?

Năm nay hai nước chúng ta kỷ niệm 42 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 70 năm ngày Việt Nam lập Văn phòng đại diện đầu tiên tại Myanmar. Tôi cho rằng đây là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Hai nước đã đạt được những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, khoa học-xã hội và công nghệ…. Về hợp tác kinh tế, hai bên đã có những thành công không chỉ trong thương mại mà cả đầu tư.

Thời gian gần đây cũng đã có nhiều viện khoa học xã hội và khoa học nhân văn của hai bên tiến hành các chuyến thăm để trao đổi quan điểm với nhau. Vì vậy có thể nói, mối quan hệ của chúng ta không chỉ được đánh dấu bằng số năm thiết lập quan hệ ngoại giao mà còn ở trong cả quá trình phát triển. Hai nước sẽ sớm trao đổi các chuyến thăm ở cấp cao nhất và sẽ nỗ lực làm sâu sắc thêm các khuôn khổ hợp tác hai bên. Quan hệ giữa hai nước không chỉ về mặt ngoại giao mà trong cả những hoạt động giao lưu nhân dân, trao đổi giữa các đảng, các tổ chức xã hội và nó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước chúng ta.​

viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac

Ở Việt Nam, sau chiến tranh, hai miền Nam – Bắc Việt Nam đã thống nhất vào năm 1975. Đại sứ nghĩ thế nào về tiến trình hòa bình của Myanmar hiện nay?

Đất nước Việt Nam đã thống nhất năm 1975, sau 30 năm đấu tranh giành độc lập và chủ quyền quốc gia. Tôi nghĩ rằng cả Việt Nam và Myanmar đều có mục đích chung là đấu tranh vì sự thống nhất dân tộc. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong thời gian dài nên chúng tôi thiếu thốn rất nhiều thứ và cần sự ủng hộ của nhân dân cũng như phải tập hợp người dân vào một mặt trận mà chúng tôi gọi là Mặt trận Tổ quốc hướng tới sự hoà giải dân tộc. Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm đó với Myanmar.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng hai nước chúng ta có đôi chút khác nhau trong tiến trình hòa hợp dân tộc, bởi lịch sử của hai nước khác nhau. Ở Việt Nam cũng không có các cuộc xung đột cũng như các vấn đề sắc tộc nghiêm trọng.

Đại sứ có ấn tượng gì về tiến trình dân chủ hóa và tiến trình hòa bình của Myanmar?

Trước hết, nói về tiến trình dân chủ hóa, tôi đã đến Myanmar được 10 tháng, và tôi có thể nhìn thấy tiến trình dân chủ hóa hiển hiện ở mọi nơi. Điều làm tôi ấn tượng nhất là được chứng kiến quyền lợi của người dân và xã hội gia tăng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tiến trình dân chủ cần phải được bảo đảm lâu dài, người dân Myanmar cần phải làm nhiều hơn nữa. Họ đặc biệt cần một hệ thống luật pháp để đảm bảo cho tiến trình đó diễn ra.

Nói về tiến trình hòa bình ở Myanmar, tôi thấy rằng chính phủ, nhân dân và các nhóm sắc tộc của Myanmar đã nỗ lực hết sức để thúc đẩy tiến trình này. Chúng ta có thể thấy một số tiến triển đặc biệt qua Hội nghị Panglong lần thứ hai cuối tháng 5 vừa qua. Hội nghị đã cho thấy không chỉ số người tham gia tăng lên mà còn đạt được các cam kết cũng như thỏa thuận giữa các bên tham gia về các nguyên tắc thiết yếu. Theo tôi, các nguyên tắc đó là rất quan trọng và mang tính sống còn, bởi chúng vì mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển xã hội, cải cách môi trường và đất đai. Đó là những điều cần thiết cho sự bền vững.

Tất cả chúng ta đều biết rằng tiến trình hòa bình là một tiến trình. Tiến trình này cần nhiều thời gian và cần nhiều nỗ lực hơn bởi vì hòa bình không phải là cái gì đó có thể đạt được trên bàn đàm phán mà cần phải được đem vào thực tế. Tôi tin tưởng rằng tiến trình hòa bình của Myanmar sẽ thành công, vì người dân Myanmar là những người yêu hòa bình.

viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac

Năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách chính trị và kinh tế, trong đó có việc cải cách nền kinh tế theo định hướng thị trường, hướng tới hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Myanmar cũng đang nỗ lực cải cách chính trị song song với cải cách kinh tế. Ý kiến của Đại sứ về vấn đề này? 

Về cuộc cải cách mà người Việt Nam chúng tôi gọi là Đổi Mới, chúng ta có thể thấy rằng Myanmar hiện ở vào thời điểm giống như Việt Nam hồi những năm 1980 (khi chúng tôi bắt đầu cuộc cải cách kinh tế).

Chúng tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách Việt Nam chuyển từ nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế thị trường. Nhưng ở đây cũng có một số điểm khác biệt, vì Myanmar đã vượt qua giai đoạn này với nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường từ lâu, và hệ thống chính trị của Việt Nam và Myanmar cũng khác nhau.

Tôi cũng nhận thấy rất nhiều điểm tích cực trong thời kỳ Myanmar tiến hành cải cách và hội nhập với thế giới, đặc biệt là trong việc quản lý xã hội và quản lý kinh tế. Ở khía cạnh này, Việt Nam có thể học hỏi từ Myanmar.

Xin Đại sứ chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề như nạn buôn người và tệ nạn ma túy...

Tôi nghĩ rằng nạn buôn bán ma túy và tội phạm quốc gia là các vấn đề mang tính toàn cầu. Không một quốc gia nào tự giải quyết được những vấn đề này. Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn với các nước láng giềng và các nước thành viên ASEAN. Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và với Myanmar. Đó là lý do tại sao chúng ta đã có các cuộc đối thoại thường niên giữa hai Bộ Công an của Việt Nam và Bộ Nội vụ của Myanmar về chống tội phạm xuyên biên giới và xuyên quốc gia. Việt Nam và Myanmar cần đàm phán với nhau và thiết lập khuôn khổ làm việc và hợp tác trong lĩnh vực này một cách chi tiết hơn.

Khủng bố là một nguy cơ lớn với an ninh khu vực, Đại sứ có thể nói gì về điều này?

Chúng ta có thể nói khủng bố hiện là một mối quan ngại rất nghiêm trọng trên toàn thế giới. Các phần tử cực đoan của các tôn giáo, không chỉ đạo Hồi, hay đạo Phật, mà từ nhiều tôn giáo khác nhau, đang lợi dụng đức tin tôn giáo và đe dọa mạng sống của nhiều người. Đó là lý do tại sao chúng ta cần hợp tác với tất cả mọi người dân, mọi lực lượng, mọi ý chí và chúng ta cần hợp tác mọi nơi, mọi lúc.

Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất trong việc chống khủng bố là các nước phải hợp tác về hệ thống luật pháp. Thứ hai là chúng ta cần phải phối hợp tất cả các lực lượng với nhau – quốc phòng, an ninh, xã hội dân sự - để giải quyết các tội phạm và chủ nghĩa khủng bố. Nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ chúng ta không nên có sự phân biệt tôn giáo ở bất kì nơi đâu. Đức tin tôn giáo thuộc về mỗi người, nhưng chúng ta cần phải giáo dục người dân hiểu các giá trị của tôn giáo là công bằng, bình đẳng, vì sự phát triển và vì lợi ích chung của mọi người dân trên toàn thế giới.

Được biết, Việt Nam có kế hoạch hợp tác về nông nghiệp, đặc biệt về trồng trọt và chế biến cao su, cà phê và hạt tiêu để xuất khẩu sang Myanmar. Đại sứ có thể cho biết thêm về các lĩnh vực hợp tác song phương?

Chúng ta cần phải củng cố quan hệ hai nước, không chỉ vì tình hữu nghị truyền thống mà còn về quan hệ đối tác giữa hai bên. Vì điều này, tôi cho rằng chúng ta cần tận dụng những cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước hiện nay. Chúng ta đã có các cơ chế đối thoại thường niên về chính trị, an ninh, thương mại… nhưng chúng ta cũng cần có thêm các cơ chế hợp tác khác, về sản phẩm nông nghiệp, khoa học công nghệ, dạy nghề, y tế, … Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ ký thêm các MOU về hợp tác giữa hai nước. Chúng ta cũng cần có thêm các ủy ban hợp tác chung về những lĩnh vực hợp tác này. Thêm một điều nữa là chúng ta cần có nhiều hơn các cuộc giao lưu giữa nhân dân hai nước và nên có các cuộc giao lưu giữa lớp trẻ hai bên. Bằng cách đó, hợp tác hai bên sẽ không chỉ nằm trên giấy tờ mà các thỏa thuận sẽ được đưa vào thực tế.

ASEAN sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập vào tháng 8 này, vậy Đại sứ có kỳ vọng gì vào vấn đề đoàn kết của ASEAN trong vấn đề hòa bình và ổn định khu vực?

Kể từ khi thành lập ASEAN, chúng ta đã nói nhiều về tính thống nhất trong ASEAN nhưng đồng thời chúng ta cũng nói về sự thống nhất trong đa dạng. Điều đó có nghĩa ASEAN là một nhóm các quốc gia với nhiều sự đa dạng và chúng ta cần phải củng cố sự thống nhất và đoàn kết với nỗ lực từ tất cả các nước thành viên ASEAN.

Tôi nghĩ rằng hai nước chúng ta đã nỗ lực rất nhiều vì sự thống nhất của ASEAN qua cách chúng ta luôn đấu tranh cho các nguyên tắc của ASEAN. Chúng ta cũng đã đóng góp nhiều cho các dự án và một loạt các hoạt động hợp tác trong ASEAN. Hai nước chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực trong bối cảnh phát triển mới của khu vực ASEAN. Việt Nam và Myanmar sẽ làm nhiều hơn và sẽ củng cố hợp tác trong nhiều vấn đề khu vực, như chống khủng bố, chống ô nhiễm môi trường và giữ ổn định hòa bình trong khu vực.

Liên quan đến chủ nghĩa khủng bố và trên truyền thông, đã có những cáo buộc Myanmar phân biệt tôn giáo. Là Đại sứ đương nhiệm của Việt Nam tại Myanmar, ý kiến của Đại sứ về những chỉ trích này?

Vừa qua có nhiều chỉ trích về sự phân biệt tôn giáo ở Myanmar nhưng bản thân tôi không thấy như vậy, bởi vì ở Yangon tôi có thể thấy nhiều người có tôn giáo khác nhau nhưng vẫn cùng chung sống với nhau một cách hòa bình. Họ cùng chia sẻ những giá trị bình đẳng chung. Tuy nhiên, vẫn còn những lời chỉ trích, và chính phủ và người dân và xã hội Myanmar cần phải nỗ lực nhiều hơn để giải quyết điều  đó. Trong vấn đề này tôi cho rằng hệ thống luật pháp và các chính sách xã hội là quan trọng nhất.

viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac Khai mạc Triển lãm tranh Việt Nam – Myanmar

“Mỗi bức tranh đều có cuộc sống và tâm hồn riêng, xuất phát từ trái tim và tâm hồn của người họa sĩ”, Đại sứ ...

viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac Tặng ảnh Bác Hồ cho Bảo tàng Quốc gia Myanmar

Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar do Đại sứ ...

viet nam myanmar no luc lam sau sac hon cac khuon kho hop tac Gắn bó như “những thành viên trong gia đình”

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và Phu nhân (từ 26-28/10), Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương ...

(theo ĐSQ Việt Nam tại Myanmar)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Phiên bản di động