Máy bay V-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ bay lượn phía trên tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra của Australia trong cuộc tập trận chung giữa quân đội Australia và Philippines tại căn cứ hải quân ở thị trấn San Antonio, tỉnh Zambales, Philippines, ngày 25/8/2023. (Nguồn: AFP) |
Bộ Quốc phòng Philippines trích dẫn tuyên bố chung của 4 bên xác nhận, hoạt động nói trên sẽ được tiến hành trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia Đông Nam Á vào ngày 7/4.
Trong một động thái tương tự, trang web của Lầu Năm Góc cũng đăng tải tuyên bố chung 4 bên.
Tin liên quan |
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024 |
Theo đó, “Australia, Nhật Bản, Philippines và Mỹ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng các quyền lợi trên biển theo quy định của luật pháp quốc tế, được phản ánh trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Để thể hiện cam kết chung của chúng tôi về việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, các lực lượng phòng vệ/vũ trang của chúng tôi sẽ tiến hành MCA trong EEZ của Philippines”.
Tuyên bố nhấn mạnh MCA “sẽ được các đơn vị hải quân và không quân thực hiện theo cách phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật pháp trong nước và quy định của các quốc gia liên quan, chú trọng tới an toàn hàng hải, quyền và lợi ích của các quốc gia khác”.
Hoạt động của 4 quốc gia nêu trên “cũng sẽ thể hiện những sự tương tác chuyên nghiệp của các lực lượng hải quân và không quân”.
Mục tiêu của MCA là “củng cố khả năng tương tác giữa các học thuyết, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của các lực lượng phòng vệ/vũ trang của chúng tôi”.
Tuyên bố cam kết “đứng về phía tất cả các quốc gia bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền, vốn là nền tảng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định”.
Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines còn tái khẳng định lập trường đối với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp ở Biển Đông năm 2016, cho rằng đây là “phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp”.
MCA sẽ diễn ra vài ngày trước Hội nghị thượng đỉnh 3 bên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Philippines tại Washington. Tại cuộc gặp diễn ra trong tuần tới, các bên tham gia sẽ thảo luận về những sự cố gần đây ở Biển Đông.
| LHQ lên án việc sử dụng ‘các thuật toán lạnh lùng’ ở Gaza; Mỹ sẽ xem xét kỹ cuộc điều tra của Israel về vụ không kích nhầm đoàn xe cứu trợ Ngày 5/4, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các báo cáo cho rằng Israel ... |
| Giải cứu con tin tại Gaza: Mỹ kêu gọi Ai Cập, Qatar gây sức ép lên Hamas, Giám đốc CIA tới Cairo Tổng thống Mỹ yêu cầu Thủ tướng Israel trao quyền cho các nhà đàm phán để có thể đạt được thỏa thuận càng sớm càng ... |
| Moscow thực hiện 39 cuộc không kích; Ukraine phá hủy 6 chiến đấu cơ Nga; quốc gia Baltic này đề xuất nhanh chóng kết nạp Kiev vào EU và NATO Ngày 5/4, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, quân đội nước này đã thực hiện 39 đợt tấn công nhóm nhằm vào Ukraine trong tuần ... |
| Thụy Điển lên kế hoạch lập căn cứ NATO trên đảo Gotland, Nga lập tức cảnh báo tái lập Quân khu Leningrad Nga cho rằng, hành động của Thụy Điển góp phần làm leo thang căng thẳng trong khu vực và tạo ra những mối đe dọa ... |