Ba điểm nhấn từ hai Thượng đỉnh G7 và NATO

Phan Quân
Sự trở lại của Mỹ, bài toán Nga và Trung Quốc hay bất đồng giữa Anh và EU là những điểm nhấn đặc sắc trong Thượng đỉnh G7 và NATO vừa qua. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 14/6, Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã khép lại. Trước đó, ngày 13/6 tại Vịnh Carbis, hạt Cornwall (Anh), Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cũng kết thúc sau 3 ngày làm việc.

Có gì sau hai sự kiện lớn này?

(06.12) Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các nhà lãnh đạo G7 trên đường tới dự buổi tiệc có sự góp mặt của Nữ hoàng Anh Elizabeth II chiều ngày 11/6. (Nguồn: New York Times)
Các nhà lãnh đạo G7 trên đường tới dự buổi tiệc có sự góp mặt của Nữ hoàng Anh Elizabeth II chiều ngày 11/6. (Nguồn: New York Times)

Trở lại để dẫn đầu

Trước tiên, cả hai đều cho thấy nỗ lực đưa nước Mỹ “trở lại” rõ nét của Tổng thống Joe Biden.

Một thông điệp chủ đạo của Thượng đỉnh G7 tại Cornwall là “xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”. Không khó để nhận ra rằng khẩu ngữ này được truyền cảm hứng từ chủ đề chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Joe Biden - “xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn”.

Song không dừng lại ở việc truyền cảm hứng, Washington còn đóng vai trò tiên phong, trong đề xuất và triển khai các sáng kiến tại Thượng đỉnh G7. Đó là cam kết đóng góp 500 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer/bioNTech mà không đi kèm với bất kỳ ràng buộc nào, hứa hẹn về tạm hoãn bản quyền sáng chế với vaccine Covid-19 để dẫn dắt thế giới vượt qua đại dịch.

Ngoài ra, việc G7 chỉ trích Trung Quốc “vi phạm nhân quyền” tại Tân Cương là đề xuất của Tổng thống Joe Biden trong phiên thảo luận thứ hai ngày 12/6.

Nhận định Bắc Kinh là “đối thủ” hay “thách thức mang tính hệ thống” nhiều lần xuất hiện trong tài liệu về đối ngoại của Washington thời gian qua. Cáo buộc về gian lận thương mại và vai trò của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 cũng thường xuyên được đề cập dưới thời chính quyền Tổng thốngJoe Biden.

Tương tự là câu chuyện với Nga. Xây dựng một mối quan hệ “ổn định và dễ đoán” hơn với Nga là điều ông Joe Biden nhắc đến trong bài viết trên The Washington Post ngày 5/6, trước thềm chuyến công du châu Âu.

Việc G7 hối Nga xác minh, ngăn chặn và xử lý các cá nhân, tổ chức tiến hành tấn công mạng có thể được coi như lời kêu gọi của Mỹ nhằm tìm kiếm thủ phạm đằng sau vụ tấn công mạng đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline của nước này đầu tháng 5 vừa qua.

Các nội dung về nỗ lực chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy bình đẳng giới và quyền con người cũng phản ánh quan tâm toàn diện hơn của Mỹ dưới thời ông Joe Biden so với người tiền nhiệm.

Do đó, có thể coi sự xuất hiện của các nội dung này trong tuyên bố chung của G7 và NATO là minh chứng rõ nét về sự trở lại của Mỹ trên trường quốc tế.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại họp báo sau Thượng đỉnh G7 tại Cornwal, Anh ngày 13/6. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại họp báo sau Thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh ngày 13/6. (Nguồn: AP)

Quan trọng hơn, Washington nhận thức rõ về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương nhằm hiện thực hóa tầm nhìn trong thế giới ngày càng biến động.

Cách tiếp cận của ông Joe Biden có sự khác biệt rõ ràng với người tiền nhiệm Donald Trump khi chủ động xây dựng quan hệ với các đồng minh đối tác từ châu Á tới châu Âu, tận dụng mạng lưới quan hệ để triển khai chính sách.

Chẳng vậy mà lãnh đạo các nước này lại hết lời ca ngợi ông chủ Nhà Trắng.

Thủ tướng nước chủ nhà Boris Johnson gọi ông Biden là “làn gió mới”, Thủ tướng Đức Angela Merkel coi ông chủ Nhà Trắng là hiện thân của chủ nghĩa đa phương, còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hàn huyên trên bờ biển Vịnh Carbis với người đồng cấp Mỹ bằng tiếng Anh, liên tục nhấn mạnh “nước Mỹ đã trở lại!”.

Bên lề Thượng đỉnh NATO, bất chấp lập trường khác biệt về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 và Mỹ công nhận cái gọi là “diệt chủng Armenia”, Tổng thống Tayyip Erdogan vẫn đánh giá cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Joe Biden là “chân thành và hiệu quả”.

Ông nhấn mạnh: “Chẳng vấn đề nào là không thể giải quyết trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ”.

Nga-Trung phủ bóng

Điểm nhấn khác của Thượng đỉnh G7 và NATO năm nay nằm ở sự xuất hiện dày dặc của Nga và Trung Quốc trong thảo luận và tuyên bố chung, dù hai quốc gia này không có đại diện tham dự.

Truyền thông quốc tế nói nhiều về chuyện Trung Quốc được NATO coi là “thách thức mang tính hệ thống”. Lãnh đạo G7 cũng bày tỏ quan ngại về các chính sách thương mại của Bắc Kinh, tình hình Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan, thậm chí là kế hoạch cơ sở hạ tầng “Mạng lưới Xanh” trị giá 40.000 tỷ USD nhằm đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cả NATO và G7 đều lạc quan về triển vọng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực cùng quan tâm như chống biến đổi khí hậu và cải thiện đa dạng sinh học. Các từ ngữ nói về hành vi của Bắc Kinh cũng được sử dụng thận trọng, tránh kích động quá mức.

Quan trọng hơn, Nga, chứ không phải Trung Quốc, mới là quốc gia được đề cập nhiều nhất trong văn bản cuối cùng. “Trung Quốc” lần lượt xuất hiện 4 và 10 lần trong hai bản tuyên bố chung của G7 và NATO, trong khi con số này của “Nga” lần lượt là 7 và 61 lần.

Từ ngữ sử dụng để nói tới Nga cũng gay gắt hơn nhiều so với Trung Quốc. G7 yêu cầu Moscow chấm dứt hành vi “phá hoại và gây bất ổn… can thiệp vào tiến trình dân chủ” hay tấn công mạng, đồng thời thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Đông Ukraine với tư cách một bên trong xung đột.

Trong khi đó, tuyên bố chung của NATO ngày 14/6 còn đi xa hơn khi cáo buộc Nga có các hành vi “phá hoại và bất hợp pháp” trong lãnh thổ các quốc gia thành viên, đưa ra những tuyên bố về vũ khí hạt nhân “một cách hung hăng và vô trách” hay “đổ dầu vào lửa” ở xung đột Đông Ukraine.

Hội nghị Thượng đỉnh NATO: Lần đầu tiên trong lịch sử đề cập thách thức từ Trung Quốc, gửi 'tối hậu thư' cho Nga? (Nguồn: Wikipedia)
Điểm nhấn của Thượng đỉnh NATO còn nằm ở sự xuất hiện dày dặc của Nga và Trung Quốc trong thảo luận và tuyên bố chung. (Nguồn: Wikipedia)

Những sự chia rẽ

Điểm nhấn cuối cùng là sự chia rẽ ngày một sâu sắc giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU).

Trong phiên thảo luận của G7 ngày 12/6, khác biệt giữa Anh và châu Âu về cách tiếp cận với Trung Quốc đã ít nhiều được hé lộ.

Theo đó, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi khối chỉ trích và đáp trả chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương. Trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hưởng ứng đề xuất này, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Italy Mario Draghi và lãnh đạo EU lại nhấn mạnh về triển vọng hợp tác trong một số lĩnh vực với Trung Quốc.

Bất đồng giữa các bên đã nhạy cảm đến mức kết nối Internet tới phòng họp bị ngắt để bảo đảm thông tin.

Khác biệt về lợi ích giữa Anh và châu Âu một lần nữa “bùng nổ” trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Boris Johnson với người đồng cấp Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Ông chủ điện Elysee đã khiến lãnh đạo chủ nhà nổi giận khi tuyên bố Bắc Ireland không phải là một phần của Anh và quan hệ Pháp-Anh chỉ “khởi động lại” nếu người Anh chấp thuận yêu cầu EU. Thủ tướng Angela Merkel thậm chí còn không tỏ thái độ trước cử chỉ chào khuỷu tay của ông Johnson.

Nga, chứ không phải Trung Quốc, mới là quốc gia được đề cập nhiều nhất trong văn bản cuối cùng. “Trung Quốc” xuất hiện lần lượt 4 và 10 lần trong hai bản tuyên bố chung của G& và NATO, trong khi con số này của “Nga” lần lượt là 7 và 61 lần.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh EU đã “thống nhất tuyệt đối” về Brexit và các bên cần tuân thủ những gì đã nhất trí.

Ở thời điểm hiện tại, chưa có dấu hiệu gì cho thấy chia rẽ Anh-EU sẽ sớm hóa giải.

Cuối cùng, có thể thấy Thượng đỉnh G7 và Thượng đỉnh NATO đã thể hiện quan điểm rõ ràng trong một số vấn đề nóng như quan hệ với Nga, Trung Quốc, tìm kiếm giải pháp cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các thách thức an ninh phi truyền thống với nhiều cam kết đầy tham vọng.

Tuy nhiên, triển khai những cam kết này ra sao, hiện thực hóa tầm nhìn “xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” như thế nào, sẽ là nhiệm vụ không hề đơn giản đối với các thành viên G7 và NATO.

TIN LIÊN QUAN
Những điều ẩn chứa trong Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh NATO
Đan Mạch triệu Đại sứ Nga, trao công hàm phản đối hành vi 'khiêu khích cố ý' của Moscow
Thượng đỉnh G7 và thông điệp về sự trở lại của nước Mỹ
Hàn Quốc đem quân đến quần đảo tranh chấp, Nhật Bản đơn phương hủy bỏ cuộc gặp Moon-Suga
Trung Quốc giận dữ trước cáo buộc của G7

Bài viết cùng chủ đề

Thượng đỉnh G7

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động