Ai có khả năng miễn dịch với virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19?

TGVN. Một trong số nhiều vấn đề không chắc chắn và vẫn còn tồn tại đến giờ phút này về bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là cách hệ thống miễn dịch của con người phản ứng thế nào với “cuộc tấn công ồ ạt” của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và điều đó có ý nghĩa gì đối với việc ngăn chặn sự lây lan khủng khiếp của dịch bệnh nguy hiểm này.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19 Cập nhật 7h ngày 14/4: Hơn 1,9 triệu người mắc Covid-19 toàn cầu, ca tử vong tại New York giảm, Pháp phải gia hạn phong tỏa
ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19 Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam sáng 14/4: Chưa ghi nhận ca nhiễm mới nào, bệnh nhân nặng nhất người Anh xuất viện, sẽ rời Việt Nam hôm nay
ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19
khả năng miễn dịch của con người với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 vẫn chỉ là những dữ liệu ít ỏi?. (Nguồn: AP)

Hệ miễn dịch gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học, là hệ thống “phòng thủ” tự nhiên của cơ thể, chống lại bệnh tật. Bình thường, hệ miễn dịch có thể phát hiện “kẻ xâm lược” là các mầm bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… mang đến và triển khai các cơ chế sinh học bảo vệ cơ thể. Một số miễn dịch sau khi bị nhiễm trùng có thể tồn tại suốt đời, một số khác chỉ tồn tại trong một giai đoạn.

Tuy nhiên, cho đến nay, khả năng miễn dịch của con người với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 vẫn chỉ là những dữ liệu ít ỏi.

Vẫn chỉ là quan sát và thử nghiệm

Những tình huống như thế này luôn đặt các nhà khoa học, cũng như các nhà hoạch định chính sách về y tế vào thế khó. Cách tiếp cận tốt nhất được lựa chọn vẫn là xây dựng một mô hình khái niệm - một tập hợp các giả định về khả năng miễn dịch của con người có thể kích hoạt dựa trên các kiến thức hiện có, đồng thời tiếp tục quan sát và thử nghiệm.

Kịch bản lý tưởng là khi một người bị nhiễm bệnh có thể nhận được sự bảo vệ suốt đời của hệ miễn dịch. Trên thực tế, cơ thể con người đã có được khả năng này đối với một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn, bệnh sởi. Bác sĩ người Đan Mạch Peter Panum phát hiện ra khả năng miễn dịch suốt đời của con người đối với bệnh sởi khi ông đến thăm một ổ dịch tại Quần đảo Faroe (giữa Scotland và Iceland) vào năm 1846. Khi đó, ông đã nhận thấy những cư dân trên 65 tuổi sống sót qua đợt bùng phát dịch trước đó (năm 1781) không tiếp tục nhiễm bệnh. Quan sát nổi bật này đã giúp giới y học mở ra các nghiên cứu mới trong các lĩnh vực miễn dịch học và dịch tễ học.

Một ví dụ khác về một vấn đề phức tạp hơn, đó là khả năng miễn dịch với các chủng virus corona. Corona là một họ virus lớn, được tìm thấy ở nhiều loài động vật khác nhau từ lạc đà, mèo, dơi... Chúng đã có những "cú nhảy thành công" từ vật chủ sang người. Và Covid-19 là dịch do virus corona chủng mới lớn thứ ba ảnh hưởng đến con người trong thời gian gần đây, sau khi dịch SARS bùng phát năm 2002 và dịch MERS bắt đầu vào năm 2012.

Tuy nhiên, phần lớn sự hiểu biết của con người về khả năng miễn dịch đối với virus corona không phải từ SARS hay MERS - với số lượng nhỏ người bị lây nhiễm, mà từ các virus corona tấn công đường hô hấp vẫn đang lan truyền hằng ngày trong cuộc sống con người gây bệnh, từ cảm lạnh thông thường đến viêm phổi. Trong các nghiên cứu riêng biệt, các nhà khoa học đã cho thấy, con người có khả năng miễn dịch lâu dài đối với một số chủng virus corona nhất định đã gặp trong quá khứ, nhưng không có sự miễn dịch vĩnh viễn hoặc bền vững vì virus corona thường có biến chủng rất lớn theo thời gian.

Tất nhiên, sau “thử thách” ban đầu, phản ứng của mỗi người sau khi bị virus corona tấn công ở lần sau khác nhau, một số người có biểu hiện các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, một số người lại có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Hiện chưa có thử nghiệm nào trên con người nghiên cứu khả năng miễn dịch với SARS và MERS. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, các phép đo kháng thể trong máu của những người sống sót sau khi bị nhiễm 2 bệnh trên cho thấy, “khả năng phòng vệ” của con người chỉ tồn tại trong một thời gian, 2 năm đối với SARS và gần 3 năm đối với MERS. Tuy nhiên, khả năng trung hòa của các kháng thể này - thước đo mức độ chúng ức chế sự nhân lên của virus - đã giảm dần trong thời gian nghiên cứu.

Những nghiên cứu này tạo cơ sở cho một phỏng đoán về những gì có thể xảy ra với bệnh nhân mắc Covid-19. Sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2, hầu hết các bệnh nhân sẽ có phản ứng miễn dịch, nhưng một số trường hợp sẽ tốt hơn những người khác. Phản ứng đó được giả định, sẽ cung cấp sự bảo vệ cho cơ thể con người trong trung hạn - ít nhất là 1 năm - và sau đó hiệu quả của nó có thể suy giảm. Một bằng chứng khác có điểm khá tương đồng với mô hình này là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Erasmus, Hà Lan về kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Miễn dịch và tái nhiễm?

Nếu đúng như vậy, nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tạo ra khả năng miễn dịch ở hầu hết, hoặc tất cả các cá nhân với thời gian bảo vệ kéo dài 1 năm hoặc hơn, thì việc số người lây nhiễm bệnh ngày càng tăng trong bất kỳ cộng đồng nào sẽ dẫn đến sự tích tụ của cái gọi là miễn dịch bầy đàn hay miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, trong khi vấn đề miễn dịch cộng đồng còn gây nhiều tranh cãi, bởi những hệ lụy mà một cộng đồng đó có thể sẽ phải đối mặt, vấn đề tái nhiễm đối với SARS-CoV-2 đã lại nổi lên.

ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19
Ai có khả năng miễn dịch với virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19?. (Nguồn: CNN)

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) gần đây phát hiện 91 bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 đã dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Nếu một số trong những trường hợp này thực sự tái nhiễm, thì hoàn toàn có thể nghi ngờ về khả năng miễn dịch của con người đối với virus này.

Tuy nhiên, cũng có một khả năng khác được nhiều nhà khoa học tin tưởng đó là nguyên nhân virus hoạt động trở lại chứ không phải bệnh nhân bị tái nhiễm. Những bệnh nhân này đã có xét nghiệm âm tính giả trong giai đoạn nhiễm trùng, hoặc nhiễm trùng tạm thời lắng xuống và sau đó xuất hiện trở lại.

Hồi tháng 3, các bác sĩ ở Vũ Hán, Trung Quốc cũng cho biết khoảng 10% bệnh nhân Covid-19 tái dương tính với SARS-CoV-2 sau khi hồi phục. Những bệnh nhân này không có triệu chứng và những người tiếp xúc gần với họ cũng không bị nhiễm. Khoảng 80-90% những người hồi phục này không còn SARS-CoV-2 trong cơ thể 1 tháng sau khi xuất viện. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết, mẫu khảo sát của nghiên cứu này là rất nhỏ và có thể cho kết quả chênh lệch. KCDC hiện đang tiến hành kiểm tra tất cả các khả năng trên.

Trong lúc đó, một nghiên cứu gần đây lại cho thấy, không phải mọi trường hợp nhiễm bệnh đều có thể “đóng góp” vào khả năng miễn dịch của cộng động. Trong số 175 bệnh nhân Trung Quốc có triệu chứng Covid-19 nhẹ, 70% đã phát triển các phản ứng kháng thể mạnh, nhưng đã có khoảng 25% phát triển khả năng đáp ứng thấp và khoảng 5% không có phản ứng nào. Số liệu này cho thấy, tầm quan trọng của việc nghiên cứu các phản ứng miễn dịch của những người bị nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng để xác định liệu người đó có khả năng miễn dịch thật hay không.

Tất cả những nghi ngờ này đến nay vẫn còn là những câu hỏi chưa có lời giải, cần tiếp tục được nghiên cứu trên những mẫu lớn. Và chúng ta vẫn phải… tiếp tục chờ đợi tin vui từ các nhà nghiên cứu.

Dù biết rằng, nhiều câu hỏi vẫn đang thách thức con người, để các nghiên cứu dịch tễ học có thể tìm ra tất cả những câu trả lời là không dễ dàng. Tuy nhiên, việc chạy đua với thời gian là vô cùng quan trọng, nó không chỉ ước tính được khả năng miễn dịch của cộng đồng, mà còn xác định được chính xác những bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh thật sự, có thể tái gia nhập xã hội một cách an toàn, không bị tái nhiễm bệnh hoặc lây lan virus cho người khác.

ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19

Đại dịch Covid-19: Ai mạnh yếu thế nào?

TGVN. Covid-19 đã làm thay đổi gì trong cách đánh giá về sự mạnh yếu của các quốc gia và đối tác? Dịch bệnh chẳng ...

ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19

10 phát hiện mới nhất về các triệu chứng mắc Covid-19

TGVN. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 nguy hiểm và bí ẩn, cũng như các triệu chứng rõ ràng nhất ...

ai co kha nang mien dich voi virus corona chung moi gay benh covid 19

Sự thật về khả năng thuốc sốt rét phòng chống được Covid-19?

TGVN. Dịch Covid-19 đã cướp đi hơn 14.600 mạng sống, trong số hơn 335.000 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu. Khi virus corona chủng ...

Minh Châu (theo SCMP, Nytimes)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp công cuộc chuyển đổi số của đất ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm ...
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên ...
Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động