TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Mỹ: Những 'lá bài' nào giúp ông Joe Biden chính thức giành được đề cử của đảng Dân chủ? | |
Biểu tình ở Mỹ : Bệnh cũ tái phát |
Biểu tình với khẩu hiệu "I can't breathe" đã nổ ra ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới nhằm phản đối sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc với người nhập cư. (Nguồn: Reuters) |
Tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới trong hai tuần vừa qua đã có nhiều cuộc biểu tình "I can't breathe" (Tôi không thở được) nhằm phản đối sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc đối với người nhập cư ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ sau cái chết của công dân da màu Mỹ gốc Phi George Floyd do bị viên cảnh sát Derek Chauvin dùng đầu gối ghì cổ xuống đất. Làn sóng biểu tình ngày một lan rộng ra nhiều nước bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở khắp các châu lục.
Một điều ngẫu nhiên là họ của viên cảnh sát này trùng hợp với tên họ của một nhân vật lịch sử khác là Nicolas Chauvin - một cận vệ cuồng tín và hết mực phụng sự Napoléon. Tên của Chauvin sau đó được lấy để đặt cho khái niệm “Chauvinism - Chủ nghĩa Sô vanh”, một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, bài ngoại, tự cho lợi ích của dân tộc mình là trên hết.
Mở rộng ra bối cảnh quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nhiều người lo ngại rằng dường như dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy trong chiến lược, sách lược phát triển của lãnh đạo các quốc gia trung, siêu cường.
Về kinh tế, việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 (hay còn gọi là Brexit) là một ví dụ điển hình nhất của chủ nghĩa dân tộc. Đối lập với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, Vương quốc Anh cho rằng Brexit là giải pháp tốt nhất giúp họ bảo vệ lợi ích dân tộc trước những biến động của thị trường kinh tế tự do.
Nước Mỹ, ngay sau khi ông Donald Trump trúng cử, đã triển khai nhiều chính sách để hiện thực hóa khẩu hiệu “Make America Great Again” (Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại) của vị tổng thống này. Việc đòi hỏi Hàn Quốc và các đồng minh trả tiền cho việc đem quân đồn trú ở các nước hay việc rút lui khỏi nhiều hiệp định thương mại tự do và các tổ chức thương mại đa phương khác nhằm bảo hộ nền kinh tế nội địa… là hai trong nhiều ví dụ của chủ nghĩa dân tộc mà Hoa Kỳ đang thực hiện.
Tin liên quan |
Dịch Covid-19: 'Chút ánh sáng' giữa bão biểu tình và dịch bệnh ở Mỹ |
Về quốc phòng và an ninh, chủ nghĩa dân tộc đang được đề cao ở một số quốc gia. Việc Trung Quốc dã tâm theo đuổi cái gọi là “Đường lưỡi bò 9 đoạn” phi lý nhằm độc chiếm Biển Đông đang gây bất ổn trong khu vực Đông Nam Á.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đang theo đuổi “lợi ích cốt lõi” của dân tộc họ bất chấp luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước trên hệ thống lưu thông hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Gần đây nhất, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố mở rộng chủ quyền tới các khu vực thuộc khu Bờ Tây và kế hoạch sáp nhập phần lãnh thổ mà người Palestine coi là của họ. Hàng nghìn người Israel yêu hòa bình đã tổ chức biểu tình tại quảng trường Rabin ở thành phố Tel Aviv trong ngày 6/6 để phản đối kế hoạch của Chính phủ họ với khẩu hiệu "Nói không với sáp nhập và chiếm đóng, nói có với hòa bình và dân chủ".
Nửa đầu thế kỷ XX, phong trào Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế làm trụ cột cho phong trào giải phóng dân tộc đã giành nhiều kết quả to lớn. Ba thập kỷ sau Thế chiến II, phong trào giải phóng dân tộc dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN đã giành được thắng lợi hầu hết các nước trên khắp thế giới. Đây là minh chứng sống động của phong trào liên kết giữa các nước thuộc địa.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, nhiều thành tựu trong liên kết kinh tế thế giới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã được xác định và có ảnh hưởng lớn đến chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quân sự và quốc phòng của các nước. Điều này đã tạo động lực cho các nước hợp tác toàn diện vì lợi ích chung trong xu thế toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, một làn sóng về chủ nghĩa dân tộc, đi ngược lại lợi ích chung của các quốc gia đang nhen nhóm trong tư tưởng của lãnh đạo các nước, nhất là các nước lớn. Vì lợi ích, có thể họ sẵn sàng chà đạp công lý, lẽ phải và gây tổn thương cho các dân tộc khác.
Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa được coi là một trong những nguyên nhân chính khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo giữa các quốc gia; gia tăng xung đột và sản sinh ra các nhóm vũ trang cực đoan chống lại các chính sách có lợi cho nước lớn.
Trong xã hội hiện đại, văn minh, đại đồng, chủ nghĩa dân tộc cần phải bị lên án và loại bỏ khỏi não bộ của lãnh đạo các quốc gia. Có như vậy thì các quốc gia mới có thể chung tay xây dựng nên một thế giới hòa bình, thịnh vượng, yêu thương và sẻ chia.
| Vụ George Floyd: WHO ủng hộ biểu tình, Tổng thống Trump 'kinh hoàng' vì phong trào đòi giải thể cảnh sát TGVM. Ngày 8/6, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố, WHO ủng hộ phong trào toàn cầu ... |
| Nhiều thành phố châu Âu biểu tình chống phân biệt chủng tộc TGVN. Những người tham gia biểu tình tại Đức và Anh đã bày tỏ sự bất bình trước nạn lạm dụng vũ lực của cảnh ... |
| Cập nhật 19h ngày 18/5: LHQ nói thế giới đang trả giá đắt, ca nhiễm mới Covid-19 ở Nga đã dừng, 'chủ nghĩa dân tộc vaccine' hiện hữu TGVN. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 18/5 cho biết hành tinh đang phải trả giá đắt cho các nước phớt ... |