Không kích Syria: Vàng thau lẫn lộn

Câu hỏi về tương quan thế và lực giữa Washington - Moscow đã được đặt ra sau khi Mỹ, Anh và Pháp tiến hành công kích Syria ngày 14/4, nhưng vẫn chưa có lời giải đáp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong kich syria vang thau lan lon Chiến tranh Lạnh phủ bóng đen lên số phận của Damascus
khong kich syria vang thau lan lon ​Syria ra tối hậu thư cho lực lượng IS gần Damascus

Đúng một tuần sau khi Damascus bị cáo buộc tiến hành một cuộc tấn công vũ khí hóa học (VKHH) nhằm vào dân thường tại thị trấn Douma, phía Đông tỉnh Ghouta, Mỹ, Anh và Pháp đã mở một chiến dịch không kích quy mô lớn vào những địa điểm được cho là nghiên cứu và tàng trữ VKHH tại Syria rạng sáng ngày 14/4. 

Nhưng Syria và Nga cũng đã sẵn sàng. Dưới hệ thống phòng thủ được hỗ trợ bởi nhiều vũ khí tối tân đến từ Moscow, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đều tuyên bố đã chặn đứng động thái “xâm phạm chủ quyền trắng trợn” đến từ bộ ba Anh - Pháp - Mỹ.

Ngay sau cuộc tấn công, cộng đồng quốc tế chia làm hai phe: Bên ủng hộ động thái táo bạo của Mỹ cùng đồng minh, trong khi bên còn lại phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền đến từ những quốc gia này. Giới chuyên gia đã tốn không ít giấy mực thảo luận về chiến sự tại Syria. Song sau những cuộc đấu khẩu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hay công bố trái ngược từ các bên liên quan, còn đó một câu hỏi quan trọng, liên quan đến sự chênh lệch về mặt số liệu tên lửa giữa phe tấn công và phe phòng thủ vẫn chưa được giải đáp.

khong kich syria vang thau lan lon
Tên lửa phòng không Syria đáp trả những đợt tấn công của Mỹ và đồng minh. (Nguồn: AP)

Tuyên bố hùng hồn

Ngay sau chiến dịch chớp nhoáng này, Syria tuyên bố đã đánh chặn thành công 71/103 quả tên lửa của đối phương. Đáng chú ý, Nga cho biết lực lượng đánh chặn của quốc gia Trung Đông này vẫn chủ yếu bao gồm các tổ hợp phòng không chế tạo từ thời Liên Xô như S-200, S-125, song đã “chặn đứng” 2/3 số tên lửa hành trình tối tân của Mỹ và đồng minh, một con số cao chưa từng có. Tuy nhiên, Moscow không cung cấp bằng chứng cụ thể về hình ảnh như thường lệ.

Có thể nói, đây là cách Nga chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình trên mặt trận quân sự. Việc xứ Bạch Dương tuyên bố hệ thống phòng không “cây nhà lá vườn” có thể khắc chế tên lửa Mỹ không chỉ là đòn bẩy trên bàn đàm phán về Syria, mà còn là cách quảng bá hình ảnh, thu hút các hợp đồng mua bán vũ khí đã góp phần không nhỏ trong sự hồi sinh của nền kinh tế Nga.

Đối với Damascus, một “chiến thắng” trước liên quân ba nước do Mỹ dẫn đầu sẽ tiếp tục củng cố vị thế của chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad trước lực lượng Đối lập Syria được Washington hậu thuẫn.

Con số có biết nói?

Số liệu do Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ công bố lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Mỹ, Anh và Pháp đã bắn tổng cộng 105 quả tên lửa vào ba mục tiêu chính, cao hơn hai quả so với số liệu của Nga. Đáng chú ý, trong họp báo ngay sau chiến dịch không kích, Trung tướng Kenneth McKenzie đã cho rằng chính quyền Assad đã phóng đến 40 quả tên lửa phòng không, song chẳng thể bắn hạ được bất kỳ một tên lửa nào từ phía liên quân. Trong khi đó, hình ảnh được Lầu Năm góc cung cấp cho thấy Mỹ đã "thành công" trong việc tiêu diệt những mục tiêu của mình.

khong kich syria vang thau lan lon
Thủ đô Damascus (Syria), nhìn từ núi Qasioun. (Nguồn: Sputnik News)

Đáng chú ý, ngay cả trong những đoạn video clip được phía Syria quay lại, các tên lửa do quân đội nước này phóng đi đã không có hình ảnh va chạm nào với các tên lửa hành trình từ phía Mỹ, Anh hay Pháp. Những tên lửa này cũng không có quỹ đạo zic zac thường thấy ở các tên lửa đánh chặn tên lửa hành trình.

Ngoài ra, ngày 16/4, Damascus tuyên bố đánh chặn “thành công” 9 tên lửa siêu thanh thế hệ mới nhất Sky Sniper từ phía Israel, nhưng ngay sau đó đã phải cải chính khi phát hiện hệ thống phòng thủ tên lửa đưa ra thông tin sai lệch vì bị Mỹ và Israel tiến hành “tấn công điện tử”.

Nhưng sức mạnh quân sự có phần nhỉnh hơn so với Moscow cùng ưu thế về truyền thông sau đợt không kích cũng chẳng thể mang lại lợi ích chiến lược thiết thực cho Washington. Nhận định của một quan chức giấu tên từ Israel, đồng minh thân cận của Mỹ, cho rằng Tổng thống Trump có thể thành công khi cho thấy mọi hành động sử dụng VKHH phải bị trừng trị, song đã thất bại trong việc làm tê liệt tiến trình phát triển VKHH của Syria, khi Damascus đã tiến hành di dời nhiều cơ sở quan trọng. Thêm vào đó, việc “tay nhúng chàm” khi phê chuẩn tấn công vào quốc gia Trung Đông này sẽ khiến ý định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump càng khó khăn hơn.

Ngược lại, tuy chưa thể khiến cho Mỹ “bẽ mặt”, nhưng Nga vẫn đạt được thành công khi tiếp tục duy trì chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, đảm bảo sự hiện diện của Moscow tại đây trong vai trò “người bảo hộ” hòa bình.

Với diễn biến nhanh và kịch tính, “vở kịch” hay tại Syria chắc chắn sẽ tiếp tục là chủ đề quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia. Song đối với người dân nơi đây, chừng nào tấn “thảm kịch” này chưa “hạ màn”, thứ mà họ “cảm nhận được vẫn chỉ là sự hỗn loạn, khung cảnh chết chóc len lỏi vào từng đống đổ nát trên khắp quê hương.

khong kich syria vang thau lan lon ​Nga và Áo ủng hộ khôi phục hòa đàm Syria

Ngày 18/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz để thảo luận về tình hình tại ...

khong kich syria vang thau lan lon Hậu không kích Syria: Nga - Mỹ chỉ duy trì đối đầu trong giới hạn

Thị trấn Douma (Syria) được cho là nơi đã xảy ra vụ tấn công hóa học khiến nhiều người thiệt mạng hôm 7/4. Vụ không ...

khong kich syria vang thau lan lon Saudi Arabia đã sẵn sàng điều quân tới Syria

Ngày 17/4, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir đã tái xác nhận về sự sẵn sàng của vương quốc này trong việc triển khai các ...

Phan Quân

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Syria

Xem nhiều

Đọc thêm

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực ...
Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ...
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động