Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai của Saudi Arabia:

Saudi Arabia - Vương triều trước “lời nguyền tài nguyên”

Minh Vương
TGVN. “Tầm nhìn năm 2030” của Thái tử Mohammad Bin Salman và những động thái gần đây cho thấy Saudi Arabia đang vùng vẫy để thoát “lời nguyền tài nguyên”. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen Vén bức màn bí ẩn của Saudi Arabia
saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen ‘Cây cầu’ Caucasus và tính toán của Tổng thống Putin trong quan hệ với Trung Đông
saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen
Những các ghế trống trong lễ khai mạc Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai (FII) tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, ngày 23/10/2018. (Nguồn: Getty Images)

“Lời nguyên tài nguyên” (resource curse) là cụm từ được sử dụng để mô tả nghịch lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản và nguyên liệu, nhưng không có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế như các nước nghèo tài nguyên.

Thực tế cho thấy nhiều quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là tại châu Phi như Congo, Angola, Sudan, Nigeria… lại thường xuyên phải đối mặt với đói nghèo, bệnh dịch, chiến tranh hay nạn tham nhũng. Ngược lại, các quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Những con hổ châu Á” như Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản đã tăng trưởng đáng kinh ngạc dù không nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, Saudi Arabia luôn nằm trong danh sách 51 quốc gia được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá là “giàu tài nguyên thiên nhiên”. Song sau thời gian dài tăng trưởng, Riyadh bắt đầu cảm nhận hệ lụy từ “lời nguyền tài nguyên” như suy giảm công nghiệp chế tạo, nguồn thu không ổn định, thiếu đầu tư hiệu quả giáo dục, tham nhũng, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân và môi trường… Chiến lược “Tầm nhìn năm 2030” của Thái tử Mohammad Bin Salman hướng tới khắc phục các yếu điểm đó, mở cửa và đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. “Sáng kiến Đầu tư Tương lai” (FII), hay còn được gọi là “Davos tại Sa mạc”, là một phần của chiến lược này.

Chuyển mình để thoát khó

Là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2017, song FII các năm trước không nhận được nhiều sự chú ý bởi thái độ dè dặt của nhà đầu tư trước các diễn biến chính trị liên quan tới Riyadh. Đặc biệt, sau khi nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại tại Đại sứ quán Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều đại diện các tập đoàn lớn, từ Google, JPMorgan Chase, Ford, BlackRock cùng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đã từ chối tham gia FII 2018.

Tuy nhiên, một năm đã qua và moi chuyện giờ đã khác. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro dự kiến sẽ tham dự và phát biểu tại FII 2019. Đoàn đại biểu cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin cùng Cố vấn cấp cao Nhà Trắng, Jared Kushner dẫn đầu sẽ góp mặt ở sự kiện này. Lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới như Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Citigroup... cũng xác nhận sẽ tới Riyadh.

Thái độ của chính giới các nước và lãnh đạo các doanh nghiệp đối với FII lần này là thành công lớn của Riyadh. Tuy nhiên, nó chỉ đến sau những thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt.

Đầu tiên, đó chính là việc Thái tử Mohammad Bin Salman đứng ra nhận trách nhiệm một phần trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, dù tiếp tục phủ nhận sự liên quan trực tiếp tới hành vi mưu sát này. Động thái này là cần thiết, khi nó đã phần nào hạ nhiệt thái độ gay gắt của cộng đồng quốc tế và cải thiện hình ảnh của ông Salman.

saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen
Saudi Arabia, dưới sự lãnh đạo của Thái tử Mohammad Bin Salman, đã có những nỗ lực chuyển mình toàn diện. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Thứ hai, Saudi Arabia đã tiến hành thay đổi chính sách tích cực và toàn diện, từ kinh tế, chính trị đến xã hội. Về chính trị, Thái tử Mohammad Bin Salman đã triển khai chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”. Về kinh tế, Riyadh đẩy mạnh khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là du lịch. Về xã hội, Saudi Arabia đã có bước đi táo bạo khi cho phép phụ nữ trưởng thành ra ngoài một mình mà không cần sự đồng ý của nam giới, cho nữ giới quyền đăng ký hộ chiếu, kết hôn, ly hôn, khai sinh, giám hộ…

Thứ ba, tình hình thế giới nói chung và khu vực Trung Đông nói riêng tiếp tục chuyển biến nhanh và phức tạp khiến Saudi Arabia trở thành đối tượng được nước lớn coi trọng và tranh thủ. Với Moscow, Riyadh là đối tác quan trọng trong Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Mở rộng (OPEC+), đóng vai trò kiểm soát giá dầu. Với Mỹ, Saudi Arabia là đồng minh chiến lược, một trong hai trụ cột còn sót lại trong chính sách truyền thống tại Trung Đông, kiểm chế ảnh hưởng ngày một lớn của Iran. Với Bắc Kinh, trữ lượng dầu mỏ của Riyadh sẽ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Washington.

Dùng dầu để… thoát dầu

Tuy nhiên, Saudi Arabia có tận dụng được bối cảnh thuận lợi này để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, đa dạng hóa nền kinh tế hay không, sẽ là câu chuyện không đơn giản.

Tâm điểm của FII lần này sẽ là thông tin xoay quanh hoạt động phát hành công khai lần đầu (IPO) của Công ty Dầu khí Nhà nước Saudi Arabia (Aramco), công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Theo đó, giới phân tích nhận định Aramco có thể tiến hành IPO 5% tổng giá trị, ước tính trị giá 1.500 – 2.000 tỷ USD. Nguồn vốn thu về từ đợt IPO này, cùng lợi nhuận ròng từ Aramco sẽ là yếu tố chủ chốt trong kế hoạch cải cách của Thái tử Mohammad Bin Salman.

Những năm vừa qua, Saudi Arabia đã có bước tiến ngoạn mục khi thăng hạng từ vị trí thứ 62 lên 30 trong danh sách Mức độ Thuận tiện cho việc Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, nhiều quốc gia và doanh nghiệp tham dự FII lần này vẫn tập trung vào tiềm năng dầu mỏ của Saudi Arabia, thay vì nhìn nhận đây như thị trường mới nổi cho các ngành nghề mới. Khi ấy, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khác ngoài năng lượng, đa dạng hóa nền kinh tế, vượt qua “lời nguyền tài nguyên” sẽ là nhiệm vụ không dễ dàng dành cho Thái tử Mohammad Bin Salman.

saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen Hoàng tử Faisal bin Farhan trở thành tân Ngoại trưởng Saudi Arabia

TGVN. Ngày 23/10, Hãng Thông tấn nhà nước Saudi Arabia (SPA) dẫn sắc lệnh hoàng gia cho biết, Hoàng tử Saudi Arabia Faisal bin Farhan ...

saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ thăm đồng minh chủ chốt ở Trung Đông

TGVN. Ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đến Saudi Arabia trong chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia đồng minh chủ ...

saudi arabia vuong trieu truoc loi nguyen tai nguyen Saudi Arabia: Tàu chở dầu Iran phát tín hiệu nguy cấp nhưng vẫn tiếp tục di chuyển

TGVN. Hãng thông tấn nhà nước SPA của Saudi Arabia ngày 12/10 đưa tin, nước này hôm 11/10 đã nhận được tín hiệu khẩn cấp ...

Minh Vương

Đọc thêm

Xác định 2 cặp bán kết vòng chung kết U23 châu Á 2024

Xác định 2 cặp bán kết vòng chung kết U23 châu Á 2024

U23 Indonesia tiếp tục hành trình giải U23 châu Á khi thi đấu với U23 Uzbekistan ở bán kết, nếu thắng đội bóng xứ vạn đảo sẽ có vé Olympic ...
Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2024, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam tổ chức sự kiện đàm thoại 'Lorca: Thơ và tình yêu ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

Giá MacBook Air M3 đang được chào bán ở mức 27 triệu đồng cho phiên bản 13 inch, thấp hơn 1 triệu đồng so với mức giá niêm yết. Phiên ...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, ...
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động