Ấn Độ - Pakistan: Những bất ngờ hứa hẹn nhiều triển vọng

Bước sang năm 2016, mối quan hệ vốn thù nghịch giữa Ấn Độ và Pakistan có triển vọng sẽ được cải thiện, căn cứ trên hàng loạt diễn biến bất ngờ từ cuối năm ngoái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
an do pakistan nhung bat ngo hua hen nhieu trien vong
 

Giáng sinh “đầm ấm”

Đúng vào ngày Lễ Noel (25/12/2015), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trên đường trở về sau chuyến thăm Nga và Afghanistan đã ghé thăm thành phố Lahore của Pakistan, để dự sinh nhật của Thủ tướng Nawaz Sharif. Cuộc gặp giữa hai Thủ tướng diễn ra với những lời cam kết thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hòa bình giữa hai nước, bằng việc nhất trí tổ chức cuộc Đối thoại toàn diện giữa Bí thư Đối ngoại hai bên, bắt đầu từ giữa tháng 1/2016 tại Islamabad.

Chuyến thăm của ông Modi  được ví như khoảnh khắc "Tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc" của Nam Á. Đây là lần đầu tiên sau 11 năm, một Thủ tướng Ấn Độ đặt chân lên đất Pakistan. Người tiền nhiệm của ông Modi là Manmohan Singh vốn chủ trương hòa giải với Pakistan cũng không làm được điều này trong cả thập kỷ làm Thủ tướng.

Diễn biến này được đón nhận với kỳ vọng lạc quan, bởi nhiều người chưa quên sự kiện năm 2008, khi nhóm khủng bố có căn cứ tại Pakistan tấn công thành phố Mumbai của Ấn Độ khiến hơn 160 người thiệt mạng. Vụ việc đã khiến Chính phủ Ấn Độ đề cập phản ứng quân sự để đáp trả, nguy cơ leo thang căng thẳng giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lúc đó khiến cả thế giới lo ngại.

Cái bắt tay giữa hai Thủ tướng dường như là "kết thúc đẹp" cho một loạt sự kiện trước đó như cuộc gặp giữa hai Thủ tướng bên lề Hội nghị Biến đổi Khí hậu tại Paris cuối tháng 11/2015, Cố vấn an ninh quốc gia hai nước bí mật gặp nhau tại Thái Lan đầu tháng 12/2015 và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraf thăm Pakistan, dự Hội nghị về Afghanistan và có những cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo Pakistan giữa tháng 12/2015.

Hoài nghi và chỉ trích

Tuy nhiên, trong khi "bất ngờ ở Lahore" được dư luận quốc tế nhìn nhận tích cực thì chính hai Thủ tướng lại bị chỉ trích tại quê nhà. Chỉ vài giờ sau cuộc gặp thân mật nói trên, người biểu tình đổ ra đường phố New Delhi đốt ảnh của ông Modi. Một thủ lĩnh Đảng Quốc đại Ấn Độ gọi chuyến thăm là sự kiện của người "không phải là chính khách", còn người phát ngôn Đảng cánh hữu Shiv Sena cảnh báo "sẽ không có đối thoại với Pakistan chừng nào nước này ngừng tấn công khủng bố Ấn Độ".

Dư luận Ấn Độ cũng hoài nghi, liệu rằng ông Modi đã gặp đúng "ông Sharif" chưa. Vì Tướng Raheel Sharif, thống lĩnh quân đội, mới là người có tiếng nói thực sự tại Pakistan chứ không phải là Thủ tướng Nawaz Sharif.

Trong khi đó, ở Pakistan, thủ lĩnh phe đối lập Imran Khan dù hoan nghênh chuyến thăm của ông Modi nhưng vẫn chỉ trích tính nhất thời và cá nhân của hoạt động ngoại giao này. Người sáng lập nhóm Lashkar e-Taiba, thủ phạm của vụ tấn công ở Mumbai năm 2008 cũng lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Sharif và cảnh báo sẽ "không hy sinh Kashmir vì mối quan hệ tốt hơn với ông Modi".

Đến lúc tạo đột phá?

Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc Ấn Độ và Pakistan cần và có thể giảm căng thẳng, cải thiện quan hệ. Hai nước hiện đang đứng trước mối đe dọa chung và rất lớn của chủ nghĩa khủng bố. Theo một số quan chức Mỹ thân cận với Pakistan, mặc dù vẫn hậu thuẫn Taliban, quân đội nước này hiện không thể không lo ngại trước một Taliban lấy lại ảnh hưởng có thể biến Afghanistan thành thỏi nam châm thu hút Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các chiến binh khác và đe dọa chính an ninh Pakistan.

Trong khi đó, Thủ tướng Modi dường như cuối cùng cũng nhận ra rằng quan hệ tốt hơn với Pakistan sẽ giúp ông thực hiện tham vọng biến Ấn Độ thành cường quốc kinh tế, trong bối cảnh có nhiều dự báo khá bi quan về các chỉ số phát triển nền kinh tế nước này. Ngoài ra vẫn còn đó mối lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Pakistan, nếu không bị ngăn chặn thì sẽ không thể nào kiểm soát nổi trong thời gian tới.

Con đường phía trước với hai nhà lãnh đạo còn nhiều khó khăn. Vụ tấn công căn cứ không quân Pathankot của Ấn Độ gần biên giới với Pakistan ngay ngày đầu Năm Mới là ví dụ điển hình. Nhưng tiếp tục con đường thù địch chỉ dẫn đến bế tắc. Còn nếu có bước đi quyết đoán, cả hai Thủ tướng sẽ đem lại những tin tốt lành cho hai quốc gia và cả thế giới. Mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo này có dẫn tới sự tin tưởng và hợp tác thực sự giữa hai nước hay không vẫn  cần thời gian mới có câu trả lời.

Trước mắt, hy vọng đang đặt vào cuộc đối thoại sắp tới giữa Bí thư đối ngoại hai nước, mà theo giới thạo tin từ New Delhi, đây sẽ là cuộc Đối thoại toàn diện nhằm giải quyết chín vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai nước, bao gồm: Jammu - Kashmir, Siachen Glacier, Sir Greek, Dự án Hoa tiêu Tulbul, vấn đề chống khủng bố, hợp tác kinh tế thương mại, các vấn đề nhân đạo, vấn đề thúc đẩy trao đổi hữu nghị và cuối cùng là vấn đề triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin.

Kim Khánh

Đọc thêm

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Ukraine có thể có hàng chục tỷ Euro thông qua phát hành trái phiếu hoặc khoản vay, được bảo đảm bằng tài sản Nga bị đóng băng ở EU.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 17/4/2024.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Apple mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ...
Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Theo Apple Insider, dòng sản phẩm iPhone giá rẻ thế hệ mới (iPhone SE 4) sẽ được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera nhằm cải ...
Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động