Biển Đông dậy sóng không phải chỉ vì Covid-19

Hà Linh
TGVN. Giáo sư khoa học chính trị, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), ông M.Taylor Fravel nhận xét về động thái mới của Trung Quốc trên Biển Đông, giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bien dong day song khong phai chi vi covid 19
Khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: VNA).

Theo nhận định của giáo sư M.Taylor Fravel, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ, không phải đại dịch Covid-19 đang tạo ra cơ hội mới cho Trung Quốc gia tăng hoạt động gần đây tại Biển Đông mà thực chất nước này chỉ tiếp tục thực hiện chiến lược lâu nay của mình. Giáo sư nêu ra bốn lý do chính.

Thứ nhất, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi. Trước khi đại dịch bùng phát, những động thái của Trung Quốc là nhằm tìm cách khẳng định các quyền lịch sử sai trái của nước này tại Biển Đông. Sau khi bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài PCA, Bắc Kinh càng quyết tâm hơn bằng cách đưa ra một tuyên bố hiếm thấy để công khai khẳng định rằng Trung Quốc có các quyền lịch sử ở Biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa định nghĩa thế nào là nội hàm của những quyền này, song theo một nhà phân tích đáng tin cậy của Trung Quốc, có thể chúng bao gồm quyền đánh bắt cá, quyền đi lại hàng hải và các quyền được ưu tiên khai thác tài nguyên. Để khẳng định cái gọi là quyền lịch sử này, trong những năm qua, Trung Quốc sử dụng ba căn cứ tác chiến tiền phương lớn mà nước này đã tạo ra trên các bãi đá ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa [của Việt Nam] thông qua hoạt động cải tạo quy mô lớn trong năm 2014-2015, nhằm tăng cường hiện diện tại khu vực này.

Thứ hai, những tranh cãi gần đây nhất đã có từ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tháng 12/2019, Bắc Kinh và Jakarta đã trực tiếp đối đầu nhau khi một đội tàu cá của Trung Quốc hoạt động gần đảo Natuna của Indonesia ở khu vực cực Tây Nam của Biển Đông. Tình thế đối đầu này kéo dài tới cuối tháng 1/2020, với việc các tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống các tàu cá của nước này và các lực lượng vũ trang của Indonesia cũng thể hiện quyết tâm bảo vệ khu vực của mình. Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Indonesia chỉ là ví dụ mới đây nhất cho thấy cạnh tranh kéo dài liên quan tới việc đánh bắt cá ở vùng biển này, vốn bắt đầu gia tăng từ năm 2016. Trung Quốc coi khu vực đó là ngư trường truyền thống của nước này, trong khi Indonesia coi vùng biển này nằm trong EEZ của mình.

Thứ ba, đợt đánh bắt cá mùa Xuân thường châm ngòi những căng thẳng mới. Ngày 2/4, một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động gần đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa thì bị đâm chìm sau khi đụng độ với một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Quần đảo Hoàng Sa - vốn đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1974. Những diễn biến như vậy thường xảy ra ở khu vực xung quanh quần đảo này, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm của mùa đánh bắt cá mỗi khi vào Xuân. Tháng 3/2019, một tàu cá khác của Việt Nam đã bị đâm chìm vì đụng độ với một tàu chấp pháp của Trung Quốc gần Đá Lồi. Vụ đụng độ mới nhất hồi tháng trước phản ánh những biến động có tính chu kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực này, và quyết tâm đáp trả của Bắc Kinh.

Thứ tư, Trung Quốc cũng can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác. Cũng trong tháng 4, tàu Hải dương Địa chất 8 - một tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc - bắt đầu hoạt động trong EEZ của Malaysia với sự bảo vệ của các tàu hải cảnh. Đây không phải là nỗ lực mới của Bắc Kinh có liên quan đến nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông. Năm 2017 và 2018, Trung Quốc từng gây sức ép liên quan đến các hoạt động khai thác gần Bãi Tư Chính. Năm 2019, Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh đi xung quanh và quấy rối các hoạt động khoan thăm dò trong EEZ của Việt Nam và Malaysia. Trên thực tế, chính tàu Hải dương Địa chất 8 này đã từng xâm phạm khi có hoạt động bên trong vùng EEZ của Việt Nam từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 10/2019.

Theo giáo sư M.Taylor Fravel, Trung Quốc có thể coi việc gia tăng tranh chấp chủ quyền của họ quan trọng hơn việc tạm dừng lại một thời gian để tập trung vào đối phó với đại dịch Covid-19 hay cải thiện quan hệ với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, vì cân nhắc sự tương quan giữa bất ổn định ở trong nước với các thách thức ở bên ngoài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không chấp nhận tạm dừng hành động trên Biển Đông, với lo ngại đây sẽ là tín hiệu về sự yếu đuối hay thay đổi chiến lược của Bắc Kinh trong hồ sơ tranh chấp tại Biển Đông.

Việt Nam đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1/5-16/8 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước.

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

bien dong day song khong phai chi vi covid 19 Indonesia kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông

TGVN. Ngày 6/5, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, Chính phủ Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình hiện tại ở Biển Biển Đông, ...

bien dong day song khong phai chi vi covid 19 Bản đồ châu Âu thừa nhận chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông từ thế kỷ XVI

TGVN. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau như hình một mũi dao trên Biển Đông và ...

bien dong day song khong phai chi vi covid 19 Giáo sư Vuving: 'Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông'

TGVN. Theo Giáo sư Alexander Vuving, Trung Quốc đang lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch Covid-19 để có những hành vi khiêu khích ...

(Theo CTV từ Mỹ)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động