APEC 2017: Củng cố niềm tin cho các nền kinh tế

Sau 28 năm thành lập, APEC đã vươn lên trở thành cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương. APEC là trải nhiệm, bài học cho tất cả các thành viên gắn với hội nhập và phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te Lãnh đạo Khánh Hòa gặp đại diện các thành viên ​APEC
apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te Khai mạc phiên họp toàn thể của các Ủy ban APEC - SOM 1
apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te
TS. Võ Trí Thành. (Ảnh: VGP/Thế Phong)

Bên lề Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cấp cao APEC (SOM 1) tại TP. Nha Trang, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, thành viên Ban Thư ký APEC 2017 xung quanh Diễn đàn APEC, triển vọng APEC 2017, cũng như nỗ lực của các thành viên trong việc hoàn thành các Mục tiêu Bogor.

Ở góc độ chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về vai trò, đóng góp của Diễn đàn APEC đối với sự tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

TS. Võ Trí Thành: Nếu nhìn các nền kinh tế trong APEC so với cách đây 10-15 năm thì có thể thấy độ mở cửa cao hơn rất nhiều, các “hàng rào” đối với thương mại, thủ tục hải quan, đầu tư và dịch vụ giảm đi rất đáng kể. Qua đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đưa APEC trở thành khu vực năng động nhất thế giới về thương mại và đầu tư. Đây cũng là một đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển thịnh vượng và xoá đói giảm nghèo ở khu vực.

Đồng thời, Diễn đàn APEC là chất xúc tác cho ra đời rất nhiều hiệp định thương mại, hiệp định thương mại tự do, góp phần nâng cao năng lực cải cách kinh tế và hội nhập khu vực. APEC cũng là vườn ươm cho những sáng kiến, cho những ý tưởng về liên kết hội nhập gắn với phát triển.

Có thể khẳng định, APEC đóng góp rất lớn đối với sự phát triển và tác động toàn diện, chứ không chỉ thương mại và đầu tư. Khi mối quan hệ kinh tế được tăng cường, các quan chức và nhà lãnh đạo gặp nhau là cơ hội mở rộng hợp tác, trong đó ổn định về an ninh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và thịnh vượng.

Sau 28 năm thành lập, APEC đã vươn lên trở thành cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu ở châu Á - Thái Bình Dương. APEC là trải nhiệm, bài học cho tất cả các thành viên gắn với hội nhập và phát triển.

Mục tiêu quan trọng mà các thành viên APEC đang nỗ lực hướng tới là tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020 (các Mục tiêu Bogor). Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn hiện nay, việc triển khai hoàn thành các Mục tiêu Bogor đang gặp trở ngại gì, thưa ông?

TS. Võ Trí Thành: Mục tiêu Bogor được Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 2 thông qua năm 1994, xác định APEC sẽ trở thành một khu vực tự do và mở cửa về thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các nước phát triển và năm 2020 đối với các nước đang phát triển. Trong các kỳ APEC đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thành các mục tiêu này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, chúng ta thấy ngay những thách thức gây trở ngại cho tiến trình hoàn thành Mục tiêu Bogor như phục hồi kinh tế thế giới khó khăn, thương mại tăng trưởng giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy...

Do vậy, APEC phải tăng cường hợp tác để có tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng hơn, sáng tạo hơn. Việc liên kết hội nhập APEC phải làm mạnh và đầy đủ hơn, đấy là vấn đề cải cách. Cách thức mở cửa, xoá rào cản thương mại đầu tư cần thích hợp hơn, thích ứng với những biến đổi, tiêu chuẩn mới, đồng thời phải tính đến những vấn đề về hợp tác, tiêu chuẩn kết nối...

Về dài hạn, có thể thấy, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở rất nhiều nước có dân số già đi, nhiều nhóm dân cư khác dễ bị tổn thương hơn, khoảng cách thu nhập gia tăng, do vậy, APEC phải tính đến việc đầu tư và tự do hoá thương mại, làm thế nào để đi đến cái đích của Mục tiêu Bogor. Đồng thời, phải thích ứng với những xu hướng mới như công nghệ, biến đổi khí hậu, vai trò của các nước lớn, thể chế quốc tế, vấn đề đô thị hoá, dịch chuyển lao động…

Tôi cho rằng, đã đến lúc APEC chuẩn bị cho tầm nhìn APEC sau Bogor 2020, mà trung tâm là liên kết, hội nhập, tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ, gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững.

apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te
Một cuộc họp trong khuôn khổ SOM 1. (Ảnh: VGP/Thế Phong)

Theo ông, đâu là chìa khoá để thúc đẩy tiến trình liên kết hội nhập, tự do hoá thương mại và đầu tư khu vực APEC trong thời gian tới?

TS. Võ Trí Thành: Đó là lòng tin, ý chí chính trị, đặc biệt là của cấp cao, sự đồng thuận tương đối của các bên liên quan trong xã hội như người lao động, dân chúng, doanh nghiệp…

Liên kết hội nhập, tự do hoá thương mại và đầu tư đem lại thành tựu quan trọng cho APEC. Tuy nhiên, để làm được những điều này cần có ý chí chính trị sắt đá và sự liên kết chặt chẽ.

Bên cạnh đó, ở thời điểm khó khăn này, đòi hỏi APEC phải có những công cụ mới, lý luận mới, cách thức hợp tác mới để đáp ứng những đòi hỏi, mục tiêu phát triển mới gắn với những xu hướng mới trước những thách thức như già hoá dân số và đô thị, dịch chuyển dân cư, cách mạng công nghệ, biến đổi khí hậu…

Chúng ta phải kết hợp nghiên cứu chính sách, kết hợp tiếng nói, đó là niềm tin, sự đồng thuận, ý chí chính trị của các nền kinh tế APEC. Chỉ khi thực tiễn đem lại thì lòng tin mới được củng cố, cho nên đây là thời điểm hết sức khó khăn nhưng cũng đầy thú vị.

Ông đánh giá thế nào về triển vọng APEC 2017 với chủ đề, các nội dung ưu tiên do Việt Nam đề xuất?

TS. Võ Trí Thành: Tôi cho rằng APEC 2017 là diễn đàn củng cố niềm tin của các niền kinh tế thành viên trong giai đoạn hết sức khó khăn gắn với nhiều đòi hỏi, nhiều thách thức đặt ra cả ngắn và dài hạn. APEC 2017 cũng là nền tảng cho quá trình phối hợp, hợp tác, triển khai những chương trình, cam kết trong APEC của từng thành viên gắn với tạo sự năng động mới, điều kiện mới, lợi ích mới cho cộng đồng doanh nghiệp.

Chủ đề APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai” rất phù hợp với bối cảnh hiện nay và nhận được sự đồng thuận nhanh chóng và mạnh mẽ. Chúng ta cần một động lực mới, động năng mới cho tăng trưởng và phát triển. Phát triển, tăng trưởng nhưng đem lại lợi ích cho các nền kinh tế APEC.

Để cụ thể hoá chủ đề trên, Việt Nam cũng đã đề xuất 4 hướng ưu tiên cũng rất thích hợp. Những trọng tâm này là nhằm đáp ứng nhu cầu khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn thành tất cả các Mục tiêu Bogor.

Tuy nhiên, hiện nay các thành viên APEC đang có những chuyển biến về mặt chính sách, cách nhìn về hội nhập, vấn đề ưu tiên, do vậy, mặc dù chủ đề đã được rất nhiều đồng thuận, nhưng chúng ta cần đi sâu vào các ưu tiên và có những sáng kiến cụ thể.

Riêng tại SOM 1, qua tiếp xúc, các đại biểu, chuyên gia tham dự đánh giá rất cao công tác tổ chức của Việt Nam. Các nội dung thảo luận tại SOM 1 và các hội nghị liên quan đến nay đã có những bước tiến triển.

Hy vọng, SOM 1sẽ tạo ra một nền tảng tốt, điều kiện thuận lợi các cho hội nghị tiếp theo, đặc biệt là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 thành công, đạt được sự đồng thuận với các Tuyên bố Cấp cao, tạo ra một dấu ấn tích cực để APEC tiếp tục tiến lên, giữ vững ngọn cờ liên kết, hội nhập, tạo sự phát triển năng động, bao trùm, bền vững, đem lại lợi ích cho tất cả các bên.

apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te Ngày làm việc thứ 8 trong khuôn khổ Hội nghị SOM1

Ngày 25/2, tại tp. Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu ...

apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te Bế mạc Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017

Chiều 24/2, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017 đã kết thúc thành công, ghi dấu ...

apec 2017 cung co niem tin cho cac nen kinh te APEC chia sẻ quyết tâm, tiếp tục thúc đẩy hợp tác

21 nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã cởi mở chia sẻ kinh nghiệm và ...

PV (theo VGP News)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Phiên bản di động