Virus corona đang “phá vỡ” thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

TGVN. Việc các nhà nhập khẩu Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất Trung Quốc đề nghị tạm ngưng mua vào mặt hàng này trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng giảm mạnh bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra đã làm dấy lên lo ngại có thể phá hỏng thỏa thuận thương mại giai đoạn một Mỹ - Trung.   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung Dịch bệnh do virus corona: 'Công xưởng thế giới' đình trệ, 'đòn' giáng mạnh vào kinh tế toàn cầu
virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung Kinh tế Mỹ không là ngoại lệ trước virus corona
virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung
Nhiều nhà nhập khẩu Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất của Trung Quốc đang đề nghị tạm ngưng mua vào mặt hàng này trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng giảm mạnh do tác động của dịch nCoV. (Nguồn: Getty Images)

Theo Bloomberg, dưới tác động của dịch bệnh do nCoV, đến đầu tháng 2/2020, mức tiêu thụ dầu hàng ngày ở Trung Quốc đã giảm 20%, tức là giảm 3 triệu thùng. Điều này khiến giá vàng đen trên thị trường thế giới cũng giảm. Ví dụ, chỉ trong một tháng, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 13 USD xuống còn 55,5 USD/thùng.

Ồ ạt ngưng hợp đồng mua khí

Tình hình xuất nhập khẩu LNG thậm chí còn tồi tệ hơn. Ngày 6/2, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã ngưng các hợp đồng mua khí LNG với ít nhất 3 nhà cung cấp và tuyên bố tình trạng bất khả kháng, theo Reuters.

Trong khi đó, tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cũng có thể thông qua quyết định tương tự.

Theo thông tin trên báo chí, Trung Quốc trước hết giảm lượng LNG nhập khẩu từ Mỹ, vì khí hóa lỏng từ Mỹ được cho là đắt nhất do chi phí vận chuyển cao. Điều này đe dọa phá hỏng thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Washington và Bắc Kinh đạt được vào giữa tháng 1 vừa qua.

Một trong những điều kiện chính của thỏa thuận là Trung Quốc cam kết nhập khẩu ít nhất 200 tỷ USD hàng Mỹ trong 2 năm, trong đó Bắc Kinh hứa mua 50 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng.

virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung

Đại dịch nCoV có thể gây tổn hại cho Trung Quốc đến mức nào?

TGVN. Trước tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) đang ngày càng lây lan nhanh chóng và có thể đạt đỉnh vào ...

Ngành LNG Mỹ hoảng loạn

Tại Mỹ, nếu toàn bộ lượng khí đáng lẽ xuất sang Trung Quốc ở lại trên thị trường nội địa, thặng dư cung sẽ tăng và giá khí đốt sẽ sụp đổ. Ngân hàng Mỹ (Bank of America - BofA) cảnh báo, đến tháng 12, giá khí đốt có thể giảm đến hơn một nửa tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tình hình trở nên phức tạp hơn bởi vì trong ngành công nghiệp đá phiến, khối lượng khí đồng hành đang gia tăng mạnh. Theo công ty tư vấn Rystad Energy, trong năm 2019, lượng khí đốt được đốt bỏ trong mỏ đá phiến Perm là 18,5 triệu mét khối mỗi ngày, còn tổng lượng khí đồng hành bị đốt bỏ tại các khu phức hợp Mars-Ursa và Bakken là nhiều hơn mức tiêu thụ nhiên liệu của các quốc gia như Hungary, Israel, Azerbaijan, Colombia hoặc Romania.

Điều này đã gây nguy hiểm cho triển vọng cung cấp LNG đến châu Âu. Gần đây, Klaus-Dieter Borchardt, Phó Chủ tịch Tổng cục Năng lượng châu Âu, cho biết, EU sẽ kiểm tra tất cả các nhà sản xuất về độ phát thải carbon dioxide, bao gồm khí metan, và việc đốt khí đồng hành. Nói cách khác, EU sẽ không chấp nhận LNG từ các công ty ô nhiễm môi trường.

Sự hoảng loạn trong ngành này đã khiến các nhà sản xuất trở nên căng thẳng. Ví dụ, Chenire, chủ sở hữu Sabine Pass, kho chứa LNG lớn nhất ở Mỹ, đã kiện Tellurian, nhà điều hành một dự án khác về sản xuất khí hóa lỏng. Khiếu nại chính là cựu Giám đốc điều hành Chenire ông Sharif Souki đã tài trợ cho một liên doanh khác và đã thành lập Tellurian - công ty đang xây dựng kho trạm xuất khẩu Driftwood LNG ở Vịnh Mexico.

Davin McDermott, nhà phân tích của Morgan Stanley nhận định: “Ngành công nghiệp dầu khí là "nạn nhân" của sự thành công của chính mình. Mỹ đang sở hữu nguồn cung vượt mức không chỉ ở Mỹ mà cả ở châu Âu, châu Á và trên toàn thế giới”.

Việc liên tục tăng sản xuất chẳng những không giúp các doanh nghiệp hưởng lợi mà còn khiến các khoản nợ không ngừng tăng lên. Ví du, một trong những công ty khí đốt lớn nhất - Chesapeake Energy, hồi tháng 11/2019 đã cảnh báo về sự phá sản sắp xảy ra với khoản nợ 9 tỷ USD. Đối thủ cạnh tranh chính của công ty này, EQT Corp, gần đây đã tuyên bố rằng, trong tương lai gần, công ty sẽ bị thiệt hại 1,8 tỷ USD do cổ phiếu mất giá.

virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung

Giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm do virus corona

TGVN. Trong phiên giao dịch ngày 10/2, giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua do nhu cầu tại Trung Quốc ...

virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung

Dịch do virus corona có thể làm GDP của Nhật Bản mất 1.000 tỷ Yen

TGVN. Kết quả phân tích mới nhất của các viện nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, dịch viêm đường hô hấp do virus corona ...

virus corona dang pha vo thoa thuan thuong mai my trung

Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn về xuất nhập khẩu tại Lào Cai

TGVN. Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương Phan Văn Chinh cho biết, Bộ này đã ...

Phương Nga (theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Truyền thông Myanmar đưa tin nhà chức trách nước này phát hiện một con chim diệc bụng trắng, có nguy cơ tuyệt chủng cao ở bang Kachin, miền Bắc Myanmar.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2024 có thêm sự thay đổi lớn khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm khởi tranh giải ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động