4 vấn đề còn bế tắc sau Hội nghị Thượng đỉnh EU

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) (ngày 9 – 10/3) đã khép lại, song cuộc thảo luận căng thẳng về hướng đi của châu Âu trong tương lai dường như vẫn chưa có hồi kết.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
4 van de con be tac sau hoi nghi thuong dinh eu Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh EU
4 van de con be tac sau hoi nghi thuong dinh eu Chủ tịch EC kêu gọi Trung Quốc tôn trọng trật tự quốc tế

Bất đồng về chức Chủ tịch EC

Bất chấp sự phản đối của Chính phủ Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã tái đắc cử và tiếp tục duy trì chức vụ này thêm 30 tháng nữa, đến năm 2019. Sự giận dữ của Chính phủ Ba Lan, vốn cũng đang đề cử một ứng cử viên của mình vào vị trí này, đã phủ bóng đen lên hội nghị.

Phát biểu sau hội nghị, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói: “Tôi không hiểu tại sao một quốc gia lại có thể phản đối quyết định này khi mà tất cả các quốc gia khác đều ủng hộ”. Về phần mình, Chính phủ Ba Lan biện luận rằng ông Tusk đã ủng hộ phe đối lập trong nước Ba Lan và đã thất bại trong việc bảo vệ lợi ích của Ba Lan trong EU.

4 van de con be tac sau hoi nghi thuong dinh eu
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tái đắc cử. (Nguồn: AP)

Phát biểu hôm 10/3, Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo lên tiếng phản đối quyết định của hội nghị tái bổ nhiệm ông Tusk, nhấn mạnh “Ba Lan không đồng ý với việc này và tôi khẳng định rằng tôi sẽ không thừa nhận bất cứ văn bản nào từ hội nghị”.

Thay vì EC đưa ra các kết luận của hội nghị theo truyền thống, các kết luận lần này chỉ đơn thuần là từ phía “Chủ tịch EC”. Và như vậy, hội nghị đã kết thúc mà không đạt được sự đồng thuận về một văn bản cuối cùng như thường lệ.

Tương lai EU về đâu

Sau khi đưa ra quyết định tái bổ nhiệm ông Tusk hôm 9/3, người đứng đầu 27 nước thành viên EU đã tụ họp lại trong ngày họp thứ hai, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May đã về nước. Các lãnh đạo EU đã lần đầu tiên họp mặt tại tòa nhà Europa, một trung tâm hội nghị trị giá 341 triệu USD mới được xây dựng và trang trí theo phong cách Brussels, biểu tượng cho sự “thống nhất trong đa dạng” của châu Âu.

Tuy nhiên, khi khối này bàn về chủ đề kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome - vốn mở đường cho sự hội nhập châu Âu, cuộc thảo luận về con đường mà EU nên theo đuổi thời hậu Brexit lại càng khó khăn hơn. Một số quốc gia thành viên EU như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy đã kêu gọi một châu Âu đa tốc độ mà ở đó, một số thành viên có thể thúc đẩy sự hội nhập của mình nhanh hơn các nước khác.

Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu sau cuộc thảo luận về thông điệp mà hội nghị sắp tới tại Rome sẽ đem lại: “Phương châm của chúng ta sẽ là một châu Âu thống nhất trong đa dạng”.

Tuy nhiên, các thành viên ở Đông Âu, vốn lo ngại sẽ bị bỏ lại trong sự hội nhập sâu hơn trong tương lai, lại phản đối ý tưởng này. Sự chia rẽ cũng nảy sinh giữa các thể chế trong EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, viễn cảnh về một EU đa tốc độ sẽ không thể tạo dựng được một “Bức màn Sắt” ở châu Âu.

Phát biểu trong một cuộc họp báo với ông Tusk ngày 10/3, ông Juncker nói: “Đối với một số đối tác của chúng ta, ý tưởng châu Âu đa tốc độ này được coi là sự khởi đầu cho một tuyến phân chia mới, một kiểu bức màn sắt mới chia rẽ Đông và Tây Âu. Đó không phải là mục tiêu mà chúng ta nhắm tới”.

Tuy nhiên, ông Donald Tusk, người chủ trì cuộc thảo luận hôm 10/3, đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên EU nỗ lực để hướng tới việc duy trì sự đoàn kết chính trị hậu Brexit. Ông phát biểu tại cuộc họp báo: “Khi thảo luận về hàng loạt kịch bản cho châu Âu, mục tiêu chính của chúng ta nên là thúc đẩy lòng tin và sự đoàn kết giữa 27 nước”.

Về phiên bản “đa tốc độ” của EU trong tương lai, ông Tusk cho biết cũng có lý do để suy nghĩ về ý tưởng này. Ông này cho rằng: “Nếu cân nhắc các lợi ích của cộng đồng 27 nước trong bối cảnh sắp diễn ra các cuộc đàm phán Brexit cũng như các lợi ích chiến lược dài hạn của EU, tôi sẽ kêu gọi mọi người cùng nỗ lực để duy trì sự đoàn kết chính trị giữa 27 quốc gia thành viên chúng ta.

Trong bối cảnh chưa có bất cứ văn bản nào về tương lai của châu Âu được đưa ra sau hội nghị, cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ còn tiếp diễn. Và viễn cảnh đó sẽ chỉ sáng tỏ hơn đôi chút khi lãnh đạo các nước EU, trừ Anh, sẽ đưa ra một tuyên bố về tương lai châu Âu vào cuối tháng 3 này tại Hội nghị Thượng đỉnh Rome - nơi họ được kỳ vọng sẽ phác ra được một lộ trình cho EU thời hậu Brexit.

Thách thức Brexit bao trùm

Hội nghị này cũng là lần cuối có sự tham dự của Thủ tướng Anh Theresa May, trước khi bà kích hoạt Điều 50 vào cuối tháng để bắt đầu tiến trình đưa Anh ra khỏi EU, dự kiến kéo dài 2 năm, và vấn đề Brexit sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên các cuộc họp tới đây của khối.

Kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit hồi tháng 6/2016, Chính phủ Anh đã từ chối cung cấp bất cứ sự đảm bảo chính thức nào cho 3,1 triệu công dân EU đang sinh sống ở Anh, nhấn mạnh rằng điều đó có thể gây tổn hại đến những nỗ lực của họ trong việc đảm bảo các quyền của khoảng 1,2 triệu người dân quốc tịch Anh đang sinh sống tại các nước EU khác.

4 van de con be tac sau hoi nghi thuong dinh eu
Châu Âu đang phải nỗ lực để duy trì sự thống nhất của mình. (Nguồn: Jacques Delors Institute)

Bên lề hội nghị, trưởng đoàn đàm phán Brexit tại Nghị viện châu Âu, ông Guy Verhofstadt, cho biết công dân Anh phải được quyền duy trì các lợi ích của công dân một nước thành viên EU. Theo ông Verhofstadt, cần phải ưu tiên việc cho phép những người này duy trì lợi ích của mình, chẳng hạn như quyền tự do đi lại và quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử của châu Âu.

Trong khi Thủ tướng Bỉ nói Brexit là một “thảm kịch” và một “tai họa” đối với người dân ở Anh và EU. Ông Junker nhắc đến khả năng tái kết nạp Anh trở lại làm thành viên EU, bày tỏ hy vọng rằng một ngày nào đó Anh sẽ tái gia nhập liên minh. Ông nói: “Tôi không thích Brexit, bởi tôi muốn ở trên cùng một chiếc thuyền có nước Anh. Tôi hy vọng sẽ có ngày Anh trở lại con thuyền chung đó”.

Kinh tế và nhiều vấn đề khác

Tại hội nghị, các lãnh đạo đã nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, các nền kinh tế của EU được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong hai năm tới. Họ đã nhất trí rằng “tinh thần lạc quan” này cần được duy trì bằng cách tiếp tục các nỗ lực cải cách cơ cấu và “hành động xác định”.

Văn bản kết luận của ông Tusk đưa ra có đoạn “thương mại vẫn là một trong những động cơ mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng, nó thúc đẩy hàng triệu việc làm và đóng góp cho sự thịnh vượng”, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng EU sẽ tiếp tục nhiệt tâm với một chính sách thương mại thiết thực và một hệ thống thương mại mở, dựa trên các nguyên tắc đa phương, với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Các nhà lãnh đạo EU cũng hoan nghênh sự ủng hộ của Nghị viện châu Âu trong cuộc bỏ phiếu về quan hệ đối tác Kinh tế Toàn diện và Hiệp định Thương mại EU-Canada (CETA), cho rằng đây là một “dấu hiệu rõ ràng trong một thời điểm và xu hướng bảo hộ mậu dịch đang dần quay trở lại”.

Các lãnh đạo nhất trí rằng khối cần phải tiếp tục hợp tác tích cực với các đối tác thương mại quốc tế, cho biết họ sẽ kiên quyết theo đuổi các cuộc đàm phán tới đây về các thỏa thuận tự do thương mại, bao gồm thỏa thuận với khối thương mại Mercosur, Mexico và Nhật Bản. Văn bản nhấn mạnh rằng, các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng cần được củng cố dựa trên nền tảng thấu hiểu lẫn nhau vì những lợi ích chung.

Trong kết luận của hội nghị, các lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng, EU phải tự trang bị cho mình các công cụ hiện đại hóa, thích hợp với WTO, nhằm khắc phục các mưu đồ thương mại bất công và sự thay đổi của các thị trường. Ngoài ra, các giải pháp ưu tiên của EU trong tăng trưởng, dư cư và tình hình ở Tây Balkan cũng là một trong số các chủ đề chính được lãnh đạo EU thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh lần này.

4 van de con be tac sau hoi nghi thuong dinh eu Chủ tịch EC đối mặt nhiều thách thức khi tái đắc cử

Với đa số tuyệt đối, mới đây ông Donald Tusk đã tái đắc cử chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) trong cuộc bỏ ...

4 van de con be tac sau hoi nghi thuong dinh eu Gia tăng rạn nứt trong quan hệ EU - Ba Lan

Tranh cãi với EU sẽ làm suy giảm hình ảnh và uy tín của Ba Lan, nước vốn có tiếng nói quan trọng trong nhiều ...

ST. (theo THX, AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động