Vượt thác ghềnh, ra biển lớn

Chiến lược “phát triển và hội nhập” đã nâng cao và cân bằng các sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vuot thac ghenh ra bien lon Nghiên cứu chiến lược trong tình hình mới
vuot thac ghenh ra bien lon Ngoại giao học thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Chiến lược lớn

Cách đây gần 30 năm, Việt Nam là một trong những nước nghèo và bị cô lập trên thế giới nhưng có một lực lượng quân đội đông thứ năm toàn cầu, dù sức mạnh quân sự phụ thuộc khá nhiều vào viện trợ của Liên Xô. Trong bối cảnh ấy, một chiến lược lớn đã ra đời nhằm nâng cao và cân bằng các sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao của Việt Nam. Xin tạm gọi chiến lược lớn này là “phát triển và hội nhập”.

Chiến lược lớn - mà cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch là kiến trúc sư trưởng - đã vạch ra con đường cho Việt Nam tới tận ngày nay, với bộ phận quan trọng là chính sách “đa dạng hoá, đa phương hoá”. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị năm 1988 là một dấu mốc quan trọng của chiến lược này, với tinh thần là trong vòng 25 năm, sẽ tạo cho Việt Nam một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng đủ mạnh và một nền ngoại giao  rộng mở.

vuot thac ghenh ra bien lon
Giáo sư, Tiến sĩ Alex Vuving trong một buổi trao đổi về Hợp tác an ninh hàng hải. (Nguồn: apcss.org)

Tuy nhiên, việc triển khai chiến lược lớn này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Phải đến Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) năm 2003, tinh thần của Nghị quyết 13 mới được phát huy đầy đủ. Nghị quyết 8 đã mở rộng cánh cửa cho Việt Nam tăng cường sức mạnh trên các mặt kinh tế, quân sự và ngoại giao.

Tiếc rằng trong 10 năm qua, kinh tế Việt Nam chưa chuyển đổi được mô hình phát triển, khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự và cả vị thế ngoại giao. Tuy nhiên,thập kỷ qua lại là thời kỳ Việt Nam có nhiều bước tiến dài trên mặt ngoại giao, thể hiện một vai trò nổi bật hơn trong khu vực.

Tối ưu đối ngoại song và đa phương

Xu hướng của những năm gần đây ở Việt Nam là ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển. Việt Nam coi trọng cả quan hệ song phương và đa phương.

Việt Nam ngày càng đóng vai trò tích cực trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là các cơ chế hợp tác và đối thoại đa phương trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong số rất ít nước châu Á có quan hệ đối tác chiến lược hoặc toàn diện với cả 5 cường quốc (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ).

Những năm gần đây, Việt Nam ký kết khá nhiều hiệp định thương mại tự do, đồng thời thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một loạt nước từ châu Á đến châu Âu. Có thể nói quan hệ đối ngoại song phương và đa phương của Việt Nam được phát triển theo hướng “cân bằng và mở rộng”.

Trong thời gian tới, Việt Nam nên hướng phát triển theo chiều sâu với các đối tác ưu tiên, tăng cường quan hệ với một số đối tác có nhiều tiềm năng và mở hướng hợp tác ba bên và bốn bên với một số đối tác trọng điểm.

Cần giành lợi thế thực địa

Vấn đề tranh chấp chủ quyền, đặc biệt ở Biển Đông, là một vấn đề nan giải không chỉ với Việt Nam mà cả với thế giới.

vuot thac ghenh ra bien lon

Giáo sư, Tiến sĩ Alexander L. Vuving làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye từ tháng 7/2008 đến nay. Trước đó, ông giảng dạy về quan hệ quốc tế, an ninh quốc tế và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Tulane.

Ông từng công tác và nghiên cứu tại Trung tâm khoa học và các vấn đề quốc tế Belfer thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore).

GS. TS. Vuving có nhiều năm sống tại Việt Nam, Hungary, Pháp, và Đức trong những giai đoạn nhiều thay đổi, như các cuộc chiến tranh ở Đông Dương và quá trình thống nhất châu Âu. Những sự kiện này đã giúp định hình chuyên môn của ông.

GS. TS. Vuving có nhiều bài nghiên cứu tại các tạp chí khoa học lớn và diễn thuyết tại các trường đại học hàng đầu thế giới.

Cách tiếp cận của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ chủ quyền là sự kết hợp của ba yếu tố. Thứ nhất là xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng đủ sức răn đe và phòng thủ tối thiểu. Thứ hai là cố gắng giữ hoà khí và các kênh đối thoại với Trung Quốc. Thứ ba là tranh thủ và thúc đẩy sự ủng hộ và trợ giúp của quốc tế. Về cơ bản, đối sách này là phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào ba định hướng như vậy sẽ không đủ khả năng  chống chọi với những thách thức ngày càng lớn. Thực tế căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi lợi thế của Việt Nam trên thực địa đang ngày càng bị xói mòn.

Để cải thiện tình hình, Việt Nam cần tích cực và sáng tạo hơn để giành lại lợi thế trên thực địa. Cần giảm mạnh sự ràng buộc và phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và tâm lý. Việt Nam cũng cần xúc tiến các hướng hợp tác song phương và đa phương với các nước có chung mục tiêu ở Biển Đông nhằm thiết lập cân bằng lực lượng có lợi cho Việt Nam. Việt Nam cần phát huy vai trò tích cực trong xây dựng cấu trúc an ninh mới đủ sức ngăn chặn các hành động vi phạm luật pháp quốc tế trong khu vực.

Tăng cường hiểu biết lẫn nhau

Có thể nói, trong quan hệ Việt – Mỹ, do lịch sử hai nước và vị trí địa chính trị của Việt Nam, quan hệ Việt-Mỹ bao giờ cũng có phần đặc biệt. Cho nên khi quá trình bình thường hoá quan hệ hoàn tất, với việc Mỹ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, mối quan hệ hai nước đã mang một sắc thái chiến lược quan trọng.

Một điểm đặc biệt nữa là phải hơn 20 năm sau chiến tranh, Việt Nam và Mỹ mới tái lập quan hệ ngoại giao, và phải thêm 20 năm nữa, quan hệ hai nước mới hoàn toàn bình thường hoá. Rào cản lớn nhất trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ là tâm lý và ý thức hệ. Những người làm đối ngoại đã nỗ lực rất nhiều để vượt qua các rào cản đó.

Quan hệ Việt-Mỹ có rất nhiều triển vọng tốt đẹp trong tương lai. Hai nước có sự tương đồng lớn về mục tiêu và lợi ích chiến lược trong khu vực. Vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế, quân sự và ngoại giao của Việt Nam khiến Việt Nam trở thành một ưu tiên trong chính sách châu Á của Mỹ.

Để phát huy hết tiềm năng hợp tác, cần tăng cường tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu, đối thoại ở cấp cao cũng như các cấp thấp hơn, qua đó nâng cao hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai nước. Muốn hợp tác với Mỹ một cách hiệu quả, Việt Nam cần hiểu Mỹ, hiểu lợi ích, cách nghĩ, cách làm của Mỹ, sự vận hành hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nỗ lực thông tin để nhiều người Việt Nam hiểu và biết Mỹ hơn.

Ấn tượng và hy vọng

Tôi rời Việt Nam đi du học vào năm 1986, khi đất nước đang ở trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là sự chuyển hướng chiến lược vào thời kỳ 1986-1988, với phong trào đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy đối ngoại. Đã có những con người tâm huyết, dũng cảm và trí tuệ làm nên bước ngoặt đó.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang ở một khúc quanh của lịch sử, rất cần một cuộc đổi mới tư duy, kể cả tư duy đối ngoại. Là một người gốc Việt, tôi rất mong lại có những con người tâm huyết, dũng cảm, trí tuệ đưa con thuyền Việt Nam vượt thác ghềnh, ra biển lớn.

vuot thac ghenh ra bien lon Phát huy vai trò kết nối

Đến Việt Nam từ năm 1992 từ khi còn là nhà ngoại giao trẻ, đó là cơ duyên để ông Giles Lever trở lại mảnh ...

vuot thac ghenh ra bien lon Vai trò then chốt trong kiến trúc thể chế hiện đại

Tôi đã có vinh dự là Đại sứ Pháp tại Việt Nam từ tháng 3/1989 tới mùa xuân năm 1993, một giai đoạn quan trọng ...

vuot thac ghenh ra bien lon Buồn, vui người làm bảo hộ công dân

Trở về Bộ sau nhiệm kỳ 3 năm tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc), đọng lại trong tâm tư ...

Alexander Vuving

Đọc thêm

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Các đồng chí lãnh đạo Đảng FLN đánh giá cao những thành tựu trong xây dựng Đảng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của ...
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Khẳng định Việt Nam sẽ là cầu nối Algeria với các nước ASEAN, Quyền Chủ tịch nước mong muốn Algeria là cầu nối giữa Việt Nam với các nước châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

ABAII trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030
Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động