Chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ: Một nguyên tắc, hai cách nhìn

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục - khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Anh: Phụ nữ Hồi giáo phải thi đỗ tiếng Anh mới được ở lại
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Tại sao các cô gái Hồi giáo ở châu Âu muốn kết hôn với các chiến binh IS?
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo "rõ rệt" ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc "Burkini" (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng "tự do" bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước "kỳ thị" cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế?

Chủ nghĩa thế tục (tiếng Pháp là laicité, và tiếng Anh là secularism) có thể được hiểu một cách chung nhất và đơn giản nhất là việc phân tách nhà nước với các tổ chức tôn giáo cũng như sự bình đẳng giữa mọi công dân theo các tôn giáo khác nhau hay không theo tôn giáo nào. Tuy nhiên, chủ nghĩa thế tục lại phát triển theo hai hướng khác nhau tại Pháp và Mỹ, dẫn đến những quan điểm hoàn toàn trái ngược trong trong vấn đề cấm khăn trùm đầu Hồi giáo.

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin
Một phụ nữ mang tấm biển: “Mang khăn trùm đầu không làm tôi ít là người Mỹ hơn bạn”. (Nguồn: AFP)

Dè chừng hay trung lập

Tại "đất nước hình lục lăng", chủ nghĩa thế tục luôn được đưa ra làm cơ sở cho các quy định mà nước Mỹ đánh giá là mang tính "kỳ thị" tôn giáo. Nguyên tắc thế tục Pháp được khẳng định qua một đạo luật ra đời cách đây hơn 100 năm - Luật 1905 liên quan đến sự tách rời giữa nhà nước và tôn giáo. Điểm chính của đạo luật này là cấm nhà nước cũng như chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các nơi thờ phụng tôn giáo, khẳng định nguyên tắc "trung lập" của chính phủ trong các vấn đề tôn giáo, và cấm tổ chức "hội họp chính trị" tại các "địa điểm tôn giáo". Luật này cũng công nhận một ngoại lệ đối với vùng Alsace-Loraine, từng bị sáp nhập vào Đức từ năm 1871-1918. Tại đây, các giáo sĩ vẫn được nhà nước trả lương.

Lý do dẫn đến sự ra đời của đạo luật này là nước Pháp có một thái độ khá dè chừng với tôn giáo, sau khi nhìn thấy hậu quả của các cuộc chiến tôn giáo trong lịch sử cũng như hậu quả của việc tôn giáo can thiệp vào nhà nước và ngược lại. Các nhà tư tưởng Pháp thời kỳ Khai sáng của thế kỉ XVIII như Voltaire, Diderot và Montesquieu đều coi tôn giáo là yếu tố gây chia rẽ, mù quáng và thiếu khoan dung. Cách mạng Pháp 1789 đã cố gắng xóa bỏ mọi ảnh hưởng tôn giáo tại nước này. Thêm vào thái độ dè chừng đối với tôn giáo là niềm tin của nước Pháp rằng tôn giáo là vấn đề đặc biệt riêng tư, chỉ nên thể hiện tại nhà riêng, hay tại các nơi thờ phụng đức tin. Về điều này, ông Sudhir Hazareesingh, người chuyên nghiên cứu về các phong trào trí thức Pháp, giảng viên Đại học Oxford, nhận xét: "Người Pháp nhìn nhận tôn giáo như một tư tưởng thấp kém, một hình thức xa lánh xã hội". Nguyên tắc thế tục được khẳng định rất rõ bởi Điều 2 trong Hiến pháp 1958 của Pháp: "nước Pháp là một cộng hòa không thể phân chia, theo nguyên tắc thế tục, dân chủ và xã hội".

Đối với các nhà làm luật Pháp, việc ra các quy định cụ thể liên quan đến trang phục mang tính tôn giáo là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thế tục của nước này.  Năm 2004, Pháp thông qua đạo luật cấm mang các biểu hiện tôn giáo “rõ rệt” tại các trường học công phổ thông, với lý do điều này có thể khuyến khích việc truyền giáo tại trường học, nơi các học sinh nhỏ tuổi có thể bị ảnh hưởng, lôi kéo. Cho dù luật áp dụng đối với mọi tôn giáo, nó trực tiếp nhằm vào khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo. Nên nói thêm rằng, nước Pháp chỉ ra luật này khi có những dấu hiệu truyền bá tư tưởng cực đoan Hồi giáo tại trường học, chứ không phải từ khi có sự xuất hiện của người Hồi giáo tại Pháp. Cũng theo luật này, việc mang các biểu tượng tôn giáo một cách kín đáo thì không bị cấm, cũng như mang khăn trùm đầu trong trường đại học. Trên thực tế, việc ra đạo luật này chứng tỏ sự hoài nghi của nước Pháp đối với tôn giáo, mà cụ thể, chính là các tư tưởng cực đoan Hồi giáo. Nước Pháp lo sợ sự trỗi dậy của các phong trào cực đoan Hồi giáo trong lòng 5 triệu dân theo đạo đang sinh sống tại Pháp. Số đông trong họ lại có cuộc sống khó khăn, ngoài lề xã hội và bị kỳ thị.

Năm 1908, tại Pháp đã nổ ra tranh luận về việc có nên cấm trang phục giáo sĩ Kito giáo (soutane) tại nơi công cộng. Những ý kiến tranh luận đưa ra không khác gì trong tranh cãi hiện nay tại Pháp liên quan đến khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Hòa thuận và tự do

Khác với nước Pháp, nơi chủ nghĩa thế tục đã biến thành nguyên tắc hạn chế sự can thiệp của tôn giáo và quyền lực cao hơn của nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo, ở Mỹ, chủ nghĩa thế tục mang hình bóng của sự tự do tôn giáo. Học giả Ahmed Kuru, tác giả quyển Chủ nghĩa thế tục và Chính sách của nhà nước đối với tôn giáo (2009), gọi chủ nghĩa thế tục ở Pháp là "thế tục khẳng định" theo nghĩa nhà nước giới hạn sự thể hiện đức tin ở nơi công cộng và ở Mỹ là "thế tục bị động", nơi nhà nước bảo vệ quyền tự do thể hiện đức tin nơi công cộng. Ở Mỹ, tranh cãi giữa phe ủng hộ sự tác động qua lại giữa nhà nước và tôn giáo với phe phân tách nhà nước và tôn giáo cũng chỉ nằm trong giới hạn của "chủ nghĩa thế tục bị động", tức vẫn chỉ là vấn đề tự do tôn giáo.

Khi nhìn lại lịch sử, ta sẽ hiểu hơn nguyên tắc thế tục của "xứ sở cờ hoa". Các nhà tư tưởng Mỹ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của John Locke - nhà triết học Anh thế kỷ XVII- XVIII. Locke, người theo Thiên Chúa giáo, đã phát triển tư tưởng Chúa trời mang lại tự do, và cần phải tôn trọng sự tự do này. Tự do tôn giáo vì thế cần được công nhận, Chúa trời muốn sự thờ kính "chân thành", không ép buộc. Ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đến chủ nghĩa thế tục Mỹ khá rõ ràng. Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ khẳng định quyền tự do thực hành tôn giáo. Đây được coi là "quyền tự do số một" tại nước Mỹ. Chính vì thế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước tại Mỹ không đi đến kết cục khá cứng nhắc như ở Pháp. Ở Mỹ, chủ nghĩa thế tục có nghĩa là nhà nước không nằm dưới sự chỉ huy của quyền lực tôn giáo, cũng như không cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào phải tuân theo các quy định liên quan đến cách thức thực hành tôn giáo đặt ra bởi nhà nước.

Ngược với Pháp, nước Mỹ không hề có thái độ dè chừng, mà có sự hòa thuận  trong khuôn khổ nguyên tắc tách rời nhà nước và tôn giáo. Sự khác biệt giữa Pháp và Mỹ trong vấn đề này dẫn đến việc ở Mỹ, chốn công cộng được coi là nơi tạo điều kiện cho tự do thực hành tôn giáo. Ở Pháp, luật cấm thực hiện những điều tra thống kê dựa trên nền tảng tôn giáo, thì ở Mỹ không hề có sự cấm đoán này.

Chính vì khác biệt cơ bản trong cách thực hiện chủ nghĩa thế tục giữa hai quốc gia này, những sự kiện liên quan đến trang phục Hồi giáo gần đây ở Pháp đã làm dấy lên một làn sóng phản đối ở Mỹ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng mỗi bên đều có quan điểm riêng, dựa trên những nền tảng tư tưởng, nguồn gốc lịch sử khác nhau. Cùng một nguyên tắc tách rời nhà nước và tôn giáo, nhưng hai cách nhìn khác nhau này dẫn đến thực tế rất khác nhau ở Mỹ và Pháp.

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Taliban: Kẻ thù hay đối tác?

Mới đây, phiến quân Taliban đã mở cuộc tấn công nhằm vào một doanh trại quân đội ở miền Bắc Afghanistan, khiến ít nhất 140 ...

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Phụ nữ Pakistan cởi mở hơn với đạo Hồi

Thông qua những buổi sinh hoạt tôn giáo theo hình thức trao đổi mở, những quy định và luật lệ Hồi giáo vốn hà khắc, ...

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Mỹ: Dự thảo sửa đổi sắc lệnh cấm nhập cư vẫn nhằm vào 7 nước Hồi giáo

Bản dự thảo sửa đổi sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn nhằm vào công dân của 7 quốc gia ...

Thiên Kim

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội.
Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Câu chuyện phía sau tài xế lái xe đâm vào khu chợ Giáng sinh ở Đức, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Người ta tin rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong đó có việc thả các con tin Israel, sắp được thực hiện.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động