Bản chất khoa học của phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Trump từng tuyên bố muốn phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên “một cách khoa học”, tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien Đôi điều đọng lại sau thượng đỉnh Mỹ - Triều
ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien Tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn bị hoãn vô thời hạn

Theo Reuters, phát biểu sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Trump cho biết, ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã ký vào “một cam kết không thể lay chuyển về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên”. Tuy nhiên, ông Trump cũng cảnh báo, việc phi hạt nhân hóa “một cách khoa học” sẽ rất mất thời gian.

Quá trình phức tạp và khó khăn

Theo biên tập viên John Mecklin của chuyên san khoa học về nguyên tử Bulletin of the Atomic Scientists, quá trình phát triển vũ khí hạt nhân gồm 3 lĩnh vực riêng rẽ bao gồm: thu thập nhiên liệu phân hạch và các nguyên liệu khác để chế tạo bom, biến các loại nguyên, nhiên liệu nói trên thành vũ khí và chế tạo các hệ thống phóng dành cho các loại vũ khí hạt nhân được chế tạo.

ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay trước khi chính thức kết thúc cuộc gặp gỡ lịch sử tại Singapore. (Nguồn: People)

Cái gọi là “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” sẽ đòi hỏi Triều Tiên phải xóa bỏ năng lực của nước này liên quan đến cả 3 lĩnh vực nói trên theo cách “có thể kiểm chứng được”. Tuy nhiên, theo ông John Mecklin điều này là hết sức phức tạp và khó khăn.

Đối với nhiên liệu phân hạch và các loại vật liệu khác, quá trình phi hạt nhân hóa đòi hỏi phải dừng ngay các lò phản ứng chế tạo plutoni, phá hủy các cơ sở làm giàu urani phục vụ việc chế tạo bom và chặn đứng những con đường mà Triều Tiên có thể nhận được nhiên liệu chế tạo bom nhiệt hạch.

Để chấm dứt quá trình phát triển vũ khí hạt nhân, Triều Tiên sẽ phải bàn giao lại toàn bộ các máy tính, chất nổ, thiết bị kích nổ, máy móc, cơ sở lắp ráp, các bãi thử hạt nhân cùng các trang thiết bị và cơ sở khác dùng để thiết kế, chế tạo và thử các đầu đạn hạt nhân.

Các loại vũ khí hạt nhân có thể phóng đi theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất của Mỹ là về năng lực phóng các đầu đạn hạt nhân gắn trên các tên lửa tầm trung và tầm xa và Triều Tiên sẽ phải từ bỏ tất cả các hệ thống phóng của mình theo thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Phi hạt nhân hóa hoàn toàn kéo dài ít nhất 15 năm

Chuyên gia hàng đầu về vũ khí hạt nhân và Triều Tiên tại Trung tâm Hợp tác và An ninh Thế giới thuộc Đại học Stanford Siegfried Hecker nhận định, quá trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên có thể kéo dài đến 15 năm.

Khung thời gian mà ông Hecker đưa ra dựa trên chính nghiên cứu mà ông và các đồng nghiệp đã công bố mang tên “Lộ trình mang tính kỹ thuật liên quan đến phi hạt nhân hóa Triều Tiên”. Theo lộ trình này, chỉ riêng quá trình phi hạt nhân hóa “gần như hoàn toàn” cũng đã mất ít nhất 10 năm.

Theo chuyên gia Mecklin, động thái thể hiện thiện chí của Triều Tiên như phá hủy các đường hầm tại bãi thử Punggye-ri không đồng nghĩa với việc Triều Tiên không thể thử hạt nhân được nữa. Trong trường hợp cần thiết, Triều Tiên có thể đào các đường hầm khác còn nếu “muốn gây ấn tượng”, ông Kim Jong-un hoàn toàn có thể thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất hoặc trên biển.

Cũng theo ông Mecklin, việc Triều Tiên phá hủy các đường ngầm tại bãi thử Punggye-ri không có nhiều ý nghĩa khi Triều Tiên đã chứng tỏ họ có thể chế tạo vũ khí hạt nhân và một vài giai đoạn trong chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không còn cần phải thử nghiệm nữa.

Các chuyên gia nhận định, những cam kết của Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều là hết sức mơ hồ và càng trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết nếu Mỹ không thể gây sức ép buộc Triều Tiên ký vào một thỏa thuận chi tiết, cụ thể và rõ ràng hơn về các bước đi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien
Cuộc gặp mở rộng giữa Mỹ và Triều Tiên. (Nguồn: AFP)

Cũng theo các chuyên gia, Mỹ và Triều Tiên vẫn chưa đàm phán để đạt được một thỏa thuận như họ đề cập. Những gì diễn ra tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore trông “giống như một màn trình diễn về ngoại giao” hơn là một cuộc thảo luận về việc kiểm soát vũ khí giữa hai bên.

Ngay cả khi Triều Tiên chấp thuận về một lộ trình chi tiết cho quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn được đặt dưới sự kiểm soát của các thanh sát viên quốc tế, tiến trình này cũng vẫn hết sức phức tạp dù việc thanh sát đảm bảo rằng, Triều Tiên sẽ rất khó có thể che giấu số vũ khí hạt nhân cũng như các thành phần trong chương trình hạt nhân của mình. Điều này cũng giúp gia tăng khả năng Triều Tiên nhận được những ưu đãi từ phía Mỹ cũng như được Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, Triều Tiên cần nhìn vào “tấm gương nhãn tiền” là Iran khi chấp thuận phi hạt nhân hóa hoàn toàn, khi chính Mỹ là nước thuyết phục Iran ký vào thỏa thuận lịch sử nhưng cũng lại tự tay “xé bỏ” thỏa thuận này. 

Thậm chí Mỹ còn mạnh tay áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran với lý do Iran không thực hiện đầy đủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử dù chính các thanh sát viên quốc tế đã lên tiếng khẳng định Triều Tiên đã hoàn tất trách nhiệm của mình.

ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien ​Nhật Bản cân nhắc khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều

Ngày 14/6, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu xúc tiến một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng nước này Shinzo Abe và nhà lãnh ...

ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien Thông điệp từ phục trang của ông Kim Jong-un tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng cách ăn mặc của ông phần nào tiết lộ ý định thực sự của Triều Tiên tại Hội ...

ban chat khoa hoc cua phi hat nhan hoa ban dao trieu tien Ông Trump tự hào là người dũng cảm kiến tạo hòa bình Mỹ - Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/6 đã bày tỏ tự hào về kết quả hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông với nhà ...

(theo Trần Khánh/VOV.VN)

Đọc thêm

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Một báo cáo y tế được đưa ra hôm đầu tuần cho biết, cái chết của huyền thoại bóng đá Diego Maradona có thể liên quan tới cocaine.
Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories do hãng phát triển với nhiều tính năng mới hữu ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Lào phối hợp trong thúc đẩy quan hệ OECD-ASEAN và Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD
Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Ngày 2/5, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Nguyễn Việt Dũng tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm ông Korhan Kemik làm Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ...
Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà bày tỏ cảm ơn chính phủ Australia đã tài trợ và hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa học về xây dựng thị ...
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống đương nhiệm.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động