Bên trong trại tị nạn lớn nhất thế giới

Cuộc nội chiến tại Nam Sudan đã đẩy hơn 250.000 người vào một trại tị nạn có quy mô như một thành phố nhỏ ở Uganda.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ben trong trai ti nan lon nhat the gioi Kiếm bộn tiền từ trại tỵ nạn
ben trong trai ti nan lon nhat the gioi Đức và Australia thảo luận vấn đề người tị nạn trên đảo Manus

Cuộc nội chiến tại Nam Sudan bùng phát khi Tổng thống nước này Salva Kirr sa thải cấp phó của mình năm 2013, buộc tội ông này khởi xướng một cuộc đảo chính, chỉ 2 năm sau khi Nam Sudan độc lập từ Sudan. Cuộc xung đột vừa mang màu sắc bạo lực chính trị, vừa mang tính mâu thuẫn sắc tộc, làm gia tăng lạm phát và khiến đất nước chìm trong nạn đói, tạo ra cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất châu Phi kể từ nạn diệt chủng ở Rwanda năm 1994.

Sau 5 năm, khoảng 300.000 người đã thiệt mạng và 3,5 triệu dân Nam Sudan trở thành người tị nạn, hơn một nửa trong số đó đã tìm tới các quốc gia lân cận nhằm đảm bảo an toàn. Họ đã đi về phía nam để tới bắc Uganda, đến với Bidi Bidi, trại tị nạn lớn nhất thế giới, là nơi ở của hơn 250.000 người.

Vùng đất mơ ước

Có thể khẳng định Uganda là quốc gia chào đón người tị nạn nhất thế giới. Ban ngày, ở Bidi Bidi, đa số người lớn làm nông trên những thửa ruộng mà chính phủ và cộng đồng cung cấp miễn phí, số khác làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay sở hữu những cửa hàng nhỏ…  Dần dần, những khu rừng với đầy rẫy rắn độc và bọ cạp biến thành một thành phố nhỏ. Trẻ em được đến trường để chuẩn bị cho một tương lai mà các em hy vọng sẽ tốt hơn rất nhiều so với cuộc sống hiện tại.

ben trong trai ti nan lon nhat the gioi
Những người tị nạn ở Bidi Bidi (nguồn: The Guardian).

Năm 2016, khi mà cuộc chiến đang ở mức cao điểm, Bidi Bidi mỗi ngày nhận hàng nghìn lượt người tị nạn. Còn bây giờ thì thỉnh thoảng mới có vài ba người tới tìm nơi an toàn. Khu tị nạn này giờ đã phát triển tương đương kích thước của thành phố Birmingham (Anh), với diện tích khoảng 260 km2.

Con đường quanh co và những ngôi làng trải dài đến chân trời và bạn có thể mất cả ngày để tìm một địa điểm cụ thể. Các mảng màu xanh lá cây tươi tốt bao quanh hầu hết các ngôi nhà. Nhờ sáng kiến sử dụng bạt từ Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) để lợp mái nhà, làm thảm hay che chắn nhà cửa mà người ta mới khẳng định chắc chắn rằng đây là khu định cư của người tị nạn chứ không phải một ngôi làng thông thường.

Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc ánh lửa từ các căn bếp tại Bidi Bidi cũng lụi dần. Betty Dawa đang chuẩn bị bữa tối cho hai đứa con và người chồng Julius Wani, hiện đang là tình nguyện viên của Fahard, một NGO làm việc với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Họ cùng nhau cất lên tiếng hát về quá khứ và Chúa trời và nhảy vòng quanh tạo thành một vòng tròn. Anh Wani chia sẻ: “Chúng tôi không có nhiều, nhưng lại có rất nhiều. Chúng tôi có tình yêu và văn hóa của mình”.

Nhưng vẫn đầy mặt trái

Super Talent, một nhóm nhạc gồm ba chàng trai trẻ người Nam Sudan, luôn mong muốn sử dụng tài năng âm nhạc của mình để thể hiện với công chúng, và hơn hết là thoát khỏi cuộc sống tị nạn và kiếm được nhiều tiền. “Chúng tôi muốn một hòa bình. Hòa bình tại Nam Sudan.” là lời bài hát Fabulous của Super Talent. Họ đã tham dự và dừng bước tại vòng bán kết cuộc thi “Bidi Bidi’s Got Talent”.

Trong khi đó, những cô gái trẻ ở Bidi Bidi dù vẫn được học hành, nhảy múa, hát ca như ba chàng trai của Super Talent, nhưng một khi tốt nghiệp, họ sẽ có ít lựa chọn hơn: Cưới chồng, đẻ con và dành cả cuộc đời để xây dựng gia đình.

Thật khó có thể đặt ra câu hỏi cho nền văn hóa này, theo Christine Onzia Wani, một cựu nhà báo người Nam Sudan trước khi cuộc chiến nổ ra. Onzia chia sẻ rằng cô cảm thấy thật kỳ lạ khi trước đây cô đã từng viết rất nhiều về người tị nạn và bây giờ cô chính là nhân vật trong những bài báo của mình.

Theo Onzia, phụ nữ ở Bidi Bidi phải chịu nhiều sự kỳ thị của xã hội. Những phụ nữ không vâng lời đàn ông mà đi theo trào lưu của xã hội đều phải chịu những hình phạt nặng nề. Những chủ đề như giới tính, hãm hiếp hay thậm chí kinh nguyệt - một cơ chế sinh học bình thường ở phụ nữ - cũng đều cấm kỵ.

Chỉ khi họ tập trung tại Baraka, một trung tâm tư vấn và là câu lạc bộ mà phụ nữ và các bé gái có thể chia sẻ những câu chuyện bị xã hội nghiêm cấm và khuyến khích lẫn nhau, đưa những suy nghĩ về quá khứ đen tối và khổ đau vào những sản phẩm thủ công như túi đeo, thảm, những bức tranh vẽ hoa và những thông điệp tích cực viết trên tường.

Herbert Wani, chồng của Onzia, nghĩ rằng phụ nữ ở Bidi Bidi cần thêm nhiều trung tâm như Baraka hơn. Phụ nữ từ lâu luôn là những người phải chịu khổ đau nhiều nhất trong những cuộc xung đột. Là một luật sư và nhà nghiên cứu nông lâm nghiệp tự xưng, anh tự mình trồng cây để cố gắng phần nào đó bù đắp lại cho thiên nhiên đã bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của Bidi Bidi đồng thời giúp ích cho cộng đồng. “Cây là sự sống,” Wani nói. “Cây là thức ăn. Cây là thuốc. Cây là xung đột. Cây là hòa bình”.

Không giống như Super Talent, những người mơ ước một ngày nào đó sẽ được biểu diễn trên sân khấu lớn ở Kampala, thủ đô của Uganda, Wani và Onzia đều nói họ yêu cuộc sống của mình tại Bidi Bidi và họ hài lòng với việc sẽ phải ở lại trại tị nạn này cho đến khi chiến tranh kết thúc rồi mới có thể trở về Nam Sudan. “Chúng tôi chỉ muốn về nhà. Không phải đi tới châu Âu. Cũng không phải đến Mỹ. Tại sao chúng tôi phải đến những quốc gia phát triển để làm những công việc như rửa bát đĩa bẩn khi ở đây và quê nhà chúng tôi có quá nhiều đất canh tác? ”Onzia nói. “Một ngày nào đó chúng tôi sẽ được về nhà”.

ben trong trai ti nan lon nhat the gioi Đức và Australia thảo luận vấn đề người tị nạn trên đảo Manus

Ngày 4/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã thông báo tình hình hiện nay tại trại tị nạn trên đảo Manus với Thủ tướng Australia ...

ben trong trai ti nan lon nhat the gioi Nigeria: Dịch tả hoành hoành, 35 người thiệt mạng

Ngày 10/9, cơ quan y tế bang Borno ở Đông Bắc Nigeria công bố báo cáo cho biết, dịch tả đang hoành hành ở khu ...

ben trong trai ti nan lon nhat the gioi Cháy lớn tại một trại tị nạn ở Pháp

Một ngọn lửa lớn đã thiêu rụi ít nhất nửa trại tị nạn Grande-Synthe bên ngoài thành phố Dunkirk, miền Bắc nước Pháp, tối 10/4.

Bạch Diệp (theo The Guardian)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động