TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Bồ Đào Nha ăn vận giản dị, xếp hàng mua đồ giữa mùa dịch | |
Đề phòng dịch Covid-19 lây lan, Tổng thống Bồ Đào Nha tự cách ly 14 ngày |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Quốc vụ khanh ngoại giao Bồ Đào Nha Teresa Ribeiro nhân chuyến thăm của bà đến Việt Nam (11/2017). (Nguồn: VGP News) |
Quan hệ chính trị tốt đẹp
Việt Nam và Bồ Đào Nha chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 1/7/1975. Hiện nay, Đại sứ quán Bồ Đào Nha tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Bồ Đào Nha. Từ tháng 9/2011, Bồ Đào Nha có Lãnh sự danh dự tại Việt Nam.
Hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc chính trị qua trao đổi đoàn, tại các diễn đàn quốc tế và qua các Đại sứ quán kiêm nhiệm (Đại sứ quán ta tại Paris và Đại sứ quán bạn tại Bangkok).
Đáng chú ý, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Bồ Đào Nha tháng 6/2015. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên trong lịch sử 40 năm quan hệ, góp phần tạo đà đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới.
Tin liên quan |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp gỡ 7 tập đoàn lớn của Bồ Đào Nha |
Một số đoàn cấp cao của Việt Nam từng đến thăm Bồ Đào Nha nổi bật có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức kết hợp dự triển lãm EXPO'98 tại Lisbon (2/1998), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (9/2009), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (6/2014), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (6/2015), Trưởng Ban Đối ngoại Hoàng Bình Quân (12/2016), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (5/2017), Chủ tịch Hoi đồng Nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc (8/2017); Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Bồ Đào Nha (1/2018).
Ở chiều ngược lại, các đoàn cấp cao Bồ Đào Nha từng đến thăm Việt Nam có: Bộ trưởng Kinh tế và Việc làm Alvaro Barreto thăm và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (Hà Nội, 10/2004); Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Joao Gomes Cravinho (4/2009), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha Jerómino Carvalho de Sousa (3/2013), Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Theresa Rebeiro (11/2017).
Tại các diễn đàn quốc tế, hai nước đã ủng hộ lẫn nhau vào một số cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an (Bồ Đào Nha nhiệm kỳ 2011-2012, Việt Nam nhiệm kỳ 2008-2009); Hội đồng nhân quyền (Bồ Đào Nha nhiệm kỳ 2015-2017; Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2016); Hội đồng Kinh tế Xã hội (Bồ Đào Nha nhiệm kỳ 2015-2017; Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2018); ta ủng hộ ứng viên Bồ Đào Nha vào Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2017-2022.
Nhân dịp kỷ niệm 500 năm bang giao (1516-2016) giữa nhân dân hai nước vào năm 2016, ngày 1/7/2016 hai nước đã phối hợp phát hành bộ tem chung Việt Nam–Bồ Đào Nha tại Hội An và Lisbon.
Đẩy mạnh hợp tác
Kim ngạch thương mại song phương tuy còn khiêm tốn nhưng tăng trưởng đều hàng năm. Từ năm 2010 mới chỉ đạt 108 triệu USD, đến năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng lên 342 triệu USD; năm 2017 đạt 391 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 132,5 triệu USD, trong đó nhập khẩu 27,2 triệu USD và xuất khẩu đạt 105,3 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu sang Bồ Đào Nha, kim ngạch xuất khẩu lớn gấp 4 lần so với kim ngạch nhập khẩu. Hàng thủy sản, điện thoại các loại và linh kiện, cà phê, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là những nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bồ Đào Nha, có kim ngạch đạt trên 2 triệu USD. Nhập khẩu của Việt Nam từ Bồ Đào Nha không đáng kể, chủ yếu là phụ liệu dệt may-da giày, hóa chất, máy móc, thiết bị, dược phẩm.
Hai bên có tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế biển, hàng hải, năng lượng, cơ sở hạ tầng, dệt may, giày dép, thương mại và du lịch.
Tham vấn chính trị giữa Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Bồ Đào Nha Teresa Ribeiro tháng 11/2017. (Ảnh: Quang Hoan) |
Bồ Đào Nha có 3 dự án đầu tư 130 nghìn USD về tư vấn kiến trúc và xây dựng, khoa học công nghệ và dịch vụ lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh, xếp thứ 69/87 quốc gia đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam chưa có dự án nào đầu tư vào Bồ Đào Nha.
Hiệp định Thương mại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương và tạo đột phá trong kim ngạch thương mại hai chiều trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 500 năm bang giao giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Bồ Đào Nha đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam đến công chúng Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha hỗ trợ thành lập và cung cấp giáo viên tiếng Bồ Đào Nha cho Khoa tiếng Bồ Đào Nha tại Đại học Hà Nội từ năm 2014. Đây là trung tâm tiếng Bồ Đào Nha thứ 6 trên thế giới. Mỗi năm Khoa có khoảng 20 sinh viên tốt nghiệp.
Hai bên đã ký kết một số hiệp định: Hiệp định vận tải và dịch vụ hàng không với Ma Cao do Bồ Đào Nha quản lý (1998); Hiệp định Vận tải hàng không với Bồ Đào Nha (1998); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam –Bồ Đào Nha (2015); Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực du lịch (2015); Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai học viện Ngoại giao Việt Nam-Bồ Đào Nha (2017); Biên bản ghi nhớ Thiết lập cơ chế tham vấn chính trị Việt Nam – Bồ Đào Nha (2017).
| Đại sứ Nguyễn Thiệp trình Quốc thư lên Tổng thống Bồ Đào Nha Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Bồ Đào Nha Nguyễn Thiệp (thuờng trú tại Pháp), ngày 24/1 tại thủ đô ... |
| Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm làm việc tại Bồ Đào Nha Sáng 26/1 (giờ địa phương), bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Bồ Đào Nha, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã ... |
| Thủ tướng tiếp Quốc vụ khanh ngoại giao Bồ Đào Nha Chiều 23/11, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Quốc vụ khanh ngoại giao Bồ Đào Nha Teresa Ribeiro, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn ... |