6 “thần dược” được giới y học kỳ vọng có thể điều trị Covid-19

TGVN. Khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới và chưa có loại thuốc đặc trị cho những người nhiễm SARS-CoV-2, giới y học đang gửi gắm niềm tin vào 6 loại thuốc, phương pháp điều trị với hy vọng kiểm soát được đại dịch. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19 Thế giới chạy đua tìm vaccine chống Covid-19
6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19 Nhật Bản: Lễ đón nhận ngọn đuốc Thế vận hội 2020 được tổ chức tối giản vì Covid-19
6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19
WHO đang đưa một số loại thuốc vào điều trị Covid-19. (Nguồn: the Guardian)

Thuốc chống sốt rét: Chloroquine

Chloroquine là một loại thuốc với giá thành rẻ, có sẵn và phổ biến, được sử dụng từ năm 1945. Chloroquine chống lại bệnh sốt rét và còn được dùng trong một số loại bệnh khác. Chloroquine được nghiên cứu cho thấy an toàn ở cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Chloroquine có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2, kết quả từ một nghiên cứu nhỏ của Pháp ở 24 bệnh nhân vừa được công bố, cho thấy các bệnh nhân này có thể phục hồi nhanh chóng.

Các bác sĩ cho biết chỉ 25% bệnh nhân sử dụng Chloroquine có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sau 6 ngày sử dụng. Dùng thuốc Chloroquine là một trong bốn phương pháp điều trị được thử nghiệm lâm sàng và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 18/3 vừa qua. Vương quốc Anh đã đưa Chloroquine vào danh sách các loại thuốc được kiểm soát xuất khẩu.

Thuốc điều trị HIV: Kaletra

Kaletra là sự kết hợp của hai loại thuốc chống virus: lopinavir và ritonavir, thường được sử dụng để điều trị HIV. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Kaletra là phương pháp điều trị Covid-19 tiềm năng.

Tuy nhiên, hy vọng này đang trở nên mong manh khi gần đây một trong những nghiên cứu lớn đầu tiên trên 200 bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng từ Trung Quốc cho thấy điều trị bằng Kaletra không hiệu quả. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn có niềm tin ở Kaletra và cho rằng thuốc có thể có hiệu quả nếu được sử dụng sớm hơn hoặc cho các bệnh nhân nhẹ. WHO đã đưa Kaletra vào thử nghiệm lâm sàng ở nhiều quốc gia từ tuần này.

6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng hết sức để sớm tìm ra những liệu pháp điều trị Covid-19 hiệu quả nhất. (Ảnh: Getty Image)

Thuốc chống cúm: favipiravir

Thuốc trị cảm cúm của Nhật Bản - favipiravir, được sản xuất bởi một công ty con của hãng Fujifilm, đã tạo ra những chuyển biến lớn trong điều trị dịch Covid-19, giúp giảm hơn 1 nửa thời gian nhiễm bệnh của những người dương tính với virus. Một thử nghiệm lâm sàng dùng favipiravir ở 340 bệnh nhân Trung Quốc cho thấy virus có xu hướng bị loại bỏ trong bốn ngày so với 11 ngày ở những người không dùng loại thuốc này. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy các bệnh nhân không bị nhiều những tác động tiêu cực sau khi dùng thuốc.

Tuy nhiên, favipiravir phải được dùng trước khi sự lây lan của virus trong cơ thể lên đỉnh điểm. Một quan chức y tế Nhật Bản chia sẻ với tờ Mainichi Shimbun rằng favipiravir dường như ít tác dụng ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19 thể nặng.

Thuốc điều trị Ebola: remdesivir

Thuốc Remdesivir ban đầu được phát triển để điều trị Ebola, nhưng loại thuốc này được cho là nằm trong các hạng mục thuốc kháng virus tiên phong chống lại Covid-19. Remdesivir cũng đã cho thấy hiệu quả trong chống dịch Sars và Mers, hai dịch bệnh đã từng gây chết người nhiều hơn Covid-19 nhưng tốc độ lan truyền chậm hơn.

Cơ chế hoạt động của Remdesivir là ngăn cản khả năng sao chép của virus trong các tế bào. Remdesivir sẽ rất hiệu quả khi bệnh nhân vừa mới nhiễm virus và virus vẫn đang nhân lên ở đường hô hấp trên. Tuy vậy, đa phần bệnh nhân phát hiện mình nhiễm virus khi virus đã ở nồng độ cao và họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nhiều thử nghiệm đang được tiến hành để đánh giá sự hiệu quả của remdesivir ở Trung Quốc, Mỹ và châu Á.

6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19
Thuốc điều trị Ebola cũng có nhiều khả năng điều trị Covid-19 hiệu quả. (Nguồn: AP)

Liệu pháp kháng thể

Các bác sĩ ở Trung Quốc đã điều trị cho một số bệnh nhân nguy kịch nhiễm Covid-19 bằng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục, một cách tiếp cận bắt nguồn từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Logic là máu nên chứa kháng thể giúp chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó nhân rộng phạm vi áp dụng, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh khác và các kháng thể có liên quan chỉ xuất hiện với số lượng nhỏ, vì vậy, việc điều trị Covid-19 có hiệu quả nhưng không phải là tối ưu.

Một số nhóm các nhà nghiên cứu thuốc công ty Regeneroncủa Mỹ đang nghiên cứu một công nghệ cao khác tương đương với liệu pháp huyết thanh. Đại diện công ty Regeneron của Mỹ nói rằng phải mất vài tuần nữa để xác định hai kháng thể mạnh chống lại Covid-19, sau đó họ sẽ sản xuất tổng hợp và biến thành một loại cocktail (hỗn hợp) trị liệu, và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào mùa hè. Nếu thành công, một liệu pháp kháng thể có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị và phòng ngừa để bảo vệ nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao khác.

Phiên bản beta

Công ty công nghệ sinh học Synairgen của Anh đã được phê duyệt nhanh chóng để thử nghiệm một loại thuốc trị bệnh phổi ở những người mắc bệnh Covid-19. Hợp chất tăng miễn dịch interferon beta, tạo thành một phần của hệ thống phòng thủ tự nhiên chống lại virus và ban đầu được phát triển cho những bệnh nhân bị rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính. Hy vọng là hợp chất interferon beta giúp tăng khả năng cơ thể chống lại virus, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu. Interferon beta được WHO xác định là liệu pháp duy nhất trong các thử nghiệm giai đoạn 2 có thể hít vào, có nghĩa là bệnh nhân có thể tự điều trị thông qua một máy phun sương nhỏ chạy bằng pin.

6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19

2 nhân viên y tế đầu tiên tại Việt Nam mắc Covid-19, cả nước có 87 ca nhiễm
6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19

Giữa đại dịch Covid-19, vẫn có giải đấu ở châu Âu diễn ra bình thường
6 than duoc duoc gioi y hoc ky vong co the dieu tri covid 19

Dịch Covid-19: Các tổ chức tài chính quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Thu Hiền (theo The Guardian)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại đại lý, giá từ 820 triệu đồng

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại đại lý, giá từ 820 triệu đồng

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại các đại lý để bàn giao đến tay khách hàng Việt. Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia ...
Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Bạn đang muốn xem ảnh trên iCloud nhưng chưa biết phải làm cách nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn chia tiết từng bước cách xem ảnh trên iCloud một ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Apple sẽ nhanh chóng sửa lỗi báo thức trên iPhone

Apple sẽ nhanh chóng sửa lỗi báo thức trên iPhone

Apple cho biết đã biết về những sự cố mà người dùng iPhone gặp phải với tính năng báo thức và sẽ nhanh chóng khắc phục.
Triệu hồi xe Chery Omoda 5 tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Triệu hồi xe Chery Omoda 5 tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Hãng xe Trung Quốc vừa thông báo triệu hồi xe đối với mẫu Chery Omoda 5 tại thị trường Malaysia sau lỗi gãy trục sau khi đang di chuyển.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động