TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Trump “chạy nước rút” vận động trước cuộc bầu cử giữa kỳ | |
Nga vẫn đang can thiệp vào bầu cử giữa kỳ Mỹ? |
Trên thực tế, cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ đã nhiều lần là nơi thế trận đảo chiều, khi đảng tưởng chừng như yếu thế đã vùng dậy.
4 năm trước, đảng Dân chủ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã thất bại và phải nhường lại đa số cho đảng Cộng hòa ở cả Thượng viện, Hạ viện và ghế thống đốc các bang.
Tình thế bây giờ cũng khá giống như bối cảnh cuộc bầu cử giữa kỳ lần trước - những số liệu thống kê mới nhất cho thấy đảng Dân chủ đang dẫn trước đảng Cộng hòa và có khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc đua sắp tới. Nếu kịch bản này trở thành sự thực, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump và nội các sẽ gặp không ít khó khăn trong việc triển khai các chính sách gây tranh cãi, giống như người tiền nhiệm của ông đã từng phải vật lộn với cả Thượng viện và Hạ viện.
Bầu cử giữa kỳ Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút - Ảnh minh họa. (Nguồn: FT) |
Chiến thắng trong tầm tay
Tháng 11 được dự đoán là khoảng thời gian không yên bình cho nước Mỹ, với chuỗi đe dọa khủng bố bằng bom nhắm vào thành viên cấp cao của đảng Dân chủ cùng nhiều kênh truyền hình lớn, xả súng tại nhà thờ Do Thái và mới đây nhất là tuyên bố xem xét lại việc cấp quốc tịch cho con cái của người nhập cư sinh ra tại Mỹ của Tổng thống Trump đang gây sóng gió trong dư luận. Có bình luận cho rằng đây chỉ là chiến lược gây hỗn loạn của đảng Cộng hòa nhằm bảo toàn vị thế của mình trong cuộc bầu cử sắp tới, nhất là khi đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế.
Khảo sát 4.000 cử tri Mỹ của USC Dornsife và The Los Angeles Times cho thấy có tới 57% cử tri được hỏi ủng hộ đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới, so với 40% của đảng Cộng hòa. Tại Hạ viện, đảng Dân chủ cần giành được 23 – 24 ghế để chiếm đa số và trang thống kê dự báo số liệu FiveThirtyEight cho rằng điều này là hoàn toàn trong tầm tay, nhất là với sự xáo trộn nhân sự từ đảng Cộng hòa sau tuyên bố ra đi của Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.
Tại Thượng viện, cuộc đua sẽ gắt gao hơn, khi đảng Cộng hòa đang chiếm đa số với 51 ghế so với 49 ghế của đảng Dân Chủ – để đảo ngược tình thế này, đảng Dân chủ sẽ phải chiến thắng ở sáu bang chủ chốt (West Virginia, North Dakota, Missouri, Montana, Indiana và Florida) và đánh bật đảng Cộng hòa tại bốn bang truyền thống (Nevada, Arizona, Tennesse và Texas).
Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng khi trong những lần bầu cử mới đây, đảng Dân chủ luôn thất bại tại thời khắc quan trọng. Song, đây là cách duy nhất để họ có thể cản bước Tổng thống Trump tiếp tục đưa ra chính sách gây tranh cãi trong thời gian tới.
Không có nhiều thay đổi
Tuy nhiên, trong khi khả năng chiến thắng của đảng Dân chủ vẫn bất định thì sự ủng hộ dành cho Tổng thống Donald Trump đang cải thiện rõ rệt.
Kể từ ngày 10/9 đến ngày 15/10, tỷ lệ ủng hộ ông Trump đã dần tăng trở lại và đạt 44%, chỉ thua mức kỷ lục 45% sau thượng đỉnh Mỹ - Triều. Điều này phần nhiều đến từ diễn biến lạc quan về nền kinh tế Mỹ và việc ông Trump bổ nhiệm thành công ông Brett Kavanaugh làm Thẩm phán Tòa án Tối cao.
Quan trọng hơn, ông Trump đang dần trở thành đại diện cho tiếng nói của một bộ phận ngày càng lớn người dân Mỹ mong muốn thay thế giá trị truyền thống bằng chủ nghĩa dân túy và bảo hộ, mở rộng cạnh tranh nước lớn, tái khẳng định vị thế siêu cường của Mỹ. Do đó, nhiều khả năng một số chính sách lớn của ông Trump sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả khi đảng Dân chủ có chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
Cụ thể, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục căng thẳng và diễn biến khó lường. Một quan chức Trung Quốc nhận định: “Ngay cả khi đảng ông Trump có thất bại ở bầu cử giữa kỳ, xu thế mà ông đã khơi dậy ở Washington khó có thể bị dập tắt”. Trên mặt trận Ấn Độ - Thái Bình Dương, Quốc hội do đảng Dân chủ chiếm đa số sẽ thúc giục ông Trump giải thích và hiện thực hóa chiến lược xây dựng “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, dồn nguồn lực khôi phục tầm ảnh hưởng của Bộ Ngoại giao trong nội các.
Trong khi đó, Reuters cho rằng đảng Dân chủ sẽ giành chiến thắng tại Hạ viện, song thất bại ở Thượng viện. Điều này đồng nghĩa với việc đảng Dân chủ sẽ gây áp lực lên nội các nhằm theo đuổi chính sách cứng rắn hơn đối với Nga, Saudi Arabia và Triều Tiên, trong khi tiếp tục duy trì đường lối cũ tại những điểm nóng như Trung Quốc và Iran. Về Saudi Arabia, vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại sẽ tiếp tục chi phối quan hệ Riyadh – Washington; theo đó Hạ viện dưới thời đảng Dân chủ có thể bỏ phiếu chống lại các hợp đồng mua bán vũ khí với Saudi Arabia và dừng các hoạt động hỗ trợ quốc gia này trong cuộc chiến tại Yemen.
Đối với Nga, Hạ viện có thể sẽ tiếp tục và thúc đẩy cấm vận Moscow vì cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ, xung đột với Ukraine và tham gia vào chiến trường Syria. Quan trọng hơn, họ có thể gây áp lực buộc Tổng thống Trump công bố thông tin về cuộc hội đàm kín với Tổng thống Putin vào mùa hè vừa qua cũng như vào tháng tới. Tương tự, đảng Dân chủ muốn biết nhiều hơn về thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua cũng như sắp tới.
Do đó, có thể thấy chiến thắng của đảng Dân chủ hay Cộng hòa trong bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 sắp tới có thể mang tới thay đổi trong chính quyền Mỹ, song là không nhiều, đặc biệt là về mặt chính sách. Ngay cả khi viễn cảnh xấu nhất xảy ra thì Tổng thống Donald Trump vẫn sẽ tiếp tục đứng vững, ít nhất là trong vòng 2 năm tới.
Bầu cử Quốc hội Mỹ: Số cử tri đi bầu quyết định đảng giành chiến thắng Ngày 15/10, kết quả thăm dò cuộc tranh cử vào Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ cho thấy, đảng Dân chủ đang giữ vị trí ... |
Tổng thống Trump: Khả năng Đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận khả năng đảng Cộng hòa có thể mất đa số ghế tại Hạ viện trong cuộc ... |
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ lo “mất ghế” Chỉ 6 tuần trước bầu cử, các dự đoán cho thấy phe Cộng hòa sẽ giành đa số tại Hạ viện và thắng lớn tại ... |