Thượng đỉnh Nhật - Trung - Hàn: Tiêu điểm Triều Tiên

Trọng tâm cuộc gặp tại Tokyo giữa Thủ tướng nước chủ Nhà Shinzo Abe, người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ bàn về các diễn biến mới nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180511150827 Vì sao ​Singapore được chọn để tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều?
tin nhap 20180511150827 Ấn định thời gian, địa điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

Hội nghị thượng đỉnh ba bên lần thứ 8 giữa Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 9/5 tại Tokyo. Đáng chú ý, cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang chuyển biến nhanh chóng, khiến vị thế và lợi ích các bên có nhiều thay đổi mang tính chiến lược. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang có khúc mắc nhất định trong hợp tác kinh tế, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang cố gắng định hình lại các quan hệ kinh tế song phương, làm tiền đề thiết lập một trật tự kinh tế đa phương trong thời gian tới.

Quan trọng hơn, nằm trong chuỗi một loạt các cuộc gặp cấp cao và thượng đỉnh giữa các bên liên quan bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, do đó cuộc gặp lần này có tác động nhất định tới thượng đỉnh Mỹ - Hàn vào ngày 22/5 và Mỹ - Triều sắp tới.

Nhật Bản và hòn đá tảng Triều Tiên

Ngay trước cuộc gặp liên Triều ngày 27/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sang Mỹ gặp Tổng thống Donald Trump, đồng thời liên lạc với lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc. Với vị thế chủ nhà thượng đỉnh lần này, Tokyo tiếp tục khẳng định lập trường rằng vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên cần được giải quyết triệt để, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.

tin nhap 20180511150827
Triều Tiên sẽ là trọng tâm của Thượng đỉnh Nhật - Trung - Hàn diễn ra tại Tokyo, ngày 9/5. (Nguồn: AFP)

Trong chiến lược của mình, Nhật Bản luôn coi chương trình hạt nhân, cùng tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia của Tokyo. Ngoài ra, vấn đề công dân Nhật Bản mất tích nghi do phía Triều Tiên giam giữ, giải quyết khúc mắc với Trung Quốc và Hàn Quốc về chủ quyền biển đảo, củng cố liên minh Mỹ – Nhật – Hàn cũng là một trong những chủ đề được Thủ tướng Abe quan tâm và thúc đẩy hợp tác.

Giải quyết thành công vấn đề Triều Tiên sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia và vị thế của Nhật Bản trong khu vực. Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách cân bằng từ xa, với việc yêu cầu các đồng minh tham gia đóng góp nhiều hơn vào các nỗ lực của Washington trong khu vực, việc Tokyo tích cực tham gia vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là phù hợp với tình hình thực tế. Về mặt đối nội, ông Abe nhiều khả năng sẽ kêu gọi thành công cộng đồng quốc tế và khu vực tiếp tục duy trì thái độ cứng rắn với Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng có cam kết sâu sắc hơn. Nếu thành công, động thái này sẽ giúp Thủ tướng Nhật Bản cải thiện tỷ lệ ủng hộ của công chúng với Chính phủ sau những bê bối chính trị và trước thềm kế hoạch cải cách Hiến pháp Nhật Bản sắp tới.

Cơ hội của Bắc Kinh

Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu tuyên bố vấn đề hợp tác, đặc biệt là hợp tác kinh tế chứ không phải giải quyết hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên sẽ là trọng tâm của Trung Quốc trong Hội nghị lần này. Tuyên bố của Trung Quốc cho thấy nước này đang tìm cách giải tỏa sức ép từ các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ, trong khi quá trình chuyển dịch động lực tăng trưởng từ xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước của nền kinh tế vẫn mới chỉ manh nha. Từ khi Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách thương mại bảo hộ, Trung Quốc nổi lên là một trong những bên ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế. Điều này được thể hiện bởi những tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc khác tại diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng nhận thức rõ ràng rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang tìm các biện pháp ứng phó với chính sách thương mại của chính quyền Trump và không muốn mắc kẹt trong thương mại Mỹ – Trung. Do đó, ba nước cần tham khảo ý kiến của nhau để xây dựng các kịch bản ứng phó với mọi kịch bản tổi tệ nhất. Bởi vậy, việc Trung Quốc nhấn mạnh hợp tác kinh tế, chủ đề truyền thống của Hội nghị ba bên, là hoàn toàn có thể hiểu được trong tình hình và nhu cầu của các bên tham gia.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh tập trung vào chủ đề thương mại không đồng nghĩa rằng nước này sẽ lơ là trong vấn đề Bình Nhưỡng. Chỉ hai ngày trước thềm thượng đỉnh Trung – Nhật - Hàn, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bất ngờ bay tới Đại Liên để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Không loại trừ, đây là cách ông Kim “đánh tiếng” với ông Tập, truyền đạt nguyện vọng tới các bên liên quan về “hủy bỏ chính sách thù địch, đe dọa an ninh quốc gia với Triều Tiên”, dọn đường cho tiến trình phi hạt nhân hóa.

Ngay sau đó, ông Tập cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên. Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí về việc duy trì cấm vận Bình Nhưỡng cho đến khi quốc gia này chính thức giải trừ vũ khí hạt nhân. Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ rõ kỳ vọng vào thượng đỉnh Mỹ - Triều, mong rằng hai bên có thể xây dựng lòng tin, hóa giải khúc mắc còn tồn tại, nhằm mang tới hòa bình, ổn định phát triển trên bán đảo Triều Tiên.

Có thể nói, việc cả ông Trump và ông Kim “tham khảo” ý kiến Bắc Kinh cho thấy vị thế của Trung Quốc trong vấn đề Bình Nhưỡng, nhất là khi tiến trình phi hạt nhân hóa và tiến tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên ảnh hưởng lớn tới lợi ích an ninh và kinh tế của Trung Quốc. Do đó, cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Trung – Nhật – Hàn lần này là cơ hội tốt để chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định vị thế trong vấn đề Triều Tiên. 

Thêm vào đó, Bắc Kinh nhận thức rõ cả Seoul và Tokyo đều muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế và giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng. Do đó, Trung Quốc sẽ tận dụng quan hệ với Triều Tiên để khiến hai nước còn lại nhượng bộ trong hợp tác về kinh tế, thậm chí là gián tiếp tác động tới chính quyền Mỹ, tránh nguy cơ xung đột thương mại Mỹ - Trung. Động thái mới đây của Thứ trưởng Khổng Huyễn Hựu, chuyến thăm chính thức tới Triều Tiên vừa qua của Ngoại trưởng Vương Nghị, kết quả không mong đợi từ đàm phán thương mại Mỹ – Trung kết thúc ngày 4/5 đã cho thấy ý đồ của Bắc Kinh trong thượng đỉnh lần này.

Seoul: Thế lên, vận có lên?

Thành công của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vừa qua đã cho phép Hàn Quốc bước vào các cuộc thảo luận với vị thế cao hơn, có thể chủ động nhiều hơn đối với chính quyền Bình Nhưỡng so với những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tuy nhiên, tuyên bố mới đây của chính quyền Washington và Bình Nhưỡng về nội dung hội đàm sắp tới giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cũng như các yêu sách trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cho thấy giữa hai bên vẫn còn thiếu lòng tin, thừa bất đồng liên quan đến nhiều vấn đề như: Cách thức, nội dung, phạm vi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; Dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế và lệnh cấm vận của Mỹ; các cáo buộc của Nhà Trắng về tình hình nhân quyền của Triều Tiên; quy chế lực lượng quân sự và Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Đây đều là những vấn đề gai góc, ảnh hưởng trực tiếp tới Hàn Quốc nhưng nước này lại không thể tự mình giải quyết được tất cả.

Do đó, Hàn Quốc cần sự tham gia của Trung Quốc và Nhật Bản để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhằm tiến tới xây dựng Hiệp ước Hòa bình liên Triều , với những nội dung có lợi cho mình, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Moon Jae-in sẽ thăm Mỹ vào ngày 22/5, trước thềm thượng đỉnh Mỹ – Triều. Theo đó, Hàn Quốc cần chính quyền Bắc Kinh tác động để Triều Tiên có những nhượng bộ nhất định đối với Mỹ trong khi chính quyền Bắc Kinh cũng muốn Hàn Quốc tác động để Mỹ rút THAAD khỏi Hàn Quốc.

Hơn nữa, một mặt, Seoul cần Tokyo tác động để Mỹ có nhượng bộ nhất định đối với Triều Tiên, mặt khác sẽ cùng Nhật Bản tạo ra sức ép nếu Triều Tiên đưa ra yêu sách quá khó để đáp ứng. Về phần mình, ông Abe cũng cần ông Moon trong việc kêu gọi Mỹ tiếp tục đồn trú quân đội tại Đông Bắc Á, nhằm giữ vững thế cân bằng trong khu vực với Trung Quốc, song song với việc tác động tới chương trình tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên.

Về mặt đối nội, Tổng thống Moon Jae-in cũng cần có những thành công tại Hội nghị ba bên lần này và tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp tới để tạo tiếng vang cho Đảng Dân chủ, trước thềm bầu cử địa phương Hàn Quốc dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13/6. Đồng thời, thành công về mặt đối ngoại sẽ giúp Tổng thống Moon đẩy lùi ý kiến phản đối tiến trình thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên từ phe đối lập, nâng cao sự ủng hộ của công chúng và Quốc hội đối với cải cách Hiến pháp do Đảng Dân chủ cầm quyền đề xuất.

Có thể nói, với diễn biến hiện nay tại Đông Bắc Á, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên rõ ràng là ưu tiên hàng đầu, chi phối hoạt động của các bên tham gia thượng đỉnh ba bên. Tuy nhiên, những song trùng lợi ích và điểm thống nhất trong lập trường của các nước đã tiếp tục tạo ra cơ sở về một Đông Bắc Á hòa bình và hợp tác.

tin nhap 20180511150827
Ông Trump kỳ vọng vào đột phá trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

Ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên sắp tới sẽ đạt được ...

tin nhap 20180511150827
Tổng thống Mỹ chào đón 3 tù nhân trở về từ Triều Tiên

Đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania đã đến tận Căn cứ Không quân Andrews để đón 3 tù nhân Mỹ ...

tin nhap 20180511150827
​Mỹ đánh giá cao sự giúp đỡ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên

Ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đã giúp đỡ rất nhiều trong vấn đề Triều Tiên. 

Ân Đặng

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Apple gỡ bỏ loạt ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Trung Quốc

Apple gỡ bỏ loạt ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Trung Quốc

Apple vừa gỡ bỏ các ứng dụng nhắn tin nước ngoài như Telegram, Signal, WhatsApp và mạng xã hội Threads của Meta Platforms khỏi App Store theo yêu cầu của ...
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Nga có thể xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington thực hiện kế hoạch tịch thu tài sản Moscow đang bị phong tỏa.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều ...
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động