Bán đảo Triều Tiên: Quân sự là giải pháp cuối?

Việc Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thứ hai càng làm tình hình an ninh - chính trị trên bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Trung Quốc khẳng định trách nhiệm của Mỹ - Triều Tiên tại Bình Nhưỡng
ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Hành trang giúp Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 29/7 tuyên bố nước này đã phóng thành công ICBM Hwasong-14 lần thứ hai. Tên lửa đã bay được 47 phút 12 giây, đạt độ cao 3.700 km, bay xa 998 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Fox News dẫn phân tích từ các chuyên gia cho rằng, ICBM của Triều Tiên có khả năng vươn tới các thành phố lớn của Mỹ như Los Angeles và Chicago. Vụ thử diễn ra trong bối cảnh cả Hàn Quốc và Triều Tiên đang có những hoạt động chào mừng 64 năm ngày ký kết thỏa thuận đình chiến cuộc Chiến tranh liên Triều ngày 27/7/1953.

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi
Ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục đia (ICBM) đêm ngày 28/7 do phía Triều Tiên cung cấp. (Nguồn: AP)

Động thái này của Bình Nhưỡng không chỉ chứng tỏ sự tiến bộ về công nghệ tên lửa của quốc gia này, đồng thời gây quan ngại sâu sắc về khả năng diễn ra một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Cần hành động thiết thực

Sự cải thiện công nghệ tên lửa của Triều Tiên khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo lắng. Ngày 31/7, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon tuyên bố vụ thử đã chạm tới điểm mà Hàn Quốc coi là “giới hạn đỏ”, đồng thời cảnh báo chính quyền của Chủ tịch Kim Jong-un đang khép lại các cơ hội đối với sáng kiến hòa bình của Seoul.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích vụ thử tên lửa của Triều Tiên là hành động “liều lĩnh và nguy hiểm”, có thể khiến quốc gia này bị “cô lập hơn nữa”. Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh trong khu vực. 

Dẫu vậy, bên cạnh những phản ứng gay gắt từ phía cộng đồng quốc tế, không ít người tỏ ra nghi ngờ về mối nguy hiểm từ phía Bình Nhưỡng. Điều này không phải không có cơ sở, khi bất chấp những tiến bộ vượt bậc, tên lửa của Triều Tiên vẫn chưa hoàn thiện về mặt kỹ thuật và khó có thể vượt qua Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ và Hàn Quốc đang lắp đặt.

Trả lời phỏng vấn PBS NewsHour, cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) - ông Siegfried Hecker - nhận định Triều Tiên cần ít nhất 4 - 5 năm nữa để thực hiện một vụ tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Việc bắn thành công một tên lửa hạt nhân là không hề đơn giản, đặc biệt là đầu đạn cần chịu được những điều kiện khắc nghiệt trong quá trình phóng và tiếp đất.

Theo ông Hecker, những cuộc phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây là những thử nghiệm nhằm hoàn thiện hơn vũ khí chiến lược của mình. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều cho rằng các nước liên quan, đặc biệt là Mỹ, cần có những hành động thiết thực để sớm hóa giải mối đe dọa từ Triều Tiên.

Sớm nối lại đàm phán

Nhận thức được tầm quan trọng của việc răn đe Triều Tiên, ngay sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa, Mỹ - Hàn Quốc đã ngay lập tức có hành động đáp trả. Hai nước đã tổ chức cuộc tập trận tên lửa dọc theo bờ biển phía Đông Hàn Quốc với sự tham gia của loại tên lửa Hyunmoo-2 có tầm bắn 300 km của Hàn Quốc và tên lửa ATACMS đất đối đất với tầm bắn tương tự của Mỹ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn với Mỹ về việc triển khai thêm các bệ phóng thuộc THAAD của Mỹ tại nước này.

Nhưng hẳn là Mỹ và các nước lớn có liên quan đến vấn đề Triều Tiên cũng nhận ra rằng, sức mạnh quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng. Trong chiến tranh không có người chiến thắng, chỉ có kẻ thất bại. Áp lực về mặt quân sự chỉ trở nên hiệu quả khi đi cùng với các biện pháp ngoại giao thích hợp. Có lẽ đã đến lúc Washington và Bình Nhưỡng ngưng đe dọa lẫn nhau và ngồi vào bàn đàm phán.

Trong tuyên bố ngày 1/8, trái với những phát ngôn cứng rắn trước đó của Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã gây ngạc nhiên khi tuyên bố Washington không phải là kẻ thù của Bình Nhưỡng: “Mỹ không mong muốn thay đổi chế độ hoặc sự sụp đổ của chính quyền Triều Tiên. Mỹ không hướng tới việc đẩy nhanh quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên hay kiếm cớ cử quân đội tới biên giới Hàn Quốc”. Ông Tillerson cũng khẳng định mục tiêu của Washington là đối thoại với Triều Tiên. Theo ông, các áp lực về trừng phạt kinh tế hướng tới việc buộc Bình Nhưỡng ngồi lại vào bàn đàm phán.

Cùng quan điểm trên, John Park, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Harvard, cũng cho rằng tăng cường các biện pháp trừng phạt sẽ đánh mạnh vào khả năng sản xuất tên lửa của Bình Nhưỡng và buộc quốc gia này phải thay đổi chiến lược. Tuy nhiên, những nỗ lực trừng phạt của Mỹ và Liên hợp quốc sẽ vô nghĩa nếu như không có sự tham dự của Trung Quốc, bạn hàng và đối tác xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang tồn tại nhiều khác biệt, những lời chỉ trích và kêu gọi Bắc Kinh tham gia cấm vận Bình Nhưỡng của Tổng thống Trump vẫn chưa phát huy tác dụng.

Giáo sư Flynt Leverett, hiện giảng dạy tại Đại học bang Pennsylvania, người từng tham gia vào Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng Washington cần ưu tiên cải thiện và đẩy mạnh quan hệ hợp tác cả về kinh tế lẫn an ninh với Bắc Kinh. Chỉ với những nỗ lực từ phía Mỹ và Trung Quốc, căng thẳng trên bán đảo ở Triều Tiên mới có thể hạ nhiệt.

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Vấn đề Triều Tiên: Giải pháp quân sự hay ngoại giao?

Cho đến khi tìm được một giải pháp chung hiệu quả nhất cho những động thái của Triều Tiên, các bên không nên tính đến ...

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Nga - Trung tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Nga  thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyền Hựu đã ...

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Mỹ khẳng định có chung mục tiêu với Hàn Quốc trong vấn đề Triều Tiên

Ngày 18/7, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Mỹ và Hàn Quốc có chung mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên, trong bối cảnh ...

Hòa Bình

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

XSHCM 11/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 11/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 11/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 11/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 11/5/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 11/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 11/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 11/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 11/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 11/5 - Vietlott Power 11/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 11/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 11/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 11/5/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 11 ...
XSLA 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 11/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 11/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 11/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 11/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 11/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 11/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 11/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 11/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 11 ...
Trao Huân chương Hữu nghị  tặng Hạ nghị sĩ Grzegorz Bernard Napieralski, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam

Trao Huân chương Hữu nghị tặng Hạ nghị sĩ Grzegorz Bernard Napieralski, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam

Phần thưởng cao quý là sự ghi nhận của Nhà nước Việt Nam đối với những đóng góp của cá nhân Chủ tịch Grzegorz Napieralski và Nhóm Nghị sĩ hữu ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động