TIN LIÊN QUAN | |
Nhật Bản: Việc bãi nhiệm ông Tillerson không ảnh hưởng đến chính sách với Triều Tiên | |
Chứng khoán châu Á "đỏ sàn" sau khi Ngoại trưởng Mỹ bị cách chức |
Ngày 13/3, những cụm từ như “đột ngột”, “bất ngờ” được nhắc đến liên tục khi quyết định chính thức về sa thải ông Tillerson được công bố. Ngay chính bản thân cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng ngơ ngác không hiểu lý do vì sao phải rời khỏi Nhà Trắng ngay khi ông vừa hoàn tất chuyến công du Châu Phi.
Tuy nhiên, thực tế sự ra đi của ông Tillerson là kết quả tất yếu của mối quan hệ rạn nứt giữa ông và Tổng thống Trump trong nhiều tháng qua. Phát biểu với báo chí ngày 13/3, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông đã quyết định sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson từ ngày 9/3, do giữa hai bên có các bất đồng về chiến lược của Mỹ trong các lĩnh vực như chính sách đối ngoại, cụ thể là thỏa thuận hạt nhân Iran, cách tiếp cận vấn đề Triều Tiên và giọng điệu ngoại giao của Mỹ.
Cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson. (Nguồn: Reuters) |
Mới đây nhất, hôm 12/3, ông Tillerson lại đi ngược lại đường lối của Nhà Trắng khi ủng hộ chính phủ Anh và quy trách nhiệm vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergey Skirpal cho Điện Kremlin. Trước đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng bất đồng quan điểm với ông Trump về vấn đề Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump nói rằng ông Tillerson “đang lãng phí thời gian của mình” khi cố gắng đàm phán với Bình Nhưỡng nhằm chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Căng thẳng giữa hai người được cho là đạt đỉnh điểm sau khi ông Tillerson gọi ông Trump là “gã ngốc” .
Thêm vào đó, ông Tillerson cũng không nhận được sự tín nhiệm của các nhân viên kỳ cựu của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tổng thống Trump, tuy ban đầu rất thích người đàn ông Texas, đã nhanh chóng thấy bực bội vì ông Tillerson thường nói khác giọng Nhà Trắng về chính sách ngoại giao. Tháng 11 năm ngoái nhiều quan chức trong chính quyền Trump đã tiết lộ rằng Nhà Trắng đã chuẩn bị sẵn sàng phương án thay thế ông Tillerson.
Trong khi đó, người kế nhiệm vị trí của ông Tillerson luôn được cho là “hợp gu” với ông chủ Nhà Trắng. Tổng thống Trump đã không ngại dành những lời ưu ái cho cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa là “tràn đầy năng lượng” hay “trí tuệ to lớn”, đồng thời khẳng định hai người “có cùng cách suy nghĩ”.
Quyết định của Tổng thống Mỹ được công bố chỉ chưa đầy một ngày sau khi Ngoại trưởng Tillerson một lần nữa khẳng định điều kiện hiện tại là chưa đủ chín muồi để Washingtion đối thoại với Bình Nhưỡng. Có thể thấy, ông Donald Trump đang thực hiện nước đi mạnh dạn nhằm cải tổ nội các trước thềm cuộc đàm phán thượng đỉnh Mỹ - Triều chuẩn bị diễn ra.
Nhiều nhận định cho rằng ông Trump đang sử dụng quyền lực Tổng thống để đưa ra các quyết định bản năng, thay vì lắng nghe lời khuyên từ những người cộng sự từng được ông tin cậy. Sự ra đi của Ngoại trưởng Tillerson cho thấy Tổng thống Mỹ đang mất kiên nhẫn với nhóm cố vấn “đời đầu”, những người bị ông chỉ trích là chậm thích nghi với các chính sách thay đổi liên tục của Nhà Trắng. Bản thân ông Trump sau khi tuyên bố sa thải ông Tillerson cũng bày tỏ mong muốn thành lập được nhóm làm việc lý tưởng sau hơn một năm “đầy thất vọng” với những nhân sự như Mike Flynn, Gary Cohn hay chính ông Tillerson.
Tổng thống Mỹ: Có nhiều bất đồng quan điểm với Ngoại trưởng Tillerson Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông và Ngoại trưởng vừa bị cách chức Rex Tillerson tồn tại bất đồng trong nhiều vấn đề. |
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bị cách chức Ngày 13/3, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Steve Goldstein đã bị cách chức sau khi có những phát biểu trái với thông tin của Nhà ... |
Ông Trump sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson Ngày 13/3, trên mạng Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã sa thải Ngoại trưởng đương nhiệm Rex Tillerson, thay bằng Giám đốc CIA ... |