Vladimir Ilyich Lenin: Người đưa chủ nghĩa Marx từ lý luận thành hiện thực

Đức Trí
Là nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, Vladimir Ilyich Lenin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho nhân loại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dưới ngọn cờ của Lenin, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành. Ảnh minh họa.  (Nguồn: Moscow Times)
Dưới ngọn cờ của Lenin, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành. Ảnh minh họa. (Nguồn: Moscow Times)

Vladimir Ilyich Lenin tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov. Như các nhà cách mạng khác, Lenin từng có tới 148 bí danh, phổ biến nhất là Tulin, Petrov, Meyer... Các nhà sử học cho rằng, tên Lenin có thể liên quan tới con sông Lena ở Siberia.

Ông sinh ngày 22/4/1870, ở Simbirsk, nay là thành phố Ulianovsk bên bờ sông Volga, cách thủ đô Moscow khoảng 893 km về phía Đông, trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Cha Lenin là ông Ilya Nikolaevich Ulyanov, hiệu trưởng trường trung học và là một người có tư tưởng tiến bộ. Mẹ Lenin là bà Maria Alexandrovna Ulyanova, con của một gia đình bác sĩ. Bà biết nhiều ngoại ngữ, am hiểu văn học nghệ thuật...

Con đường chông gai

Mùa Hè năm 1877, khi Lenin bảy tuổi, gia đình rời Simbirsk (Ulyanovsk ngày nay) chuyển đến thành phố Kazan. Cũng trong thời gian này, anh cả của Lenin bị bắt, sau đó bị xử tử hình vì tham gia vào vụ mưu sát Nga hoàng Aleksandr III. Cái chết của người anh trai đã gây xúc động mạnh trong tâm trí Lenin và đã thôi thúc ý chí cách mạng của Lenin sau đó. Tuy nhiên, để đấu tranh chống chế độ chuyên chế, đầy rẫy bất công khi đó, Lenin muốn tìm một con đường khác với con đường mà người anh cả đã đi.

Sau khi tốt nghiệp xuất sắc bậc trung học, Lenin được tùy ý lựa chọn vào thẳng một trường đại học của nước Nga. Thế nhưng, vì là em ruột của một tội phạm tử hình, nên Lenin bị cấm nhập học ở thủ đô Saint Petersburg và phải xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan.

Tại đây, Lenin tích cực tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên chủ chốt của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Lenin bắt đầu nghiền ngẫm các tác phẩm của Karl Marx. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng 2/1887, Lenin bị trường Đại học Tổng hợp Kazan đuổi học và phải rời khỏi Kazan. Tháng 10/1888, sau khi hết án phạt, Lenin trở lại Kazan và gia nhập nhóm Marxist tại đây.

Mặc dù không được theo học trực tiếp, nhưng với tư chất thông minh cùng với nghị lực rất cao trong việc tự học, chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, Lenin đã hoàn thành tất cả các môn học của chương trình bốn năm khoa Luật trường Đại học Kazan, với tư cách thí sinh tự do.

Đến năm 1893, Lenin chuyển về Saint Petersburg và sau đó thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân vào tháng 8/1895. Tại đây, Lenin đã gặp Nadezhda Krupskaya, một nữ thành viên trong nhóm Marxist. Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thủy, sát cánh trên con đường cách mạng.

Đêm 9/12/1895, do bị tố giác, Lenin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng cầm tù, tháng 2/1897, Lenin đi đày ba năm ở làng Shushenkoe, miền Đông Siberia. Trong thời gian lưu đày, Lenin đã viết 30 tác phẩm, trong đó có cuốn “Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga”, một trong những tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.

Khi thời hạn lưu đày ở Siberia kết thúc năm 1900, Lenin hăng hái bắt tay vào việc tập hợp những người Marxist thành lập chính đảng cách mạng. Tuy nhiên, do chính quyền Nga hoàng cấm Lenin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn, Lenin phải ra nước ngoài để tiếp tục hoạt động trong thời gian gần 17 năm và chỉ bí mật về nước chỉ đạo cách mạng thời gian ngắn vào năm 1905.

Ngày 16/4/1917, Lenin bí mật trở lại Petrograt (Saint Peterburg khi đó) để trình bày bản Luận cương Tháng Tư nổi tiếng. Đây là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của Lenin được Hội nghị ủy ban Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua. Tối ngày 6/11/1917, Lenin đến Cung điện Smolnyi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đêm ngày 7/11/1917 (vào tháng Mười theo lịch Nga), Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng.

Từ lý luận thành hiện thực

Lenin đã lãnh đạo thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, đưa Đảng Cộng sản lần đầu tiên trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Lenin chính là người Marxist đầu tiên vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Marx vào thực tiễn nước Nga.

Dưới ngọn cờ của Lenin, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành. Tên tuổi vĩ đại của Lenin đã gắn liền với những cải biến cách mạng vĩ đại nhất trong xã hội loài người từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô Viết, một thời đại mới trong lịch sử thế giới nhân loại đã bắt đầu. Tuy nhiên, chính sách cộng sản thời chiến đã bộc lộ những sai lầm tạo ra tình trạng khủng hoảng vô cùng trầm trọng cho nước Nga Xô Viết. Kịp thời phát hiện ra sai lầm đó, tháng 3/1921, Đại hội X Đảng Cộng sản Nga thông qua “Chính sách kinh tế mới” (NEP) do Lenin khởi xướng, đưa nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau Cách mạng Tháng Mười, giữ chính quyền Xô Viết non trẻ đứng vững và nước Nga xã hội chủ nghĩa nhanh chóng hồi sinh. Sâu xa hơn, đó còn là khởi đầu kiến tạo mô hình phát triển mới của chủ nghĩa xã hội, gợi mở lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa trên cơ sở khoa học, tuân thủ quy luật khách quan.

Ngay từ giai đoạn đầu, Lenin đã viết: “Chúng ta không hề coi lý luận của Marx là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. Lenin đã trở thành một mẫu mực về giải quyết thỏa đáng mối quan hệ biện chứng giữa trung thành và sáng tạo, giữa bảo vệ và phát triển học thuyết Marxist.

Bên cạnh đó, Lenin còn có những đóng góp phong phú, toàn diện về nghiên cứu các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật, về nghệ thuật quân sự, về bài học bảo vệ cách mạng, về nhà nước, về Đảng kiểu mới và xây dựng Đảng... Những đóng góp từ thực tiễn cách mạng và lý luận sâu rộng, phong phú của Lenin đã góp phần đưa học thuyết của Marx trở thành Chủ nghĩa Marx-Lenin.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Lăng Lenin ngày 16/7/1957.  (Nguồn: Hội Nhà báo Nga)
Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Lăng Lenin ngày 16/7/1957. (Nguồn: Hội Nhà báo Nga)

Sự giản dị của một vĩ nhân

Mặc dù rất ngưỡng mộ anh trai mình nhưng Lenin không tán thành con đường đấu tranh theo lối ám sát các quan chức trong bộ máy của Sa hoàng. Ông nhận ra vai trò của quần chúng và lựa chọn con đường thức tỉnh họ, phát huy sức mạnh “dời non lấp bể” của họ để thay đổi hiện thực xã hội.

Trong 54 năm cuộc đời, Lenin đã để lại một di sản đồ sộ gồm 55 cuốn sách dày tập hợp các tác phẩm nghiên cứu, lời kêu gọi, văn bản chỉ đạo và bài phát biểu, thể hiện khả năng liên tưởng và khái quát hóa siêu việt trong việc nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên, xã hội và cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.

Nhân cách của Lenin thể hiện rõ đặc biệt trong giai đoạn ông đi đày ở Siberia, hoạt động cách mạng ở nước ngoài và cả khi đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của nước Nga Xô viết. Các đồng chí của Lenin nhận xét ông là con người giản dị, không chút quan cách, sống thanh đạm... Trong mắt đại văn hào Maxim Gorky, một người bạn thân của ông thì: Lenin trông không có vẻ gì của một vị lãnh tụ cả.

Không chỉ sống trong sáng, giản dị, Lenin còn rất gần gũi với quần chúng và đặc biệt khiêm nhường. Kể cả khi vươn tới đỉnh cao lý luận, ông không chút tự kiêu. Ngược lại, ông phân tích kỹ lưỡng về bệnh kiêu ngạo để cảnh tỉnh các đảng viên cộng sản.

Năm 1918, Lenin bị ám sát bằng ba phát súng ở cự ly rất gần. Vết thương trầm trọng đe dọa đến tính mạng, khiến ông bất tỉnh. Khi hồi phục lại một chút, ông lại lao ngay vào làm việc. Lenin là linh hồn của phong trào Bonsevich và Cách mạng Nga. Ông làm việc không ngừng nghỉ, tới 14-16 tiếng mỗi ngày. Hết lãnh đạo Cách mạng tháng Mười, lại lo đối phó với cuộc nội chiến do lực lượng Bạch vệ phát động. Vừa đương đầu với cuộc can thiệp vũ trang của các nước đế quốc, vừa phải xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực trong bối cảnh cực kỳ khó khăn. Tất cả những điều này, cộng với các vết thương trầm trọng do bị ám sát trước đó, đã bào mòn sức khỏe của Lenin. Dù vốn rất tráng kiện và chịu khó tập thể thao, Lenin đã qua đời vào ngày 21/1/1924 ở làng Gorki, Moscow.

Trước khi ra đi, Lenin từng bày tỏ nguyện vọng được an nghỉ cạnh mẹ mình và người em gái trong khu nghĩa trang. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Xô viết sau các cuộc họp bàn đã quyết định gìn giữ thi hài Lenin. Quá trình này diễn ra trong nhiều tháng, kế đó là việc xây dựng lăng mộ vĩnh viễn tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow.

Kể từ đó, thi hài Lenin được đặt tại Quảng trường Đỏ cho tới nay, ngoại trừ bốn năm chuyển tới vùng Siberia xa xôi để tránh các cuộc tấn công từ Đức quốc xã trong Chiến tranh Vệ quốc.

Năm 1990, Lăng Lenin được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO cùng Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ ở Moscow, trở thành “ví dụ điển hình của Liên Xô về kiến trúc tượng đài mang tính biểu tượng” và là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng của đất nước.

Vào ngày Lenin qua đời 21/1 hàng năm, dòng người vẫn đổ về Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ của thủ đô Moscow. Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đến đặt hoa, tổ chức mít tinh tại các tượng đài Lenin tưởng nhớ Nhà lãnh đạo Xô Viết kiệt xuất, lãnh tụ của giai cấp vô sản, và di sản to lớn của Người cho lịch sử đương đại của nước Nga và thế giới.

118 nước tán thành nghị quyết của Nga về Chủ nghĩa phát xít

118 nước tán thành nghị quyết của Nga về Chủ nghĩa phát xít

Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 19/12 đã thông qua nghị quyết hàng năm của Nga về cuộc chiến chống tôn vinh ...

Nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, một bước tiến lý luận quan trọng và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, một bước tiến lý luận quan trọng và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hệ thống chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam đã phát triển trở thành một kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội rất riêng, thậm chí ...

Đêm nhạc ý nghĩa kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô

Đêm nhạc ý nghĩa kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô

Tối 28/6, đêm nhạc kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến thành phố Petrograd, nay là ...

Học giả Italy: Thành công của Việt Nam khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn đi lên chủ nghĩa xã hội

Học giả Italy: Thành công của Việt Nam khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn đi lên chủ nghĩa xã hội

Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy, trong khuôn khổ Năm Việt Nam - Italy 2023, ngày 30/6, Đại ...

Tăng cường đoàn kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ứng phó với các thách thức toàn cầu

Tăng cường đoàn kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ứng phó với các thách thức toàn cầu

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết, tại thủ ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không nhé!
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động