Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 thất bại, vì đâu?

“Đến năm 2020, mục tiêu của đề án dạy ngoại ngữ trong giáo dục quốc dân có đạt được không? Tôi xin trả lời luôn là không” - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn trả lời đại biểu về thất bại của đề án phổ cập ngoại ngữ gần 10.000 tỷ Đồng đầy tham vọng được đưa ra từ năm 2008.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau Để không bị tụt hậu thì phải giỏi tiếng Anh?
de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau Chất lượng ngoại ngữ: Vì sao chưa được như kỳ vọng?

Thống kê của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước cho thấy, 278 ứng viên trong tổng số 703 tân Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016 có công bố khoa học quốc tế. Bên cạnh đó, số lượng công bố khoa học quốc tế của các Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016 là 2.431 bài báo (thuộc hệ thống ISI và Scopus), chiếm chưa tới 10% tổng số bài báo khoa học được tính điểm xét tiêu chuẩn của các Giáo sư, Phó Giáo sư năm nay (24.446 bài). 

Dường như trình độ dạy và học tiếng Anh của nước ta vẫn là một dấu hỏi trong hội nhập phát triển. TG&VN đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lương Hoài Nam về vấn đề này.

de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau
Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lương Hoài Nam

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đi được 2/3 chặng đường với gần 10.000 tỉ Đồng được đầu tư, nhưng hiệu quả mang lại theo nhiều đánh giá là chưa tương xứng. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận đến năm 2020 không thể đạt được mục tiêu đề ra. Trước sự thất bại của Đề án này, Tiến sĩ có suy nghĩ gì?

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đặt ra mục tiêu nghe rất "kêu": đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và Đại học có đủ năng lực ngoại ngữ, sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; đồng thời có thể biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Còn 4 năm nữa mới đến năm 2020, nhưng đã có thể thấy trước là mục tiêu đó không đạt được, cho dù chỉ ở mức 50%. Công bằng mà nói, đây không phải là mục tiêu 2020 duy nhất bị thất bại. Chúng ta có thể nhìn thấy trước một số mục tiêu không thể trở thành hiện thực như Việt Nam có một số trường đại học trong Top 200 thế giới, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 (mà Đề án Ngoại ngữ 2020 nhắc đến).

Việt Nam sẽ chưa trở thành nước công nghiệp ở thời điểm đó. Nước ta chủ yếu vẫn gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp của nước ngoài, biết cách sử dụng, sửa chữa máy móc, thiết bị nước ngoài, chứ có rất ít năng lực sáng tạo, thiết kế máy móc, sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu dùng.

Thực tế, tiếng Anh không chỉ giúp chúng ta, đặc biệt là giới trẻ có thể giao lưu, hội nhập với quốc tế mà còn có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Tiến sĩ, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trình độ ngoại ngữ của nước ta còn ì ạch, chậm chạp như hiện nay?

Chính Bộ GD&ĐT thừa nhận phần đông giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn. Ngay cả số giáo viên mà Bộ GD&ĐT cho là "đạt chuẩn", thì tôi cũng nghi ngờ về cái gọi là "chuẩn" đó. Thầy còn chưa ra thầy thì trò học tốt thế nào được? Tôi cho rằng chất lượng giáo viên tiếng Anh là nguyên nhân đầu tiên.

Tôi không biết trong trường phổ thông, trường Đại học ngoại ngữ đang được dạy như thế nào, nhưng qua phỏng vấn tuyển dụng, tôi thấy đa số các em tốt nghiệp Đại học nói tiếng Anh rất... buồn cười. Có thể không sai về ngữ pháp, nhưng mà người ta không nói bằng tiếng Anh như thế. Nó như là cái thứ "Google Translate" từ tiếng Việt, với các từ tiếng Việt được thay bằng các từ tiếng Anh.

Đó là hậu quả của cách dạy tiếng Anh thông qua tiếng Việt. Cách dạy này không thể làm cho học sinh thuần thục tiếng Anh được. Một số trung tâm ngoại ngữ hiện nay đã dạy ngoại ngữ với đội ngũ giáo viên nước ngoài, với chất lượng cao hơn hẳn. Vì vậy, tôi nghĩ nên dạy tiếng Anh thông qua việc diễn giải bằng tiếng Anh, kể cả với giáo viên người Việt.

Về phương pháp, tôi có cảm giác ở nước ta trọng tâm được đặt quá nhiều vào phát âm và ngữ pháp, làm cho người học thấy khó và nản chí. Tôi thường xuyên làm việc với người nước ngoài, thấy họ sử dụng tiếng Anh dễ dàng, tự tin khi nói và viết, mặc dù nhiều người phát âm chưa tốt, viết còn nhiều lỗi ngữ pháp (trừ những người mà tiếng Anh là quốc ngữ).

Theo tôi, trọng tâm nên đặt vào khả nghe, đọc và diễn đạt. Phát âm còn chưa chuẩn, ngữ pháp còn có lỗi cũng không có gì đáng để lo lắng. Cách dạy tiếng Anh phải làm sao cho người học thấy dễ, đừng làm người học thấy khó và sợ. Với môn học nào cũng thế, giáo viên giỏi thì làm cho mọi kiến thức dễ hiểu, dễ học, còn giáo viên yếu lại làm cho kiến thức trở nên khó hiểu, khó học, học sinh sợ học. Cho nên, như tôi đã nói, chất lượng giáo viên là mấu chốt cho việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh. Sau đó mới đến giáo trình, phương pháp dạy, cách thức đánh giá trình độ học sinh...

de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau
Chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường thất bại vì  trình độ giáo viên chưa đạt chuẩn? (Nguồn: Tuổi trẻ)

Chưa tới 40% Giáo sư, Phó giáo sư năm 2016 có công bố khoa học quốc tế. Giáo sư Trần Văn Nhung từng đặt câu hỏi: "Thử hỏi trong những thời khắc thử thách khốc liệt trên Biển Đông, chúng ta đã có được bao nhiêu bài báo khoa học và bao nhiêu bài viết, bài nói đại chúng bằng tiếng Anh trên các diễn đàn khu vực và quốc tế để bảo vệ chân lý và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia?". Theo ông, làm sao để cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh?

Với cách dạy tiếng Anh của chúng ta ở nhà trường hiện nay không thể mang lại năng lực tiếng Anh như Giáo sư Trần Văn Nhung mong muốn.

Trước đây, ngoài việc học tiếng Anh trong trường, tôi còn cho các con học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ tốt. Nếu không như thế thì các cháu đã không thể có đủ vốn tiếng Anh để đi du học (một cháu du học từ lớp 11, một cháu từ lớp 8). Mà đó mới là vốn tiếng Anh để sống và học ở nước ngoài. Còn để viết báo, làm nghiên cứu khoa học, diễn thuyết bằng tiếng Anh còn khó hơn nhiều.

Từ kinh nghiệm của mình (tôi học tiếng Nga ở trường, tiếng Anh thì tự học ở nhà và qua công việc), tôi thấy điều quan trọng nhất trong học ngoại ngữ là phải nhanh chóng đẩy kiến thức ngoại ngữ đến mức "bắt đầu sử dụng được" và duy trì sử dụng nó. Trong khi đó, ở nhà trường hiện nay (trừ các trường quốc tế) không có môi trường để học sinh sử dụng ngoại ngữ. Học sinh học ngoại ngữ chủ yếu để làm các bài kiểm tra và thi.

Nếu không gắn việc học với sử dụng thì kết quả học ngoại ngữ trong nhà trường không thể khá lên. Học sinh học trước quên sau, trong khi nội dung học cứ tăng theo chương trình định sẵn. Việc đa số học sinh thi tốt nghiệp môn tiếng Anh đạt dưới điểm 5 là đương nhiên, vì nhiều kiến thức người ra đề thi nghĩ là học sinh phải có, nhưng trên thực tế thì các em đã quên mất rồi, không thể làm tốt bài thi được.

Đối chiếu với các nước trên thế giới và khu vực thì chuyện học và dạy ngoại ngữ của nước ta có gì giống và khác? Từ đó, chúng ta có nên học tập nước bạn về phương pháp?

Trong đợt cải cách giáo dục Malaysia giai đoạn 2013-2025, họ không coi tiếng Anh là ngoại ngữ, mà gọi nó là "ngôn ngữ thứ hai" (sau tiếng Malaysia).

Bộ GD&ĐT nước ta cũng vừa nâng tầm tiếng Anh lên "ngôn ngữ thứ hai", cho nên nơi đáng học tập là Malaysia, cả về phương pháp dạy tiếng Anh lẫn dạy các môn học khác bằng tiếng Anh.

Để thứ tiếng này trở thành "ngôn ngữ thứ hai" thì việc dạy một số môn học bằng tiếng Anh là điều kiện cần thiết để tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh ngay trong trường học. Việc dạy các môn học bằng tiếng Anh không dễ, nhất là về khả năng của giáo viên, nhưng Malaysia vẫn quyết tâm thực hiện. Cải cách là việc luôn luôn kèm theo áp lực nhưng điều quan trọng là đừng cầu toàn, mà nên theo cách tiếp cận "tốt dần lên".

Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!

de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau GS. Trần Văn Nhung: “Nên tham khảo mô hình giáo dục quốc tế tốt”

"Mục đích của giáo dục hiện đại là tạo ra thế hệ mới phát triển toàn diện, hài hòa, có đạo đức, đậm nét nhân ...

de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau GS Nguyễn Lân Dũng: "Lấy đâu ra thầy cô đủ chuẩn để dạy ngoại ngữ?"

"Khó khăn nhất không phải là học tiếng gì mà lấy đâu ra các thầy cô đủ chuẩn để dạy ngoại ngữ? Đương nhiên thế giới ...

de an ngoai ngu quoc gia 2020 that bai vi dau Dạy tiếng Nga, Trung hay Nhật và nên lấy gì làm chuẩn?

Dạy tiếng Nga, Trung hay Nhật thì phải căn cứ vào tính hiệu quả, thông dụng ở Việt Nam và thế giới.

Yến Nguyệt

Bài viết cùng chủ đề

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động