Nhỏ Bình thường Lớn

WHO dự kiến nâng cảnh báo cao nhất về bệnh đậu mùa khỉ

Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến nhóm họp vào ngày 14/8 tới để quyết định xem có ban bố cảnh báo cao nhất đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang lan rộng tại một số quốc gia châu Phi hay không.
Một bệnh nhân cho thấy bàn tay bị loét do nhiễm virus đậu mùa khỉ, tại khu vực cách ly dành cho bệnh nhân đậu mùa khỉ tại bệnh viện Arzobispo Loayza, ở Lima vào ngày 16 tháng 8 năm 2022. Gần 28.000 trường hợp đã được xác nhận trên toàn thế giới trong ba tháng qua và những ca tử vong đầu tiên đang bắt đầu được ghi nhận. (Nguồn: AFP)
Một bệnh nhân giơ bàn tay bị loét do nhiễm virus đậu mùa khỉ, tại khu vực cách ly dành cho bệnh nhân ở bệnh viện Arzobispo Loayza, Lima vào ngày 16/8/2022. Gần 28.000 trường hợp đã được xác nhận trên toàn thế giới trong ba tháng qua và những ca tử vong đầu tiên đang bắt đầu được ghi nhận. (Nguồn: AFP)

Trong một thông báo, WHO cho biết cuộc họp kín được tổ chức trực tuyến và bắt đầu lúc 10h GMT, tức 17h giờ cùng ngày ở Việt Nam.

Trên mạng xã hội X, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ủy ban sẽ đưa ra quan điểm liệu đợt bùng phát này có phải là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không. Nếu đúng như vậy, ủy ban sẽ khuyến cáo những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và ngăn bệnh lây lan.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi mới đây kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn “sự lây lan đáng lo ngại” của bệnh đậu mùa khỉ trên khắp lục địa. Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya cho biết tính đến nay đã có ít nhất 16 quốc gia châu Phi ghi nhận ca bệnh. Kể từ tháng 1/2022, khoảng 38.465 ca nhiễm và 1.456 ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận.

CHDC Congo hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất do đợt bùng phát lần này. Theo cơ quan y tế của Liên minh châu Phi, tính đến ngày 3/8, nước này báo cáo 14.479 ca mắc hoặc nghi ngờ mắc, trong đó có 455 ca tử vong.

Ca mắc bệnh đậu mùa khỉ thứ 2 ở TP. Hồ Chí Minh, từng sinh hoạt chung với bệnh nhân đầu tiên

Ca mắc bệnh đậu mùa khỉ thứ 2 ở TP. Hồ Chí Minh, từng sinh hoạt chung với bệnh nhân đầu tiên

Trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ 2 là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, du lịch tại Dubai. Người ...

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền trước khi xuất hiện các triệu chứng

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền trước khi xuất hiện các triệu chứng

Hơn một nửa số ca lây truyền bệnh đậu mùa khỉ ở Anh xảy ra trong giai đoạn tiền triệu chứng. Điều này cho thấy, ...

Bộ Y tế xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bộ Y tế xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ...

Hướng dẫn phòng bệnh, điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Hướng dẫn phòng bệnh, điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh gì? Phòng bệnh và điều trị bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Mời độc giả tham khảo bài ...

Mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập trong cộng đồng, có thể xuất hiện ở bất cứ địa phương nào

Mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập trong cộng đồng, có thể xuất hiện ở bất cứ địa phương nào

Mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng. Bộ Y tế dự báo trong thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục ...

(theo AFP)