TIN LIÊN QUAN | |
"Thiếu quan tài" sau vụ Taliban bắn hạ hơn 140 lính Afghanistan | |
Chính phủ Afghanistan sẵn sàng đàm phán với Taliban |
Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất mà Taliban thực hiện trong vòng 2 năm qua, xảy ra không lâu sau khi Mỹ ném “bom mẹ”, quả bom phi hạt nhân lớn nhất xuống Afghanistan.
Taliban thường xuyên mở các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng an ninh Afghanistan. (Ảnh minh họa.) |
Mặc dù Washington tuyên bố hành động trên nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan, giới quan sát cho rằng đây thực chất là sự phô trương sức mạnh và lời cảnh báo về khả năng can thiệp quân sự sâu hơn tại đất nước Nam Á. Đến nay, mục tiêu của Mỹ tại Afghanistan vẫn là quét sạch các lực lượng khủng bố, đặc biệt là Taliban, đồng thời củng cố chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani.
Chính vì vậy, vụ tấn công cuối tuần trước được cho là hành động đáp trả mang nhiều thông điệp của Taliban. Nhóm phiến quân này muốn chứng tỏ rằng họ vẫn là đối thủ đáng gờm, không dễ bị đánh bại, cũng như tiếp tục quan điểm “không đội trời chung” với Mỹ. Trong những năm qua, Taliban thường xuyên mở các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng an ninh Afghanistan, gieo rắc nỗi sợ hãi trên khắp đất nước, góp phần tạo lợi thế trên bàn đàm phán chia sẻ quyền lực với chính phủ Kabul.
Bên cạnh đó, Taliban còn muốn khẳng định với chính quyền mới ở Mỹ rằng, việc dùng biện pháp quân sự để đe dọa không phải là phương án hữu hiệu. Trước đây, trong những năm cuối nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trương không tấn công Taliban trực tiếp với hy vọng nhóm này có thể ngồi vào bàn hòa đàm. Ông Loannis Koskinas, chuyên gia tại cơ quan tư vấn chính sách New America, cho rằng: “Nếu bạn không coi Taliban là khủng bố, bạn có cơ hội hòa giải với họ”.
Đến nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn chưa bổ nhiệm Đại sứ ở Kabul và một số quan chức phụ tá ở Bộ Ngoại giao. “Mỹ rất khó có được chính sách và chiến lược đồng bộ khi chưa bổ nhiệm đủ các chức vụ”, chuyên gia Christopher Kolenda - cựu sĩ quan quân đội phụ trách vấn đề chiến lược của Mỹ đối với cuộc chiến Afghanistan, nhận định.
Trong khi đó, vào trung tuần tháng Tư này, Nga đã tổ chức một hội nghị quan trọng bàn về tương lai chính trị của Afghanistan, quy tụ sự tham gia của đại diện 14 quốc gia nhưng không có Mỹ. Điều đáng chú ý tại hội nghị này là Moscow trực tiếp trao đổi và thuyết phục Taliban đứng chung chiến tuyến chống IS và tham gia vào giải pháp chính trị cho Afghanistan. Qua đó, có thể thấy Nga không còn đánh giá Taliban là mối đe dọa an ninh trực tiếp nữa mà là đối tác giúp Moscow gây dựng vai trò và ảnh hưởng ở quốc gia Nam Á này.
Hiện tại, quân đội Afghanistan với sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn Mỹ vẫn có khả năng đối phó với các tay súng Taliban. Tuy nhiên sau này, khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, cục diện chính trị và an ninh tại đây dự báo sẽ có nhiều thay đổi. Giới quan sát cho rằng Taliban có thể nhận được sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài để giành nhiều lợi thế trước chính quyền Kabul. Khả năng Taliban được “hà hơi tiếp sức” khiến tiến trình hòa bình tại Afghanistan có thể tiếp tục diễn biến phức tạp và khó đoán định.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ thăm Afghanistan Ngày 9/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có chuyến thăm không báo trước tới Afghanistan, gặp gỡ các binh sĩ Mỹ và Tổng ... |
Afghanistan: Đánh bom xe chính phủ, 15 người thương vong Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 11 người bị thương khi một kẻ đánh bom liều chết nhằm vào xe của chính phủ ... |
Taliban thừa nhận tấn công căn cứ không quân NATO ở Afghanistan Ngày 12/11, Taliban đã thừa nhận gây ra vụ nổ ở căn cứ không quân của NATO làm ít nhất 4 người thiệt mạng và ... |