Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tùng Lâm
Đầu tháng 4/2024, thế giới bị chấn động bởi hai vụ tấn công cơ quan đại diện nước ngoài. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra các vụ vi phạm quyền bất khả xâm phạm của cơ quan đại diện ngoại giao...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các cuộc tấn công cơ quan ngoại giao
Người biểu tình Iran phản đối vụ tấn công vào tòa nhà lãnh sự của nước này tại Syria. (Nguồn: Al Jazeera)

Ngày 6/4, lực lượng an ninh Ecuador đột nhập Đại sứ quán Mexico tại Quito và bắt giữ cựu Phó Tổng thống nước này. Trước đó, hôm 1/4, Israel đã tấn công tên lửa vào tòa nhà lãnh sự Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus, Syria khiến 7 người thiệt mạng. Những vụ đột nhập, tấn công này đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao theo Công ước Vienna 1961, đe dọa phá vỡ sự ổn định và hòa bình giữa các quốc gia.

Trong quá khứ, những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.

Tehran, năm 1979

Vào tháng 2/1979, cuộc cách mạng Hồi giáo diễn ra ở Iran, kết quả là chính quyền của ông Shah Mohammad Reza Pahlavi - người đứng đầu Iran từ năm 1941 bị lật đổ và chính quyền mới do Giáo chủ Ayatollah Khomeini đứng đầu lên nắm quyền.

Ngày 4/11/1979, các sinh viên Hồi giáo cực đoan với lý do coi phái bộ ngoại giao Mỹ ở Tehran là “hang ổ gián điệp, chống lại Iran”, đã xông vào tòa nhà Đại sứ quán Mỹ, tước vũ khí của lính canh và bắt giữ con tin, theo ước tính khác nhau từ 66 đến 90 người. Sau khi thả phụ nữ, người da màu và không phải công dân Mỹ, vẫn còn 52 người bị giữ làm con tin và các sinh viên này đã yêu cầu Mỹ không cấp quy chế tị nạn và giao lại ông Pahlavi để xét xử.

Để đáp trả, Tổng thống Mỹ James Carter ra lệnh phong tỏa toàn bộ tài sản của Iran tại các ngân hàng Mỹ. Bất chấp khủng hoảng năng lượng, lệnh cấm vận dầu mỏ của Iran vẫn được tiến hành. Quan hệ hai nước bị cắt đứt và tất cả nhà ngoại giao Iran được yêu cầu rời khỏi Mỹ trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Thất bại trong cuộc đàm phán với Tehran về việc thả con tin đã khiến Tổng thống Carter phải dùng đến biện pháp mạnh. Ngày 24/4/1980, Mỹ tiến hành chiến dịch giải cứu con tin mang tên “Móng vuốt đại bàng”. Tám chiếc trực thăng cất cánh từ tàu sân bay Nimitz ở Biển Arab, chở lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ đổ bộ xuống sa mạc cách Tehran 80 km và di chuyển bằng xe tải đến thủ đô Iran. Đồng thời, các đặc vụ CIA được cho là đã kích động bạo loạn trong thành phố. Theo kế hoạch, lực lượng đặc nhiệm Mỹ xông vào các tòa nhà, giải thoát con tin và chuyển họ lên các máy bay vận tải đang chờ sẵn. Tuy nhiên, chiến dịch vì nhiều lý do đã thất bại. Để ngăn chặn, Iran giam giữ con tin tại các địa điểm khác nhau.

Vào cuối năm 1980, các cuộc đàm phán về thả con tin đã diễn ra liên tục và chủ yếu xoay quanh vấn đề tài chính. Lúc đầu, Iran yêu cầu 20 tỷ USD để thả con tin, cuối cùng hai bên đồng ý ở mức 8 tỷ USD. Số tiền này được trả không phải từ ngân sách của Mỹ mà lấy từ những tài sản bị đóng băng của Iran. Ngoài ra, Mỹ cam kết không truy tố những cá nhân liên quan đến vụ tấn công.

Ngày 20/1/1981, vài phút sau khi Tổng thống Ronald Reagan chính thức nhậm chức, các con tin bị giam giữ suốt 444 ngày đã được giao cho phía Mỹ, kết thúc vụ khủng hoảng bắt giữ con tin ngoại giao lớn nhất từ trước đến nay.

Các cuộc tấn công cơ quan ngoại giao
Vào năm 1980, lực lượng an ninh bên ngoài sứ quán Iran tại London trải qua 6 ngày căng thẳng tột đỉnh để giải cứu 26 con tin bị 6 tên khủng bố bắt giữ cố thủ trong tòa nhà. (Nguồn: The Sun)

London, năm 1980

Cuộc bao vây Đại sứ quán Iran ở London (30/4-5/5/1980) là một sự cố nghiêm trọng xảy ra sau khi một nhóm 6 người có vũ trang xông vào Đại sứ quán Iran ở London. Các thành viên của Mặt trận cách mạng dân chủ giải phóng Arab (DRFA), chủ trương thành lập một quốc gia Arab độc lập ở tỉnh Khuzestan của Iran, đã bắt 26 người làm con tin, hầu hết là nhân viên Đại sứ quán. Họ yêu cầu thả các tù nhân Arab khỏi các nhà tù ở Khuzestan và được rời khỏi Anh một cách an toàn.

Hầu hết những người trong Đại sứ quán đều bị bắt, chỉ có 3 người trốn thoát qua Đại sứ quán Ethiopia ở gần đó. Đa số con tin là công dân Iran, còn có 4 người Anh, trong số đó có 1 nhân viên làm việc tại Đại sứ quán và 3 nhà báo đang đến phỏng vấn xin thị thực đến Iran.

Để xử lý tình hình, chính phủ Anh quyết định đưa lực lượng đặc nhiệm bao vây Đại sứ quán và mở cuộc tấn công với mật danh “Nimrod”. Các chuyên gia đàm phán của cảnh sát Anh đưa ra chiến thuật thả 5 con tin để đổi lấy nhượng bộ nhỏ, chẳng hạn như phát sóng yêu cầu của những kẻ bắt giữ trên truyền hình Anh. Sau đó, trong cuộc đột kích kéo dài 17 phút, lính biệt kích Anh đã giải cứu tất cả, trừ một con tin bị bắn chết trước đó và tiêu diệt 5 trong số 6 kẻ khủng bố. Kẻ khủng bố duy nhất còn sống sót bị bắt và sau đó bị xét xử và kết án chung thân, nhưng đủ điều kiện để được tha vào năm 2008.

Tòa nhà Đại sứ quán bị hư hại nặng nề do hỏa hoạn. 10 năm sau, chính phủ Anh và Iran đã đạt được thỏa thuận, trong đó Anh bồi hoàn toàn bộ thiệt hại cho Đại sứ quán ở London và Iran trả tiền sửa chữa Đại sứ quán Anh ở Tehran, nơi bị hư hại trong Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Vào tháng 12/1993, các nhà ngoại giao Iran bắt đầu làm việc trở lại trong tòa nhà.

Nam Tư, năm 1999

Năm 1999, lực lượng NATO thực hiện chiến dịch ném bom vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư (khi đó bao gồm Serbia và Montenegro) với lý do chính quyền Nam Tư đã tiến hành thanh lọc sắc tộc chống lại người Albania ở vùng tự trị Kosovo và gây ra thảm họa nhân đạo ở đó. Chiến dịch không có sự cho phép của Liên hợp quốc và bị Trung Quốc và Nga phản đối quyết liệt. Các cuộc không kích của NATO kéo dài từ ngày 24/3-10/6/1999, khiến hơn 2.500 người thiệt mạng, trong đó có 87 trẻ em.

Trong các vụ ném bom đó, ngày 7/5/1999, Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị trúng bom, khiến ba nhà báo Trung Quốc thiệt mạng và hơn 20 người bị thương. Giám đốc CIA George Tenet ngay sau đó chính thức giải thích vụ đánh bom là “sai sót trong bản đồ trụ sở” của lực lượng không quân đồng minh. Quan chức Mỹ cho biết mục tiêu thực sự là trụ sở Cục Cung ứng và mua sắm Nam Tư (FDSP) - cơ quan nhà nước nhập khẩu và xuất khẩu thiết bị quốc phòng, còn địa chỉ của Đại sứ quán Trung Quốc là vị trí khác, nơi các nhà ngoại giao rời đi từ năm 1996.

Ngay sau vụ đánh bom, Mỹ và NATO thông báo rằng đây là một tai nạn. Tuy nhiên, đại diện của Trung Quốc tại Liên hợp quốc tố cáo đây là “tội ác chiến tranh”. Các cuộc biểu tình chống Mỹ diễn ra khắp Trung Quốc những ngày sau đó. Tổng thống Bill Clinton và Bộ Ngoại giao Mỹ gửi lời xin lỗi đến Bắc Kinh. Lãnh đạo hai quốc gia điện đàm vào ngày 14/7/1999. Trung Quốc nhận được 28 triệu USD bồi thường từ Mỹ nhưng phải trả lại gần 3 triệu USD vì thiệt hại đối với tài sản ngoại giao của Mỹ ở Bắc Kinh và các nơi khác. Mỹ còn bồi thường 4,5 triệu USD cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng và người bị thương.

Các cuộc tấn công cơ quan ngoại giao
Các tay súng Hồi giáo phóng hỏa trong khu lãnh sự quán Mỹ, tháng 9/2012. (Nguồn: Reuters)

Libya, năm 2012

Vào ngày 11/9/2012, một loạt cuộc biểu tình của những người theo đạo Hồi đã diễn ra để đáp trả đoạn giới thiệu của bộ phim “Sự ngây thơ của người Hồi giáo” đăng trên YouTube, điều mà nhiều người Hồi giáo coi là báng bổ đạo Hồi và Nhà tiên tri Muhammad. Các cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra ở Cairo (Ai Cập) và Benghazi (Libya), trước khi lan rộng khắp thế giới Hồi giáo.

Tại Cairo, một nhóm đã trèo tường vào Đại sứ quán Mỹ và xé cờ Mỹ, thay thế bằng cờ Hồi giáo. Tại Benghazi, cuộc tập kích vào Tổng lãnh sự quán Mỹ bắt đầu lúc 21h40 ngày 11/9/2012. Tổng lãnh sự quán bị tấn công bằng súng máy, lựu đạn, pháo cối và vũ khí hạng nhẹ, gây hỏa hoạn tòa nhà khiến 14 người thiệt mạng, bao gồm 4 người Mỹ, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens và 10 sĩ quan cảnh sát Libya. Lực lượng an ninh Mỹ và Libya giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn Tổng lãnh sự quán sau hơn bốn tiếng giao tranh.

Báo cáo do Hạ viện Mỹ công bố năm 2013 cho thấy lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân viên Lãnh sự quán Mỹ đêm 11/9/2012 không phải của Mỹ hay chính phủ Libya, mà chính là đơn vị bí mật với thành phần gồm các cựu sĩ quan dưới thời cựu Tổng thống Gaddafi, người đã bị quân đội Mỹ lật đổ trước đó không lâu.

Còn cuộc điều tra do chính quyền Libya tiến hành cho thấy cuộc tấn công được lên kế hoạch từ trước, với chủ đích báo thù cho vụ máy bay không người lái của Mỹ tiêu diệt một lãnh đạo cao cấp người Libya trong mạng lưới Al-Qaeda ở Pakistan ba tháng trước đó.

* * *

Còn nhiều cuộc tấn công khác vào cơ quan ngoại giao do các tổ chức khủng bố, nhóm người bất mãn thực hiện. Các vụ việc gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về việc tuân thủ luật pháp quốc tế mà theo Công ước Vienna 1961, quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan đại diện ngoại giao là không có ngoại lệ. Nếu không có hành động quyết liệt, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tòa án quốc tế và của từng quốc gia thì lãnh thổ quốc gia tại nước có trụ sở ngoại giao và các nhân viên ngoại giao, những người xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, trở nên không còn an toàn nữa.

Tổng thống Venezuela lệnh đóng cửa các cơ quan đại diện ngoại giao tại Ecuador, yêu cầu nhân viên lập tức về nước

Tổng thống Venezuela lệnh đóng cửa các cơ quan đại diện ngoại giao tại Ecuador, yêu cầu nhân viên lập tức về nước

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro khẳng định, các nhân viên ngoại giao nước này sẽ không trở lại Ecuador cho đến khi luật ...

Căng thẳng Mexico-Ecuador: Sự cố ngoại giao chưa có tiền lệ

Căng thẳng Mexico-Ecuador: Sự cố ngoại giao chưa có tiền lệ

Vụ lực lượng an ninh Ecuador đột nhập Đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito rạng sáng ngày 6/4 bắt giữ cựu Phó Tổng ...

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Israel đã tăng cường chiến dịch quân sự chống lại Iran và các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực sau vụ tấn công của ...

Iran tung 'kế' mới đối đầu Israel, Mỹ rốt ráo nhờ Trung Quốc và loạt nước ra mặt 'khuyên nhủ' Tehran

Iran tung 'kế' mới đối đầu Israel, Mỹ rốt ráo nhờ Trung Quốc và loạt nước ra mặt 'khuyên nhủ' Tehran

Israel đang ở trong trạng thái cảnh giác cao độ trước nguy cơ một cuộc tấn công tiềm tàng từ Iran nhằm trả đũa vụ ...

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Ngày 15/4, quân đội Israel lần đầu đưa ra bình luận chính thức về vụ tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở ...

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung thăm và làm việc tại Campuchia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung thăm và làm việc tại Campuchia

Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai đảng và hai nước.
Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giá vàng nhẫn và SJC 'rượt đuổi sát nút', thế giới tăng nhẹ, Bitcoin ngừng 'sụt hố'

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giá vàng nhẫn và SJC 'rượt đuổi sát nút', thế giới tăng nhẹ, Bitcoin ngừng 'sụt hố'

Giá vàng hôm nay 25/12/2024 trong nước thương hiệu SJC và vàng nhẫn đang "rượt đuổi sát nút". ​​​​​​
Màn thi đấu hoàn hảo của tiền đạo Xuân Son tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Màn thi đấu hoàn hảo của tiền đạo Xuân Son tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của tuyển Việt Nam khuynh đảo ASEAN Cup 2024 với màn ra mắt không thể ấn tượng hơn.
Bán kết ASEAN Cup 2024: VTV tường thuật trực tiếp trận đội tuyển Việt Nam và Singapore

Bán kết ASEAN Cup 2024: VTV tường thuật trực tiếp trận đội tuyển Việt Nam và Singapore

Hai lượt trận bán kết của đội tuyển Việt Nam gặp Singapore được VTV tường thuật trực tiếp trên kênh VTV2, VTV Cần Thơ cũng như ứng dụng VTVgo.
Diện mạo huyện Yên Lạc ngày càng khang trang, đời sống nhân dân nâng cao

Diện mạo huyện Yên Lạc ngày càng khang trang, đời sống nhân dân nâng cao

Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang kiến tạo nên miền quê đáng sống...
Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Quân đội một số nước, trong đó có Triều Tiên, sẽ tới Nga, để tham gia duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Tàu hàng Nga Ursa Major chìm ở Địa Trung Hải sau một vụ nổ ở buồng động cơ. 14 thủy thủ trên tàu được cứu, trong khi 2 người còn lại mất tích.
Bộ Quốc phòng Anh hé lộ vũ khí laser và sóng vô tuyến đột phá

Bộ Quốc phòng Anh hé lộ vũ khí laser và sóng vô tuyến đột phá

Ngày 23/12, quân đội Anh tuyên bố thử nghiệm thành công bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của đối phương bằng sóng vô tuyến.
Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Mexico đứng về phía Panama, phản pháo gắt trước phát ngôn 'gây bão' của ông Trump

Mexico đứng về phía Panama, phản pháo gắt trước phát ngôn 'gây bão' của ông Trump

Tổng thống Mexico bày tỏ tình đoàn kết với Panama trước lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Mỹ nhằm giành lại quyền kiểm soát kênh đào của quốc gia Trung Mỹ.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động