Bán đảo Triều Tiên: Chuyên gia chỉ ra điểm yếu trong 'nước cờ' của Seoul, một 'chiếc ô hạt nhân' có cứu được cục diện?

Vy Vy
Tình hình bán đảo Triều Tiên đang gia tăng căng thẳng, Hàn Quốc liệu đã đi đúng hướng để tránh bất đồng leo thang và sớm tìm ra giải pháp cho cục diện mới?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hàn Quốc cần thức tỉnh trong vấn đề Triều Tiên
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng, hứa hẹn một năm 2023 khó đoán định. (Nguồn: KCNA)

Nhận thức rõ ràng về "sức mạnh"

Trong một bài viết trên tờ The Korea Times ngày 6/1, Giáo sư Luật quốc tế tại Đại học Dankook (Hàn Quốc) Park Jung-won nhận định bước sang năm 2023, mô hình “Chiến tranh Lạnh mới” ở khu vực Đông Bắc Á ngày càng trở nên rõ ràng.

Trung Quốc và Nga sẽ vẫn từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Trong khi đó Mỹ - quốc gia mà Hàn Quốc đặt nhiều hy vọng nhất - cũng bị mắc kẹt trong một mạng lưới các mối quan hệ với Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng và sự không chắc chắn về tương lai của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Theo vị giáo sư trên, cả hai điều này đều làm sao nhãng các cam kết của Washington với các liên minh khác.

Như vậy, ông Park cho rằng Hàn Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi với thực tế này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ở Hàn Quốc nghĩ rằng việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên có thể đạt được thông qua đối thoại mặc dù chính quyền Bình Nhưỡng đã chính thức tuyên bố sẽ trở thành một cường quốc hạt nhân và sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hàn Quốc.

Theo ông Park, để có thể đứng vững trước những thách thức địa chính trị khó khăn của “Chiến tranh Lạnh mới”, bản thân Seoul sẽ phải có những nhận thức rõ ràng về tình hình.

Đầu tiên, Hàn Quốc nên từ bỏ quan niệm sai lầm rằng viện trợ kinh tế sẽ thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ông Park gợi lại một ví dụ trong lịch sử châu Âu khi hầu như thế kỷ nào khu vực này cũng có chiến tranh nổ ra. Trong một nỗ lực để tránh chiến tranh, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Cộng đồng châu Âu (EC) và cuối cùng là EU được thành lập trên cơ sở 3 trụ cột (cộng đồng kinh tế; chính sách đối ngoại và an ninh chung; hợp tác về công lý và nội vụ) để thiết lập sự ổn định trong khu vực. Những đối thủ của nhau giờ đây đã trở thành những đối tác “không thể thay đổi” vì hòa bình và thịnh vượng.

Tuy nhiên, ông Park lập luận những người đề xuất cách tiếp cận theo "thuyết chức năng" mà EU đã vận dụng như trên đối với quan hệ liên Triều đã bỏ qua một điểm quan trọng: tất cả các quốc gia trong EU đều chia sẻ mục tiêu dân chủ tự do. Ngược lại, hai miền Triều Tiên có hệ thống chính trị và hệ tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Cho dù Hàn Quốc có cố gắng hiểu và giúp đỡ Bình Nhưỡng với mục đích tốt đến mức nào đi chăng nữa thì Triều Tiên cũng không hoan nghênh điều đó.

Công nghệ tên lửa của Triều Tiên cũng đã phát triển tương xứng để có thể gắn thêm đầu đạn hạt nhân. Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã, đang và sẽ trở thành một phương tiện để duy trì và củng cố quyền lực nên sẽ không bao giờ bị loại bỏ trong bất kỳ trường hợp nào.

Thứ hai, theo Giáo sư Park, Hàn Quốc có thể đã gia nhập câu lạc bộ “các nước giàu” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng vẫn chưa phải là một cường quốc trong lĩnh vực chính trị quốc tế. Với sự giúp đỡ của Mỹ , Hàn Quốc đã trỗi dậy và cũng nhờ vào liên minh Mỹ-Hàn vững chắc mà Hàn Quốc đã đạt được điều kỳ diệu về kinh tế.

Tuy nhiên, Giáo sư Park cho rằng địa vị cường quốc không đến từ sự sung túc. Một quốc gia muốn được công nhận là cường quốc thì phải tự mình giành được vị trí như vậy trong cộng đồng quốc tế và chứng minh cho các cường quốc hiện tại thấy mình là một trong số đó.

Theo Giáo sư Park, Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia chưa từng có từ Triều Tiên kể từ khi ký kết Hiệp định đình chiến năm 1953. Vào năm 2023, cường độ các hành động khiêu khích của Triều Tiên đối với Hàn Quốc có thể sẽ tăng lên đáng kể. Hàn Quốc sẽ phải quản lý liên minh Hàn-Mỹ một cách thận trọng và mang tầm chiến lược hơn bao giờ hết để tránh tình trạng xấu đi trên Bán đảo Triều Tiên và sự thay đổi cơ bản trong điều kiện địa chính trị của Đông Bắc Á.

Liên minh Mỹ-Hàn có đủ mạnh?

Nhật báo The Korea Herald ngày 5/1 đăng một bài viết nhận định việc Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra câu trả lời ngắn gọn “không” khi một phóng viên tại Nhà Trắng gần đây đã hỏi liệu ông có đang thảo luận về các cuộc tập trận hạt nhân chung với Hàn Quốc hay không đã gây ra sự nhầm lẫn nhất định bởi có phần mâu thuẫn với phát biểu của người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Nhật báo Chosun Ilbo ngày 2/1, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nói: “Vũ khí hạt nhân là của Mỹ nhưng việc lập kế hoạch, chia sẻ thông tin, tập trận và huấn luyện nên được thực hiện bởi cả Hàn Quốc và Mỹ. Washington cũng có quan điểm tích cực đáng kể (về ý tưởng này)”.

Cố vấn hàng đầu của Tổng thống Yoon Suk Yeol về các vấn đề báo chí Kim Eun Hye đã nói rằng có lẽ Tổng thống Joe Biden không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả lời “không” vì một phóng viên đã hỏi ông câu hỏi đột ngột mà không có ngữ cảnh.

Bà nói thêm: “Các cuộc tập trận hạt nhân chung chỉ có thể được tổ chức giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói rằng các cuộc tập trận hạt nhân chung với Seoul sẽ “cực kỳ khó khăn” bởi Hàn Quốc không phải là một cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, các đồng minh đang xem xét tăng cường chia sẻ thông tin, lập kế hoạch dự phòng chung và một cuộc tập trận trong tương lai.

Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế đã nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục gia tăng năng lực tên lửa và chương trình hạt nhân. Mặc dù phi hạt nhân hóa Triều Tiên vẫn được xem là một mục tiêu đối với Seoul và Washington, việc đạt được mục tiêu này trên thực tế đang rất khó khăn.

Do vậy, tờ The Korea Herald nhận định Hàn Quốc cần tập trung vào một mục tiêu thực tế hơn là “khả năng răn đe hạt nhân”. Theo đó, một cách chắc chắn để ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân là sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo quan điểm này, Seoul cần cân nhắc việc tự bảo vệ mình bằng vũ khí hạt nhân.

Theo The Korea Herald, Mỹ đã cấm Hàn Quốc tiếp cận vũ khí hạt nhân và thay vào đó cung cấp “chiếc ô hạt nhân” của mình. Với chương trình tên lửa hạt nhân gần như hoàn thiện của Triều Tiên, hiệu quả của khả năng răn đe hạt nhân phải được nâng cao. Theo đó, nếu Mỹ sớm đưa cam kết vào thực tế thì sẽ là một bước tiến đáng kể theo hướng có lợi cho Hàn Quốc.

Hàn Quốc thành lập đơn vị đặc nhiệm UAV, xem xét đình chỉ một thỏa thuận với Triều Tiên

Hàn Quốc thành lập đơn vị đặc nhiệm UAV, xem xét đình chỉ một thỏa thuận với Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol mới đây đã có các chỉ thị cho các cơ quan của nước này về việc tăng cường ...

Mỹ tuyên bố cách ứng phó mối đe dọa từ Triều Tiên, bày tỏ một nỗi lo về Bình Nhưỡng

Mỹ tuyên bố cách ứng phó mối đe dọa từ Triều Tiên, bày tỏ một nỗi lo về Bình Nhưỡng

Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng phòng thủ chung với Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua tiến hành ...

'Dằn mặt' Triều Tiên, Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật hùng hậu đầu năm mới

'Dằn mặt' Triều Tiên, Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật hùng hậu đầu năm mới

Quan chức lực lượng Hải quân Hàn Quốc cho biết, họ đã tiến hành tập trận bắn đạn thật đầu tiên trong năm 2023 vào ...

Bán đảo Triều Tiên: Mỹ khẳng định sát cánh Hàn Quốc, sắp cùng Nhật Bản đề ra kế hoạch đối phó Bình Nhưỡng

Bán đảo Triều Tiên: Mỹ khẳng định sát cánh Hàn Quốc, sắp cùng Nhật Bản đề ra kế hoạch đối phó Bình Nhưỡng

Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với Hàn Quốc cũng như nghị sự với Nhật Bản để đối phó những đe dọa do ...

Washington nhấn mạnh vai trò của hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn, chỉ rõ 'thách thức đứng đầu danh sách'

Washington nhấn mạnh vai trò của hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn, chỉ rõ 'thách thức đứng đầu danh sách'

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang đứng trước những thách thức an ninh chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, do vậy, việc ...

(theo Korea Times)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Điện Biên 'thay áo mới'

Điện Biên 'thay áo mới'

Baoquocte.vn. Từ vùng đất từng chịu bao 'bom cày đạn xới', đến nay, Điện Biên đã vươn mình đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển và hội nhập.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ...
Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Facebook đã cập nhật thêm tính năng mới có chức năng khóa bảo vệ trang cá nhân của bạn. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý trên cá nhân ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 ...
Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động