Bầu cử Canada: Cuộc đua liệu có cân sức?

Quang Đào
Cuộc bầu cử ở Canada đang có những bước tiến triển bất ngờ, khiến Thủ tướng Justin Trudeau bỗng dưng từ thế thượng phong trở nên phải thận trọng hơn...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ khi bất ngờ giải tán Quốc hội vào ngày 15/8, các đảng ở Canada đã lao vào thực hiện các chiến dịch tranh cử kéo dài 36 ngày, thời lượng tối thiểu đối với một chiến dịch tổng tuyển cử được pháp luật Canada cho phép. Cuộc bầu cử liên bang Canada lần thứ 44 sẽ chính thức diễn ra ngày 20/9 tới.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O'Toole. (Nguồn: Canadian Press)
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O'Toole. (Nguồn: Canadian Press)

Cuộc bầu cử tranh cãi

Quyết định giải tán Quốc hội bất ngờ của Thủ tướng Justin Trudeau để tiến tới một cuộc bầu cử sớm hơn gần 2 năm đã vấp phải không ít tranh cãi.

Phe đối lập chỉ trích động thái của ông Trudeau là liều lĩnh và không cần thiết, trong bối cảnh quốc gia Bắc Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 do biến thể Delta gây ra.

Phần lớn các lời chỉ trích hướng đến đảng Tự do của Thủ tướng Trudeau liên quan đến việc động thái này sẽ giúp cho đương kim Thủ tướng củng cố quyền lực của mình.

Cụ thể, nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O'Toole đã bày tỏ lo ngại về việc tổ chức một chiến dịch tranh cử trong làn sóng thứ tư của dịch bệnh và cáo buộc Thủ tướng Trudeau theo đuổi một cuộc bầu cử vì lợi ích chính trị của riêng mình.

Người dân Canada đang hài lòng với hướng đi của đất nước trong cuộc chiến chống Covid-19. Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 khởi đầu có vẻ chậm chạp, nhưng sau đó, nhiều người Canada đã được tiêm chủng một cách nhanh chóng.

Theo thống kê, khoảng 70% người dân đã hoàn thành tiêm chủng và Canada đã dỡ bỏ một số biện pháp phong tỏa vào mùa Hè vừa qua.

Do vậy, người dân Canada đã rất hài lòng với chính phủ của Thủ tướng Trudeau và sẵn sàng ủng hộ ông và đảng Tự do, tạo tiền đề cho một chiến thắng đầy thuyết phục lần thứ ba.

Bước ngoặt bất ngờ

Theo những khảo sát ban đầu, tỷ lệ ủng hộ cho ông Trudeau vượt trội hẳn so với các đối thủ.

Thế nhưng, khi thời điểm bỏ phiếu gần đến, nhiều cử tri Canada bỗng nhiên đặt ra nhiều câu hỏi về động thái bất thường của Thủ tướng, đặc biệt là việc vì sao phải tổ chức bầu cử sớm hơn kế hoạch 2 năm.

Thủ tướng Canada đưa ra lập luận rằng, ông cần đa số ghế trong Hạ viện để lãnh đạo công cuộc khắc phục cuộc khủng hoảng do đại dịch. Trong những tháng gần đây, Thủ tướng Trudeau nhiều lần phàn nàn về điều mà ông gọi là sự cản trở của phe đối lập.

Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy luận điểm này không hề thuyết phục, vì hiện chính phủ thiểu số của đảng Tự do vẫn đang làm tốt nhiệm vụ đó.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019, đảng Tự do của ông Trudeau giành được tổng cộng 157/338 ghế tại Quốc hội.

Kết quả này đã giúp ông Trudeau tái đắc cử Thủ tướng lần hai, song lại không đủ để ông có thể thành lập một chính phủ đa số (ít nhất 170 ghế).

Do vậy, đảng Tự do đã đứng ra thành lập chính phủ chỉ với chưa đầy 35% số phiếu ủng hộ của người dân trên toàn quốc.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong một buổi vận động tranh cử ở Surrey, British Columbia. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong một buổi vận động tranh cử ở Surrey, British Columbia. (Nguồn: Reuters)

Ông Trudeau đã nắm giữ chức vụ này trong 6 năm. Là một nhân vật có tên tuổi và có sức hút với vẻ ngoài lịch lãm, song ông Trudeau đã dần mất đi sự ủng hộ.

Nhà phân tích Jenni Byrne cho rằng: “Đôi khi vị đương kim Thủ tướng không đánh giá chính xác về việc cử tri đang mong muốn thay đổi. Và sau 6 năm Trudeau, tình cảm người Canada dành cho ông đã không còn như thuở ban đầu".

Chính vì vậy, Thủ tướng Canada đang đứng trước rất nhiều thách thức, đặc biệt đến từ đối thủ “nặng ký” là đảng Bảo thủ, do ông Erin O’Toole lãnh đạo.

Từng là luật sư với 9 năm kinh nghiệm ở Hạ viện, nhưng ông O’Toole là một cái tên khá xa lạ với hầu hết cử tri Canada. Chính trị gia 48 tuổi cũng không quá nổi tiếng ở đảng Bảo thủ, khi mới chỉ lãnh đạo đảng này được hơn một năm.

Tuy vậy, thời gian qua, ông O’Toole đã đạt được nhiều bước tiến bất ngờ, vươn lên thu hẹp đáng kể khoảng cách với đương kim Thủ tướng, khiến cuộc đua tưởng như dễ dàng lại càng quyết liệt.

Hiện tại, đảng Bảo thủ đang trở lại mức ủng hộ cao của cử tri như hồi năm 2019.

Bên 8 lạng, người nửa cân

Các nhà phân tích chính trị nhận định, tỷ lệ ủng hộ của đảng Bảo thủ có thể tăng lên khoảng 5-6%, đủ để chiếm số ghế trong Hạ viện và loại ông Trudeau khỏi chiếc ghế Thủ tướng.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc đảng Bảo thủ đạt được kết quả ủng hộ cao một phần là do đảng Tự do cũng như ông Trudeau đang ngày mất uy tín trong mắt cử tri.

Theo New York Times, thời gian qua, ông O’Toole đã định hình lại đường lối để mở rộng sức hấp dẫn của đảng, thu hút sự chú ý của nhiều cử tri hơn.

Ông đã đưa ra hàng loạt quan điểm về những vấn đề nhức nhối trong xã hội Canada như bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí nhà kính, vấn đề quyền lợi của giới đồng tính và chuyển giới, quyền sở hữu súng đạn...

Nếu như đối tượng cử tri mà Thủ tướng Canada nhắm đến là những người trẻ tuổi, thì lãnh đạo đảng Bảo thủ hướng đến lớp người lao động, những người lo lắng về tương lai của mình thời hậu đại dịch.

Tuy nhiên, ông O’Toole lại không có được sức hút về hình ảnh cũng như kinh nghiệm chính trị như ông Trudeau.

Do vậy, dù tỷ lệ ủng hộ cho ông Trudeau có giảm sút, nhưng đó có thể vẫn là chưa đủ để ông O’Toole có thể thực sự tạo ra sự khác biệt.

Quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào các cử tri.

Bầu cử Canada: Trận 'thư hùng' chính thức đầu tiên khai màn, Thủ tướng Trudeau thành mục tiêu 'tấn công'

Bầu cử Canada: Trận 'thư hùng' chính thức đầu tiên khai màn, Thủ tướng Trudeau thành mục tiêu 'tấn công'

Ngày 8/9, hàng triệu cử tri Canada đã theo dõi truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận bằng tiếng Pháp kéo dài 2 giờ giữa ...

Canada giải tán Quốc hội, kích hoạt cuộc bầu cử sớm gây tranh cãi

Canada giải tán Quốc hội, kích hoạt cuộc bầu cử sớm gây tranh cãi

Sáng 15/8 (giờ Canada, tối cùng ngày giờ Việt Nam), sau cuộc gặp với Thủ tướng Canada đồng thời là lãnh đạo đảng Tự do ...

(theo New York Times)

Đọc thêm

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

Bất chấp những thách thức toàn cầu như áp lực lạm phát và căng thẳng chính trị, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền bỉ.
Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Trước 200 khách mời, diễn viên Trường Giang nhiều lần khen bà xã Nhã Phương xinh đẹp.
Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa giảm...
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Thủ tướng Justin Trudeau: Không đời nào Canada trở thành một phần của Mỹ

Thủ tướng Justin Trudeau: Không đời nào Canada trở thành một phần của Mỹ

Thủ tướng Justin Trudeau bác bỏ gợi ý của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc sử dụng 'sức ép kinh tế' để biến Canada thành bang thứ 51 của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động