Bầu cử Pháp: Lựa chọn mạo hiểm hay miễn cưỡng chấp nhận

Sau chiến dịch tranh cử “chẳng giống ai”, nước Pháp giờ đây lại chuẩn bị đón nhận một vị Tổng thống “chẳng giống ai”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan Kỳ vọng Macron chiến thắng, chứng khoán châu Âu lập nhiều kỷ lục
bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan Bầu cử Pháp: Hai ứng cử viên tranh luận nảy lửa trên truyền hình

Cuộc chạy đua trở thành chủ nhân tương lai của điện Elysee giờ đây chỉ còn lại hai người. Nếu đắc cử, bà Marine Le Pen - một người theo quan điểm dân túy cực hữu sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Pháp và nhiều khả năng sẽ tái định hình trật tự thời hậu chiến của châu Âu. Đối thủ của bà là ông Emmanuel Macron - một nhân vật mới nổi thông minh, đang thuyết phục các cử tri Pháp đặt cược vào công cuộc xây dựng mô hình chính trị kiểu mới. 

Tất nhiên, kết quả vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 7/5 tới sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hàng triệu cử tri Pháp, những người phải đưa ra lựa chọn giữa sự lựa chọn “an toàn” Macron, hay ngả theo xu hướng “mạo hiểm” nơi bà Le Pen.

Một bên là người theo chủ nghĩa châu Âu với tư tưởng cấp tiến, một bên là người theo chủ nghĩa dân tộc phản đối người nhập cư. Liệu người dân xứ Gaul sẽ thích một cựu nhân viên ngân hàng chỉn chu hơn, hay họ mong muốn có một cựu luật sư với tầm hiểu biết rộng và biết cách nói chuyện với tầng lớp lao động nghèo khó?

bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan
Đây là thời điểm cử tri Pháp buộc phải đưa ra lựa chọn của mình: Emmanuel Macron hay Marine Le Pen? (Nguồn: AFP)

Dù người Pháp bầu cho ai đi chẳng nữa, họ cũng hiểu rằng lựa chọn của mình sẽ có ảnh hưởng ra ngoài đường biên giới mở của châu Âu, tới các thị trường tài chính toàn cầu, lan rộng qua chiến trường ở Syria và Ukraine và tới chính sách đối ngoại của Liên hợp quốc. 

Bà Le Pen thực sự có cơ hội? 

Ông Macron thực sự là đối thủ “đáng gờm”, đặc biệt sau khi ông thể hiện “nhuệ khí của tổng thống” trong cuộc tranh luận hôm 3/5 với bà Le Pen, tỏ ra áp đảo bà Le Pen và cho các cử tri thấy ông sẽ lãnh đạo một cách tài tình quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này và đứng lên đối phó với ông Donald Trump hay ông Vladimir Putin. Các hãng thăm dò ý kiến, các hãng cá độ và các thương gia tính toán rằng bà Le Pen sẽ phải có được “phép màu nhiệm” để vượt qua khoảng cách là 20% dựa theo kết quả thăm dò dư luận.

Tuy nhiên, sau khi người dân Anh lựa chọn Brexit (Anh rời khỏi EU) và người dân Mỹ bầu chọn Tổng thống Trump, không ai có thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra vào ngày 7/5 tới. Câu hỏi lớn ở đây là liệu có bao nhiêu người ghét bỏ ông Macron sẽ “nhắm mắt cho qua” và lựa chọn ông để ngăn chặn đảng Mặt trận Quốc gia (FN) của bà Le Pen lên cầm quyền.

Nhiều người cánh tả coi ông Macron là con rối của giới tài chính thượng lưu, trong khi nhiều người cánh hữu coi ông là phiên bản được “tân trang lại” của người “sếp cũ” của ông là Tổng thống đảng Xã hội Hollande, một người vốn không được lòng dân. Nếu có đủ số lượng các cử tri như vậy không tham gia bỏ phiếu, điều đó sẽ giúp bà Le Pen tiến vào Điện Elysee. 

Cuộc “so găng” nảy lửa 

Đỉnh điểm của chiến dịch tranh cử là cuộc tranh luận hôm 3/5, khi 15 triệu cử tri Pháp đã chăm chú theo dõi để xem liệu bà Le Pen có thể “hạ gục” ông Macron hay không? Tuy nhiên, bà đã không thành công. 

bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan
Hai ứng cử viên Marine Le Pen và Emmanuel Macron trong cuộc tranh luận tối ngày 3/5 tại Paris. (Nguồn: AFP)

Về vấn đề kinh tế và việc làm, ông Macron thừa nhận nước Pháp đã thất bại trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong 30 năm qua và nói rằng giải pháp của ông sẽ là trao thêm nhiều cơ hội cho các công ty nhỏ và vừa để họ tạo ra nhiều việc làm cũng như hoạt động một cách linh hoạt hơn.

Bà Le Pen ngay lập tức phản pháo lại khi hỏi rằng tại sao ông không làm những việc như vậy khi còn là Bộ trưởng Kinh tế. Bà Le Pen khẳng định bà sẽ bảo vệ tài sản quốc gia và việc làm cho người dân Pháp với việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. 

Về vấn đề khủng bố, bà Le Pen đã cáo buộc đối thủ của mình quá khoan dung với Hồi giáo chính thống. Nhà lãnh đạo đảng FN cho rằng, Hồi giáo chính thống cần phải được “loại trừ”, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa các đền thờ Hồi giáo có quan điểm cực đoan, trục xuất các nhà thuyết giáo về nội dung lòng căm hận và tranh thủ nguồn tài trợ từ các nước như Qatar và Saudi Arabia. 

Ông Macron thì cho rằng, các kế hoạch của bà có lợi cho các phần tử khủng bố và mong muốn của chúng về việc kích động “cuộc nội chiến”. Ông Macron cho biết, ông sẽ tăng cường các biện pháp an ninh, đồng thời phối hợp với các quốc gia khác. Theo ông, việc đóng cửa biên giới và trục xuất nói chung không phải là giải pháp.

Về EU và vấn đề tiền tệ, bà Le Pen cho biết, bà không chỉ muốn kiểm soát hoàn toàn biên giới và các thỏa thuận thương mại mà còn muốn “quay trở lại sử dụng đồng tiền của chúng ta”. Bà nói rằng các ngân hàng và các công ty lớn có thể lựa chọn chi trả bằng đồng Euro hay đồng nội tệ của Pháp, nhưng các cá nhân phải quay về sử dụng đồng nội tệ Pháp.

Ông Macron đã gọi đề xuất này là điều “vô lý”. Ông đặt câu hỏi: “Làm sao một công ty lớn một mặt vừa chi trả bằng đồng Euro và mặt khác lại trả lương cho người lao động bằng đồng tiền khác?”. 

Về vấn đề giáo dục, ông Macron cho biết ông sẽ tập trung vào việc nâng cao tiêu chuẩn trong các trường tiểu học và muốn thấy sự kết nối chặt chẽ hơn với giới doanh nghiệp.

Trong khi đó, bà Le Pen nói rằng bà mong muốn nâng cao các tiêu chuẩn của các trường đại học và trường dạy nghề và thúc đẩy chủ nghĩa thế tục trong các trường học. 

Theo hãng tin BBC, đây là cuộc tranh luận có tiếng vang xa ngoài biên giới nước Pháp, điều lý giải tại sao cuộc đối đầu nảy lửa này sẽ được ghi vào lịch sử. 

Thách thức của ông Macron 

bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan
Ông Macron đứng trước cơ hội trở thành chủ nhân điện Elysee. (Nguồn: AFP)

Mặc dù khả năng ông Macron thắng cử Tổng thống ngày một tăng, nhưng điều này sẽ không đến một cách dễ dàng. Để đối đầu với một đối thủ “nặng ký” như bà Le Pen, ông sẽ cần tới sức mạnh của tuổi trẻ và sự lạc quan để hàn gắn nước Pháp đang bị chia rẽ sâu sắc. Ông sẽ cần phải tập hợp đa số nghị sĩ trong Quốc hội từ các nhân vật cánh tả và cánh hữu trong cuộc bầu cử Quốc hội một tháng sau đó.

Không chỉ có thế, chắc chắn ông sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ về kế hoạch cải tổ luật lao động của Pháp và tạo ra các việc làm mang tính “mơ hồ”. Cuối cùng, Pháp sẽ vẫn trong tình trạng khẩn cấp khi phải đối phó với các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan và Liên minh châu Âu (EU) vẫn sẽ đối mặt với các vấn đề “ăn sâu bám rễ” khiến kích động Brexit và chủ nghĩa dân túy. 

Vòng 2 của cuộc bầu cử Tổng thống này sẽ bắt đầu ở các vùng lãnh thổ bên ngoài nước Pháp vào ngày 6/5 và sau đó là ở quốc gia này vào ngày 7/5. Dự đoán của các hãng thăm dò có thể sẽ được công bố ngay sau khi hòm phiếu cuối cùng đóng lại vào 20h00 ngày 7/5, ngay trước khi kết quả chính thức được đưa ra.

bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan

Bầu cử Pháp: Cử tri của ông Mélenchon không ủng hộ ông Macron

Theo kết quả điều tra của phong trào “Nước Pháp bất khuất”, 65% những người ủng hộ ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon sẽ ...

bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan

Bầu cử Pháp: Ứng cử viên Macron hướng tới nhóm cử tri nông dân

Ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron chỉ trích đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) và đối thủ Marine Le Pen trong khi ...

bau cu phap lua chon mao hiem hay mien cuong chap nhan

4 đặc tính của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp

Đây là những nhận định của nhà kinh tế trưởng Scott B. MacDonald (Viện nghiên cứu SRG) liên quan đến cuộc chạy đua vào Điện ...

(theo AP, BBC)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động