25 năm thực thi UNCLOS 1982 của Việt Nam (1994-2019):

Việt Nam - Thành viên có trách nhiệm của UNCLOS (kỳ 2)

Bảo Chi
TGVN. Việt Nam luôn đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của UNCLOS, nỗ lực triển khai các biện pháp để thực thi UNCLOS; đồng thời kiên trì, kiên quyết yêu cầu và kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của UNCLOS, qua đó đóng góp vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình và mang lại thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2 25 năm UNCLOS: Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế
viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2 Myanmar, Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng UNCLOS 1982
viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2
Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, Việt Nam kiên trì quan điểm tôn trọng và tuân thủ đầy đủ UNCLOS. (Nguồn: Flickr)

Xử lý các vấn đề trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế

Tại Khoản 3 Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với UNCLOS, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Trên cơ sở các quy định của UNCLOS, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký với các nước láng giềng một số điều ước quốc tế về phân định biển: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia; Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong Vịnh Thái Lan với Thái Lan; Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia.

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và đã trải qua 11 vòng đàm phán với Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc cũng đã tiến hành 8 vòng đàm phán Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển, 13 vòng đàm phán Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam cũng tiến hành đàm phán, đối thoại với các quốc gia ven biển khác.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định tại Điều 76 UNCLOS, Việt Nam đã xây dựng và đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa, theo đó, xác định phạm vi thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở Biển Đông; báo cáo chung với Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Nam Việt Nam – Malaysia theo đúng thời hạn quy định của Liên hợp quốc. Trong các ngày 27 và 28/8/2019, Việt Nam đã trình bày hai bản Báo cáo này tại CLCS, đồng thời đề nghị CLCS sớm thành lập các Tiểu ban để xem xét trên cơ sở phù hợp với các quy định của UNCLOS cũng như Quy tắc hoạt động của CLCS.

Liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam luôn kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên. Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ngày 4/11/2002 (DOC) cũng như Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông.

Phù hợp với các quy định của UNCLOS, Việt Nam đã và đang thực hiện có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, hỗ trợ ngư dân. Việt Nam đã trao đổi với các nước liên quan để tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão trong vùng biển các nước và kịp thời tiến hành tìm kiếm, cứu nạn đối với ngư dân Việt Nam và ngư dân nước ngoài gặp nạn trên biển trên tinh thần nhân đạo; từng bước hoàn thiện bộ máy về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó có việc thành lập và kiện toàn tổ chức của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, Việt Nam kiên trì quan điểm tôn trọng và tuân thủ đầy đủ UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không có những hành động diễn giải sai trái hay cố tình hạ thấp ý nghĩa, vai trò của Công ước. Bất cứ yêu sách nào về biển cũng phải được xây dựng trên cơ sở và trong phạm vi cho phép của UNCLOS.

Khi có bất đồng hoặc khác biệt liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước, các bên liên quan cần giải quyết thông qua thương lượng hoặc các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Trong khi chưa giải quyết được bất đồng, các bên cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC, kiềm chế, không thực hiện các hoạt động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực; tham gia đàm phán một cách thiện chí, xây dựng nhằm sớm đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với các quy định của UNCLOS.

Đối với các vụ việc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước, Việt Nam cũng kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó gồm UNCLOS, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường đúng đắn, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Về hợp tác cùng phát triển, chủ trương của Việt Nam là việc phối hợp hành động với các nước theo các quy định và chế định của UNCLOS vì mục đích phát triển bền vững, theo đó, tùy theo tính chất và nội dung, việc hợp tác có thể tiến hành tại khu vực chồng lấn hay thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế và tại khu vực không có tranh chấp (vùng biển của riêng một nước hoặc thuộc biển quốc tế).

Đối với khu vực tranh chấp, việc hợp tác phải bảo đảm công bằng, không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên và giải pháp cuối cùng. Việc hợp tác tại khu vực không có tranh chấp phải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, đồng thời, không được cản trở các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng tại vùng biển quốc tế theo quy định của UNCLOS.

Việt Nam hiện đang duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông như Thỏa thuận về việc hợp tác tài nguyên khoáng sản khu vực thềm lục địa chồng lấn năm 1992 với Malaysia, Hiệp định về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ…

Việt Nam và Trung Quốc cũng đã hợp tác trao đổi, nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và cùng tiến hành lễ thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ.

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2

Vấn đề Biển Đông: Xây dựng trật tự khu vực dựa trên luật lệ

TGVN. Sau 2 ngày làm việc với nhiều phiên thảo luận có chiều sâu và thực chất, chiều 7/11, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học ...

Quản lý và triển khai có hiệu quả hoạt động kinh tế biển

Việt Nam luôn bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong triển khai các hoạt động kinh tế biển, quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên biển phù hợp với các quy định của UNCLOS. Nhờ đó, kinh tế biển của Việt Nam đã có những phát triển tích cực, đời sống của người dân được nâng cao, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường biển.

Kinh tế biển và ven biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước, thu nhập bình quân đầu người của người dân ven biển tăng lên. Giá trị sản lượng của ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển và đóng tàu liên tục tăng. Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô, số lượng và mật độ tại các vùng miền trong cả nước, từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa, chuyên dụng hóa, trong đó nhiều cảng, bến cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Các cảng hàng không, sân bay ven biển được đầu tư hiện đại và hiện đang được khai thác hiệu quả.

Năng lực đội tàu biển Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ 30 trên thế giới; sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng đều theo các năm. Hiện nay, Việt Nam có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập, 58 khu công nghiệp tập trung ven biển, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn.

Các khu kinh tế ven biển có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ven biển.

Trong lĩnh vực thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản và số lượng cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay được xếp vào loại khá trên thế giới, nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ.

Với chủ trương chống khai thác thủy sản trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU), Việt Nam đã và đang tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát, kiểm soát hoạt động tàu cá, tăng cường triển khai thực hiện pháp luật, sửa đổi, hoàn chỉnh công tác chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản.

Các biện pháp của Việt Nam về chống khai thác IUU đã đạt được những kết quả tích cực và Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp phòng, chống khai thác IUU quyết liệt để xây dựng nghề cá phát triển bền vững và có trách nhiệm, với mục tiêu cân bằng giữa phòng chống khai thác IUU và việc an sinh xã hội, sinh kế, an toàn của ngư dân.

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay được xếp vào loại khá trên thế giới, nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ. (Nguồn: Quang Nam Online)

Về phát triển khoa học – công nghệ biển, nhiều chương trình khoa học – công nghệ biển đã và đang được triển khai và thu được những kết quả tích cực. Các chương trình khoa học – công nghệ biển đã cung cấp được những cơ sở khoa học cho phát triển bền vững và quản lý tổng hợp vùng đới bờ, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản, ứng dụng năng lượng thủy triều vào mục đích sản xuất điện, dự báo sớm thời tiết khắc nghiệt như bão, mưa lớn, sóng thần; nâng cao khả năng và cải thiện đáng kể độ chính xác của các dự báo làm cơ sở cảnh báo, giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động trên biển và khu vực ven bờ.

Về nghiên cứu khoa học biển, Việt Nam luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng biển Việt Nam phù hợp với Luật Biển Việt Nam và UNCLOS. Trên cơ sở các quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, cho đến nay, Việt Nam đã cấp phép cho nhiều đoàn nghiên cứu khoa học biển trong các vùng biển Việt Nam.

Việt Nam cũng hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trường biển và ven biển, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu với quan điểm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững kinh tế đất nước.

Về nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 ngay trước thềm Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 22 (COP22) thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện Mục tiêu số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương trong khuôn khổ các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững.

Để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, nhằm hiện thực hóa mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển, tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương” như nêu tại Chiến lược phát triển về vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam đã và đang triển khai một loạt các biện pháp trong đó có việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 với các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để quản lý, hạn chế, giảm thiểu, xử lý rác thải đại dương; đồng thời tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế trao đổi kinh nghiệm và đề xuất giải pháp xử lý vấn đề này.

Đóng góp tích cực trong các cơ chế của UNCLOS

Kể từ khi trở thành thành viên UNCLOS, Việt Nam đã tích cực hoạt động tại các cơ chế được thành lập theo UNCLOS. Hàng năm, Việt Nam đều tích cực tham gia thảo luận cùng với các nước về Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về “Đại dương và Luật Biển”; tham gia tiến trình tư vấn không chính thức của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về đại dương và Luật biển.

Là thành viên Hội đồng Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương (ISA) của hai nhiệm kỳ (2007-2011 và 2011-2014), Việt Nam đã có những đóng góp trong xây dựng các văn kiện của ISA. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham dự, chia sẻ thông tin và lập trường về tình hình Biển Đông tại các Hội nghị thường niên các quốc gia thành viên UNCLOS, ủng hộ hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS), tham gia tích cực vào hoạt động của Nhóm Công tác về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), trong đó có tiến trình đàm phán xây dựng văn kiện pháp lý về BBNJ trong khuôn khổ UNCLOS; đề cao vai trò của Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) trong việc bảo vệ các quy định của UNCLOS; đồng thời đóng góp đầy đủ niên liễm cho hoạt động của các cơ quan được thành lập theo UNCLOS.

Tại các diễn đàn quốc tế liên quan, Việt Nam luôn kêu gọi các quốc gia phải tuân thủ các quy định của UNCLOS, sử dụng biển một cách hòa bình, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác ở trong và ngoài khu vực.

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2

Chuyên gia Australia: Các nước cần phản đối các hoạt động vi phạm UNCLOS 1982

TGVN. Chuyên gia của Australia cho rằng, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ...

Tăng cường hợp tác quốc tế về biển

Như hầu hết các quốc gia ven biển khác, Việt Nam ngày càng đề cao hợp tác quốc tế về biển, đặt vấn đề này trong tổng thể chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, phù hợp với phương châm “chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển” như nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII năm 2018.

Tăng cường hợp tác quốc tế về biển nhằm mục đích khai thác tối đa các tiềm năng mà biển đem lại cũng như để giải quyết, xử lý các thách thức đặt ra nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Việt Nam luôn tích cực phát triển quan hệ với các quốc gia trên thế giới, theo đó không ngừng mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về biển. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia, trong đó đã thiết lập 03 quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, 13 quan hệ đối tác chiến lược và 12 quan hệ đối tác toàn diện. Trong đó, đáng chú ý là quan hệ đối tác với nhiều nước bao gồm các lĩnh vực khác nhau liên quan đến biển, tạo cơ sở tốt cho việc hợp tác cũng như tận dụng sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường biển.

Hình thức hợp tác quốc tế về biển đa dạng, thông qua việc tham gia các điều ước quốc tế về biển (28 điều ước quốc tế song phương và 29 điều ước quốc tế đa phương), trong đó gồm các điều ước quốc tế đa phương như Công ước của Tổ chức vệ tinh hàng hải, Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra…; các điều ước quốc tế khu vực gồm Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa quá cảnh, Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á…; các điều ước quốc tế song phương như Thỏa thuận với Philippines về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu ngày, Thỏa thuận hợp tác biển và nghề cá với Myanmar năm 2010, Hiệp định với Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác nghề cá …

Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các quốc gia có tiềm lực mạnh về biển như Pháp, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhằm tranh thủ kinh nghiệm, khoa học – công nghệ và nguồn viện trợ của các nước để xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực quản lý tổng hợp biển và hải đảo như trắc địa và bản đồ biển, nghiên cứu địa chất, khoáng sản biển, quản lý bền vững vùng biển và vùng bờ tại Việt Nam…

Việt Nam chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế liên quan đến biển như Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO), Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC), Ủy ban Nghề cá Tây Trung Thái Bình Dương (WCPFC), Nhóm Công tác về Đại dương và Nghề cá (OWFG) Tổ chức đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA), Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF)...

Trong ASEAN, Việt Nam tham gia Diễn đàn Biển ASEAN, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, Nhóm Công tác Nghề cá ASEAN, Tiểu ban Khoa học và công nghệ biển thuộc Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (ASEAN – COST)…

Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, các diễn đàn liên quan đến biển và đại dương như bảo vệ môi trường biển, hợp tác khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, xây dựng năng lực…

Nổi bật nhất, tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia và thông qua các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) trong đó có Mục tiêu số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương. Việt Nam cũng đã đưa ra sáng kiến về thành lập Diễn đàn hợp tác mở rộng giữa các nước G7 và các quốc gia ven biển về ứng phó biến đối khí hậu, nước biển dâng và bảo vệ môi trường sinh thái biển.

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2
Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 được tổ chức tại TP Đà Nẵng vào tháng 8/2014. (Nguồn: Báo Pháp luật)

Nội dung hợp tác quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và phong phú, trải rộng từ khai thác tài nguyên biển và kinh tế biển như dầu khí, thủy sản, du lịch biển, đảo, vận tải biển, khai thác cảng biển đến bảo tồn tài nguyên, môi trường biển, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, phát triển khoa học - công nghệ biển, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác đầu tư về cơ sở hạ tầng, các công trình phòng chống thiên tai cho các xã vùng ven biển, tăng cường năng lực phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu…

Cụ thể, về lĩnh vực thủy sản, Việt Nam tích cực hợp tác với các nước trong lĩnh vực này, đặc biệt là về chống khai thác IUU. Việt Nam đã ký kết 4 điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến nghề cá và hợp tác trên biển với các nước trong và ngoài khu vực như Malaysia, Myanmar, Indonesia, Ai Cập, Liên bang Nga…

Nhằm kịp thời thông báo các thông tin về hoạt động của tàu cá và ngư dân trên biển, các thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng trong các hoạt động nghề cá cũng đã được ký kết trong đó gồm thỏa thuận ký với Australia về chống IUU, thiết lập đường dây nóng với Trung Quốc năm 2013 về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển…

Ngoài ra, các địa phương của Việt Nam cũng đã hợp tác, triển khai dự án với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng, chất lượng khai thác, nuôi trồng, thu mua và chế biến hải sản, chống IUU

Về du lịch biển, Việt Nam hiện đang triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thỏa thuận với Philipines và Singapore về phát triển du lịch tàu biển; hợp tác phát triển hành lang ven biển phía Nam giữa tỉnh Cà Mau, Kiên Giang với Camcuchia và tỉnh Chad (Thái Lan); tiếp nhận và triển khai các hỗ trợ kỹ thuật về du lịch khu vực ven biển tại nhiều địa phương, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch biển, đảo.

Về bảo tồn tài nguyên và môi trường biển, nội dung hợp tác quốc tế tập trung vào tăng cường khả năng ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường biển và các tài nguyên biển Việt Nam như Dự án Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết, Chương trình Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn Đồng bằng song Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2 (2015-2018)…; giải quyết các sự cố trên biển như tràn dầu, loang dầu thông qua Dự án hợp tác giữa Việt Nam, Thái Lan và Campuchia về nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng đất phân tán trên biển…;tổ chức hội thảo với các chuyên gia nước ngoài về chống xói lở bờ biển (Bình Thuận), xây dựng “Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai” (Bình Thuận)…

Về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, các dự án hợp tác tập trung vào các nội dung điều tra, khảo sát về tiềm năng tài nguyên biển như tiềm năng khí hydrate; đặc trưng, đặc điểm của bờ biển, đáy biển, địa chất, địa mạo, dòng chảy, sóng, độc tố biển, trầm tích biển, hiện tượng nước trồi cũng như hệ sinh thái và môi trường biển Việt Nam, trắc địa, nghiên cứu địa chất, khoáng sản biển, tài nguyên – môi trường vùng biển sâu xa bờ khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Về phát triển khoa học, công nghệ biển, các dự án tập trung vào việc nghiên cứu các công nghệ ứng phó, xử lý với sự cố tràn dầu, dầu loang trên biển, công nghệ vận tải bằng tàu biển sinh vật độc hại, xây dựng khả năng phục hồi của hệ sinh thái ven biển, phát triển khoa học, công nghệ mới nhằm chống xói lở bờ biển, công nghệ năng lượng tái tạo tại các khu vực biển, chuyển giao khoa học, công nghệ; tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế trao đổi chuyên môn về khoa học, công nghệ biển và hàng hải; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia các dự án liên quan, nâng cao nhận thức cho người dân ở các vùng miền nơi dự án được triển khai.

Về bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực này, đặc biệt là Công ước tạo thuận lợi giao thông hàng hải quốc tế.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ký kết và triển khai các thỏa thuận về chia sẻ thông tin, phối hợp giữa Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng chức năng của các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia; thiết lập đường dây nóng giữa Hải quân Việt Nam với Hải quan Brunei, Campuchia, Thái Lan… Việt Nam đã phối hợp cứu vớt ngư dân Philipines gặp nạn trên biển, phối hợp với Indonesia bắt giữ tàu cướp biển… Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này tạo điều kiện thuận lợi tiến hành các hoạt động hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên biển, phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, không để xảy ra xung đột trên biển…

Hoạt động hợp tác quốc tế về biển đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ta với các nước để từng bước giải quyết các tranh chấp trên biển; tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, giúp huy động các nguồn lực, tri thức cần thiết để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; biểu thị rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực thi đầy đủ những nội dung của UNCLOS.

Có thể khẳng định, trong những năm qua, UNCLOS đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia ven biển, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể cả những tranh chấp về biển.

Là một quốc gia gắn liền với biển, là một thành viên có trách nhiệm của UNCLOS, Việt Nam luôn đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của UNCLOS, nỗ lực triển khai các biện pháp để thực thi UNCLOS; đồng thời kiên trì, kiên quyết yêu cầu và kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của UNCLOS, qua đó đóng góp vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình và mang lại thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trong khu vực.

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2

Việt Nam - Thành viên có trách nhiệm của UNCLOS (kỳ 1)

TGVN. Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.260km, với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó gồm hai quần ...

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2

Kỷ niệm 25 năm UNCLOS 1982 có hiệu lực và Việt Nam trở thành thành viên UNCLOS

TGVN. Ngày 14/11, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ...

viet nam thanh vien co trach nhiem cua unclos ky 2

Biển Đông không chỉ có khác biệt mà còn là hợp tác song phương và đa phương

TGVN. Ngày 6/11, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam (VLA) và Quỹ Hỗ trợ Nghiên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động