“Khoảnh khắc đơn cực” của Đức

Trong bối cảnh châu Âu đang vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng, đồng thời chủ nghĩa hoài nghi và phong trào phản đối hội nhập đang lên, vai trò đầu tàu của Đức đối với EU càng phải được thể hiện rõ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khoanh khac don cuc cua duc Đức: Nghi can IS bị bắt ở Leipzig đã tự tử
khoanh khac don cuc cua duc Đức: Hai vụ nổ liên tiếp xảy ra tại Dresden

Kể từ khi Cộng đồng than-thép châu Âu được thành lập và phát triển thành EU như ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nước Đức với tư cách người dẫn dắt tiến trình hội nhập. Thế nhưng, còn đó những thách thức mà nước Đức phải giải quyết nếu muốn tiếp tục nắm giữ vị thế nhà lãnh đạo của EU trong tương lai.

Hợp tác vì lợi ích chung

Vai trò của Đức đối với EU được thể hiện ngay từ khi những cơ chế hợp tác đầu tiên của châu Âu được thiết lập ở thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Sau Thế chiến thứ Hai, Đức nhanh chóng phục hồi để trở thành một nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Ý thức được nhu cầu tái thiết sau chiến tranh, Đức đã tránh một vai trò chính trị đơn độc mang tính bá quyền, thay vào đó là thể hiện vai trò chính trị thông qua “cơ chế” phối hợp Đức - Pháp. Thêm vào đó, bài học lịch sử của thế kỷ XIX và XX vẫn còn nóng hổi: chỉ trong vòng 80 năm, mâu thuẫn Pháp-Đức đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra 3 cuộc chiến tranh lớn, làm khuynh đảo cả châu Âu và thế giới. Bài học lịch sử đó đã được tiếp thu và chỉnh sửa. Cơ chế phối hợp giữa Đức và Pháp trong các vấn đề ở châu Âu không chỉ giúp hai nước hàn gắn quan hệ mà còn là điều kiện quan trọng thúc đẩy hợp tác ở châu Âu trong thời gian dài.

khoanh khac don cuc cua duc
Trong các cuộc khủng hoảng gần đây, Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã phối hợp với các nước khác trong EU để tìm ra giải pháp. (Nguồn: EU Observer)

Những năm gần đây, thế giới rất quan tâm vai trò của Đức trong nền chính trị châu Âu đương đại. Trên thực tế, Đức là nước đông dân nhất và cũng là cường quốc kinh tế mạnh nhất ở châu Âu. Hệ quả là Berlin đã thể hiện tầm ảnh hưởng rõ nét trong EU. Đức đóng vai trò bản lề quan trọng trong việc giúp EU tìm ra lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, nhất là khi việc đó trùng với lợi ích quốc gia của Đức. Thêm nữa, tầm ảnh hưởng của Đức không chỉ gói gọn trong những vấn đề kinh tế và tài chính hay cải cách chính trị mà còn mở rộng sang lĩnh vực chính sách an ninh và ngoại giao.

Thời thế tạo cơ hội

Những cuộc khủng hoảng liên tiếp từ năm 2009 đến nay, từ khủng hoảng nợ Hy Lạp cho tới vấn đề Ukraine, khủng hoảng di cư và Brexit đã đặt EU vào bối cảnh khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Thế nhưng, mỗi cuộc khủng hoảng này lại trở thành một cơ hội cho Đức thể hiện vai trò lãnh đạo mỗi khi buộc phải đưa ra giải pháp đối phó. Đức đóng vai trò bản lề trong việc phản ứng lại bốn thách thức chính đối với chính sách đối ngoại của EU kể trên.

Trong cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Đức muốn tìm một giải pháp trọn vẹn, để tất cả các bên có thời gian và phương án hợp lý. Đối với Berlin, Hy Lạp không bị vỡ nợ đồng nghĩa với việc Eurozone không bị mất đi một thành viên, còn Đức giành được uy tín.

Căng thẳng và xung đột ở Ukraine dẫn tới những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa EU nói chung với Nga. Trong tình thế đó, Đức vừa thông qua chính sách cứng rắn và ủng hộ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, nhưng cũng tham gia vào tiến trình đàm phán và thực thi các thỏa thuận như Minsk, Minsk 2 nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị.

Trong cuộc khủng hoảng xuất phát từ số lượng người di cư lớn chưa từng có tìm đến châu Âu trong hơn một năm qua, sau nhiều tranh cãi và chia rẽ, Đức đã đàm phán thỏa thuận “một vào, một ra” với Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 3/2016. Theo đó, châu Âu chấp nhận tái định cư người Syria từ các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp nhận người Syria quay trở lại từ Hy Lạp.

Ngay trước khi cuộc trưng cầu ý dân về Brexit được tổ chức, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã gặp người đồng cấp Jean-Marc Ayrault của Pháp. Hai Ngoại trưởng đã khẳng định dù kết quả của cuộc trưng cầu ý dân thế nào, hai nước sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm đảm bảo EU tiếp tục phát triển và có thể thực hiện các chức năng của mình.

Theo bản đánh giá được thực hiện hàng năm của Hội đồng đối ngoại châu Âu (ECFR), Đức dẫn đầu trong danh sách các nước có tầm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của EU trong hai năm liên tiếp 2015 và 2016.  Cũng theo một thăm dò do ECFR thực hiện với câu hỏi xem nước thành viên nào được tiếp cận đầu tiên hoặc nhiều nhất trước các vấn đề của EU, dữ liệu thu được cho thấy nước đứng đầu vẫn là Đức.

Trong những cuộc khủng hoảng gần đây, Thủ tướng Angela Merkel và Chính phủ Đức đã tích cực phối hợp cùng các thành viên EU khác. Trong trường hợp khủng hoảng Ukraine, đối tác chính của Đức là Ba Lan và Pháp. Để đối phó với khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Đức lựa chọn hợp tác với Pháp, Hà Lan và các nước sử dụng đồng Euro ở Bắc Âu cũng như Ủy ban châu Âu (EC). Khủng hoảng di cư là thách thức mà Đức xác định cần phải hợp tác với Italy, các nước vùng Balkan vốn nằm trên đường di chuyển của dòng người di cư-tị nạn, với Hà Lan trên tư cách là Chủ tịch EU và với EC trong việc thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy các đối tác cũng đóng vai trò quan trọng nhưng chính nước Đức mới là chủ thể chịu trách nhiệm về thời gian và thiết kế các sáng kiến. Kiểu lãnh đạo mà nước Đức đang thực hiện, đôi lúc, giống như những “khoảnh khắc đơn cực” như nhà văn Friedrich von Schiller viết trong tác phẩm của mình rằng “kẻ mạnh là kẻ mạnh nhất khi đứng một mình”.

Thách thức cho “nhà lãnh đạo không vương miện”

Để tiếp tục lãnh đạo EU, Đức sẽ phải “đầu tư” nhiều hơn nữa. Trước hết, Đức cần duy trì sự thống nhất và đoàn kết trong EU trước sự trỗi dậy của tâm lý chống EU và dân tộc chủ nghĩa ở một số nước thành viên. Tâm lý chống EU chưa phải là xu hướng chủ đạo nhưng sự thành công và thu hút của một số đảng chính trị cực hữu dựa vào chủ nghĩa dân túy có thể là một điều cần lưu ý trong tương lai.

Thứ hai, Đức cần duy trì và tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác chặt chẽ với những nước thành viên có năng lực giải quyết các vấn đề. Theo kết quả thăm dò của ECFR năm 2015, Đức xác định những nước thành viên EU chia sẻ lợi ích và ưu tiên trong chính sách của EU theo thứ tự là Hà Lan, Áo, Pháp, Phần Lan và Ba Lan. Ngoài ra, Đức cần quan tâm tới cả những nước nhỏ hơn ở Đông Âu để giúp các nước trong khu vực này hội nhập sâu hơn, nhanh với với phần còn lại. Thêm vào đó đó, các nước Bắc Âu, nhóm Benelux đại diện cho một phần đáng kể nguồn lực kinh tế và tài chính của EU. Tầm nhìn và quan điểm của Đức cho tương lai của EU phải tương thích với những chính sách mà các đồng minh của họ ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương thực hiện.

Thứ ba, việc Đức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong các vấn đề của EU dẫn tới “câu hỏi về nước Đức”, tức là phần còn lại của châu Âu ứng xử như thế nào với quyền lực của Đức. Những sáng kiến và hành động của Đức là cần thiết trong khủng hoảng, nhưng “khoảnh khắc đơn cực” cũng phần nào tạo thành những nỗi thất vọng và do dự lan tỏa ở một số nước. Nhà lãnh đạo thành công phải thu hút được sự ủng hộ của cả những người không cùng quan điểm.

Thứ tư, so với Pháp, Đức mạnh hơn về tương quan quyền lực nhưng chưa thật sự thoải mái với vai trò người lãnh đạo duy nhất của EU. Một lý do của việc này là Đức thiếu kinh nghiệm quản trị và điều phối trong các vấn đề an ninh quốc tế. So với Đức, Pháp đóng vai trò một chủ thể an ninh quốc tế/toàn cầu tốt hơn.

Dù còn những thách thức phải vượt qua nhưng có lẽ, Đức sẽ ngày càng tự tin rằng họ có đủ sức mạnh và năng lực để hành động với tư cách là đầu tàu của một khối liên minh 27 nước.

khoanh khac don cuc cua duc Manuel Neuer: Đức đã có một kỳ EURO thành công

Phải nhận thất bại ở vòng Bán kết trước người Pháp, thủ môn Manuel Neuer vẫn tự an ủi bản thân và cho rằng đây ...

khoanh khac don cuc cua duc Độc đáo trường học không lớp ở Đức

Học sinh lựa chọn môn học và tự lên kế hoạch học tập, một cách tiếp cận được khuyến khích triển khai trên toàn nước ...

khoanh khac don cuc cua duc 44 sinh viên và nhà khoa học Việt Nam nhận học bổng Đức

Học bổng DAAD sẽ giúp họ nâng cao khả năng tiếng Đức trong một khóa học Hè hoặc tiếp tục đi sâu nghiên cứu chuyên ...

Tuấn Hùng

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động