Australia cần phải đánh giá lại chiến lược ở Thái Bình Dương

Đó là nhận định của Joanne Wallis, giảng viên cao cấp thuộc trường Đại học Quốc gia Australia, về chiến lược của Australia tại Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
australia can phai danh gia lai chien luoc o thai binh duong Australia – Mỹ hội đàm về chống khủng bố và hiệp định TPP
australia can phai danh gia lai chien luoc o thai binh duong Mỹ không phê chuẩn không phải dấu chấm hết với TPP
australia can phai danh gia lai chien luoc o thai binh duong
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. (Nguồn: Telegraph)

Tận dụng ưu thế chưa hiệu quả

Australia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lớn hơn bất kỳ quốc gia láng giềng Thái Bình Dương nào khác. Quốc gia này cũng chiếm 94,5% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của khu vực, 98% chi tiêu quốc phòng - an ninh và đóng góp 60% tổng số viện trợ phát triển. Với những ưu thế trên, người ta thường cho rằng, Australia đương nhiên có "quyền lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương" và là một "cường quốc" hoặc "bá quyền khu vực".

Nhưng nếu điều này từng đúng trước đây thì nay lại khác. Thậm chí ngay cả lúc có ảnh hưởng lớn nhất, chẳng hạn khi Australia bảo đảm hỗ trợ thành công cho Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương dẫn tới Sứ mệnh hỗ trợ khu vực cho Quần đảo Solomon vào năm 2003 và sau đó thuyết phục Papua New Guinea và Nauru đồng ý các biện pháp can thiệp ở mức độ vừa phải vào năm 2004, Australia vẫn vấp phải những giới hạn.

Trong thời gian can thiệp vào Quần đảo Solomon, Australia liên tục bị các quan chức chính phủ và xã hội dân sự chỉ trích. Tại Papua New Guinea, Australia buộc phải rút lực lượng cảnh sát sau khi họ không giành được quyền miễn trừ từ Hiến pháp. Tại Nauru, hỗ trợ quản trị của Australia ngày càng trở nên phụ thuộc vào thỏa thuận với nước này trong việc thiết lập một trung tâm xử lý người tìm kiếm tị nạn.

Những hạn chế của Australia trở nên rõ ràng hơn sau cuộc đảo chính ở Fiji năm 2006. Những nỗ lực gây ảnh hưởng của Australia nhằm cô lập và áp dụng các biện pháp trừng phạt chế độ quân sự ở nước này là không đáng kể. Và đến năm 2012, Australia chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với chính quyền quân sự Fiji hai năm trước khi nước này trở lại nền dân chủ.

Khó bề cạnh tranh với những “gương mặt mới”

Gần đây hơn, những biến động trong cơ cấu quyền lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn đã làm thay đổi khung cảnh địa chính trị. Đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc tăng viện trợ cho khu vực và Nga mới đây viện trợ thiết bị quân sự số lượng lớn cho Fiji.

Thật vậy, trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2013, Australia đã phải thừa nhận rằng "thái độ đối với vai trò của họ trong khu vực đang thay đổi" do "tầm với và ảnh hưởng gia tăng của các quốc gia châu Á" mở ra một sân chơi rộng lớn hơn khi can dự và thiết lập quan hệ đối tác với các nước láng giềng của Australia. Một số đối tác bên ngoài bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc gần đây cũng đã tham gia vào cuộc họp của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thừa nhận rằng, trong bối cảnh khu vực phức tạp, Australia "đòi hỏi can dự nhiều hơn ở mọi cấp độ, chính sách hội nhập sâu rộng hơn và cùng với đó là những ý tưởng mới". Nhưng trong khi Australia công bố đóng góp thêm 80 triệu AUD để đối phó với biến đổi khí hậu trong khu vực và được các nước hoan nghênh, điều này không thể thay đổi thực tế rằng phương pháp tiếp cận của Australia đối với vấn đề biến đổi khí hậu về cơ bản khác so với của các quốc gia Thái Bình Dương.

Bối cảnh thay đổi

Trật tự khu vực cũng đang diễn biến bất ngờ, nhất là khi các quốc gia Thái Bình Dương ngày càng tạo ra hoặc tăng cường liên kết với các tổ chức, thể chế khu vực và tiểu khu vực mà không có Australia tham gia. Ví dụ, Diễn đàn Phát triển Quần đảo Thái Bình Dương - được thành lập bởi chính quyền Fiji vào năm 2012 - hoạt động song song và có khả năng cạnh tranh với Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương. Những tổ chức thay thế này cũng tạo ra những "đại lộ" cho các cường quốc bên ngoài có thể gia tăng ảnh hưởng ở khu vực.

Papua New Guinea là nước ngày càng có ảnh hưởng trong khu vực. Nhưng mối quan hệ của Australia với Papua New Guinea đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự phụ thuộc vào Papua New Guinea trong việc quản lý Trung tâm Xử lý Khu vực trên đảo Manus. Đến cuối năm 2015, Chính phủ Papua New Guinea đã hủy hợp đồng với tất cả cố vấn người Australia làm việc trong chính phủ này. Trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, Papua New Guinea đã công khai tuyên bố rằng, họ sẽ không tham gia vào Hiệp định Quan hệ Kinh tế Chặt chẽ hơn ở Thái Bình Dương (PACER Plus) với lý do nó không đem lại lợi ích như mong muốn.

Ảnh hưởng chiến lược của Australia ở Thái Bình Dương đang dần suy yếu và đặc tính của quốc gia này như một "bá quyền khu vực" cũng trở nên trống rỗng. Vì vậy, Australia đang phải đối mặt với tình thế khó xử. Nước này có những lợi ích chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương, nhưng không có nhiều ảnh hưởng để theo đuổi chúng. Các quốc gia Thái Bình Dương đa phần không sẵn sàng chấp nhận sự lãnh đạo của Australia và thay vào đó làm suy yếu quan hệ như trục xuất các quan chức, dàn dựng các cuộc biểu tình, phá hoại hiệp định…

Do đó, đã đến lúc Australia phải đánh giá lại chiến lược của mình ở Thái Bình Dương. Thay vì coi đặc trưng của khu vực Thái Bình Dương như một "vòng cung bất ổn", chính sách đối ngoại của Australia nên bắt đầu từ một tiền đề tích cực hơn là việc nhận ra tiềm năng của khu vực. Điều này có thể giúp Australia làm việc với các quốc gia Thái Bình Dương như những đối tác an ninh chính của mình, chứ không phải để bị gắn mác "bá quyền khu vực trống rỗng".

australia can phai danh gia lai chien luoc o thai binh duong Australia mời lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt tại Canberra

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia, dự kiến tổ chức ở Canberra năm 2018, trong bối cảnh Australia thúc đẩy quan hệ ...

australia can phai danh gia lai chien luoc o thai binh duong Australia - Đức kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông

Lời kêu gọi được đưa ra trong cuộc gặp cấp Bộ trưởng 2+2 đầu tiên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Australia ...

australia can phai danh gia lai chien luoc o thai binh duong Thủ tướng Australia đề xuất mở rộng mục tiêu tấn công IS

Trong bài phát biểu chính thức đầu tiên về an ninh quốc gia trước Quốc hội ngày 1/9, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã đề ...

Huy Minh (theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2024? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động